Danh mục bài soạn

Array

Để nghiên cứu về khả năng xâm nhiễm của một tác nhân gây bệnh đối với cơ thể sinh vật, một nhà khoa học đã tiến hành tiêm tác nhân gây bệnh X vào một loài thực vật A và một loài động vật B. Sau đó, ông quan sát trong nhiều giờ.

Câu 3. Để nghiên cứu về khả năng xâm nhiễm của một tác nhân gây bệnh đối với cơ thể sinh vật, một nhà khoa học đã tiến hành tiêm tác nhân gây bệnh X vào một loài thực vật A và một loài động vật B. Sau đó, ông quan sát trong nhiều giờ. Tỉ lệ phần trăm tế bào bị xâm lấn bởi tác nhân X được thống kê trong bảng bên dưới:

Thời gian

Loài A

Loài B

3 giờ

6,3 %

4,1 %

6 giờ

23,5 %

14,6 %

9 giờ

57,8 %

35,7 %

Khi đọc kết quả trên, em có nhận xét gì về khả năng xâm lấn của tác nhân X đối với loài A và loài B? Nguyên nhân nào dẫn đến kết quả trên?

Cách làm cho bạn:

      Khả năng xâm lấn của tác nhân X đối với cơ thể thực vật nhanh hơn so với cơ thể động vật. Nguyên nhân là do nối giữa các tế bào thực vật là cầu sinh chất có chức năng vận chuyển các chất giữa các tế bào. Khi tác nhân X xâm nhập vào tế bào thực vật, chúng có thể nhanh chóng truyền từ tế bào này sang tế bào khác qua cầu sinh chất. Tế bào động vật không có cầu sinh chất nên sự xâm lấn diễn ra chậm hơn.

Xem các câu khác trong bài

Các bài soạn khác

Giải các môn học khác

Bình luận