Danh mục bài soạn

KHOA HỌC XÃ HỘI 8 - TẬP 1

Soạn bài 1: Biển đảo Việt Nam
Soạn bài 2: Các cuộc cách mạng tư sản Âu – Mĩ thế kỉ XVII – XVIII
Soạn bài 3: Cách mạng công nghiệp
Soạn bài 4: Các nước tư bản chủ nghĩa chủ yếu thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX
Soạn bài 5: Các nước châu Á trước nguy cơ xâm lược từ các nước tư bản phương Tây
Soạn bài 6: Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918)
Soạn bài 7: Các nước tư bản chủ nghĩa giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 – 1939)
Soạn bài 8: Phong trào độc lập dân tộc ở châu Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 – 1939)

Soạn bài 9: Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917. Nước Nga – Liên Xô từ năm 1917 đến năm 1941
Soạn bài 10: Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945)
Soạn bài 11: Sự phát triển của khoa học – kĩ thuật và văn hóa thế giới (thế kỉ XVIII – nửa đầu thế kỉ XX)
Soạn bài 12: Tự nhiên châu Á
Soạn bài 13: Đặc điểm dân cư, xã hội châu Á
Soạn bài 14: Kinh tế châu Á
Soạn bài 15: Khu vực Tây Nam Á và Nam Á

KHOA HỌC XÃ HỘI 8 - TẬP 2

 

Đọc thông tin, hãy: Nêu nhận xét về tình hình Nhật Bản trong những năm 1918 – 1929.

III. Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 – 1939)

1. Tìm hiểu về tình hình Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ nhất

Đọc thông tin, hãy:

  • Nêu nhận xét về tình hình Nhật Bản trong những năm 1918 – 1929.  
  • So sánh tình hình Nhật Bản với nước Mỹ trong cùng giai đoạn.

Cách làm cho bạn:

Tình hình Nhật Bản trong những năm 1918 – 1929:

Nhật Bản thu được nhiều lợi nhuận, không mất mát gì sau Chiến tranh thế giới thứ nhất và nhanh chóng trở thành cường quốc duy nhất ở châu Á.

Tuy nhiên, nền kinh tế Nhật Bản tăng trưởng không đều, không ổn định, mất cân đối giữa nông nghiệp và công nghiệp:

  • Công nghiệp: Trong vòng 5 năm (1914 - 1919), sản lượng công nghiệp của Nhật Bản tăng gấp 5 lần. Nhiều công ti mới xuất hiện, mở rộng sản xuất và xuất khẩu hàng hóa ra các thị trường châu Á.
  • Nông nghiệp: không có gì thay đổi, những tàn dư phong kiến vẫn còn tồn tại nặng nề ở nông thôn. Giá thực phẩm, nhất là giá gạo tăng cao làm cho đời sống nhân dân vô cùng khó khăn.
  • Năm 1927, Nhật Bản lại lâm vào một cuộc khủng hoảng tài chính làm cho 30 ngân hàng phải đóng cửa.

Như vậy, thời kì 1918 - 1929 chỉ là thời kì phục hồi ngắn ngủi của nền kinh tế Nhật Bản.

So sánh tình hình Nhật Bản với nước Mỹ trong cùng giai đoạn:

  Nhật
Kinh tế - Điều kiện:
+ Không bị chiến tranh tàn phá.
+ Thu lợi nhuận sản xuất vũ khí.
+ Lợi dụng châu Âu có chiến tranh để sản xuất hàng hóa, xuất khẩu.
- Biểu hiện: Năm 1914 - 1919
+ Sản lượng công nghiệp tăng 5 lần.
+ Tổng giá trị xuất nhập khẩu tăng 4 lần.
+ Dự trữ vàng và ngoại tệ tăng 6 lần.
- Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, Mĩ có nhiều lợi thế: 
+ Mĩ trở thành chủ nợ của Châu Âu (Anh, Pháp nợ 10 tỉ USD).
+ Thu lợi nhuận lớn nhờ buôn bán vũ khí và hàng hoá.
+ Mĩ chú trọng ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
- Năm 1923 - 1929, sản lượng công nghiệp tăng 69%, năm 1929 chiếm 48% sản lượng công nghiệp thế giới.
- Đứng đầu thế giới về sản xuất ôtô thép, dầu hoả.
- Năm 1929, nắm trong tay 60% dự trữ vàng của thế giới, trở thành chủ nợ của thế giới
Chính trị – xã hội

- Khó khăn: Thiếu nguyên liệu, thị trường tiêu thụ, mất cân đối giữa công nghiệp và nông nghiệp...

- Phong trào đấu tranh của công nhân, nông dân bùng nổ mạnh.
+ “Bạo động lúa gạo” – mang tính chất quần chúng.
+ Tháng 7/1922, Đảng Cộng sản được thành lập.

- Nắm chính quyền là tổng thống Đảng cộng hoà.
- Thực hiện chính sách ngăn chặn công nhân đấu tranh, đàn áp những tư tưởng tiến bộ.
Nhà ở của người lao động Mỹ những năm 20 thế kỷ XX.

Xem các câu khác trong bài

Các bài soạn khác

Giải các môn học khác

Bình luận