Danh mục bài soạn

BÀI 18

BÀI 19

BÀI 20

BÀI 21

BÀI 22

BÀI 25

BÀI 26

BÀI 27

BÀI 28

Đề 2 bài tập làm văn số 6 văn 7 trang 88 sgk: Nhiễu điều...

Đề 2: Trang 88 sgk ngữ văn 7 tập 2

“Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước phải thương nhau cùng”

Người xưa muốn nhắn nhủ điều gì trong câu ca dao ấy? (Bài viết tập làm văn số 6 ngữ văn lớp 7 trang 88 sgk)

Cách làm cho bạn:

Kho tàng ca dao tục ngữ của dân tộc ta vô cùng đa dạng và phong phú. Đó đều là những điều cha ông ta đã đúc kết thành chân lí để răn dạy con cháu sống sao cho phải đạo, cho góp phần khiến xã hội này trở nên văn minh hơn. Và trong kho tàng ca dao tục ngữ đó thật khó lòng bỏ qua câu nói về tình yêu thương sự đùm bọc tương thân tương ái giữa người với người mà biết bao nhiêu thế hệ đã thuộc nằm lòng từ thuở còn trong nôi.

“Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước phải thương nhau cùng”.

Trước hết phải khẳng định một điều đây là một câu ca dao với ý nghĩa vô cùng sâu sắc. Nó là lời nhắc nhở nhẹ nhàng con cháu về đạo đức dân tộc. “Nhiễu” ở đây là một tấm vải màu đỏ, mỏng và mềm mại dùng để phủ lên giá gương. Mục đích chính của nó là để che chở cho tấm gương không bị nhiễm bụi của thời gian. Hiểu một cách sâu xa thì ông cha ta đang muốn gửi gắm đến con cháu về tình yêu thương, sự đùm bọc nhau giữa người với người trong một dân tộc.

Thật vậy lịch sử dân tộc ta là những trang sử hào hùng của những cuộc đấu tranh giữ nước và dựng nước. Trang lịch sử hào hùng đó được viết nên bằng máu và nước mắt của biết bao thế hệ cha anh. Từ thưở bà Trưng, bà Triệu, đến Ngô Quyền đánh giặc trên sông Bạch Đằng, Lí Thường Kiệt diệt quân Tống trên sông Như Nguyệt, đến Trần Hưng Đạo ba lần đánh tan quân Nguyên Mông xâm lược và tiêu biểu nhất là hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Dân tộc Việt Nam đã khiến cả thế giới phải nghiêng mình kính nể. Chúng ta không phải là một đất nước giàu mạnh về kinh tế hay khoa học kĩ thuật vậy mà chúng ta đã làm nên một dấu ấn chói lòa. Vậy điều gì đã làm nên sức mạnh lớn lao đó? Xin thưa đó chính là truyền thống tương thân tương ái, đùm bọc và che chở lẫn nhau. Nếu không có miền Bắc chi viện thì sao có một tiền tuyến miền Nam sẵn sàng chiến đấu? Đâu có  chiến thắng mùa xuân lịch sử năm 1975 đánh tan âm mưu xâm lược của đế quốc Mỹ?

Việt Nam là một đất nước có 54 dân tộc sinh sống, nó vừa góp phần tạo nên một nền văn hóa đa dạng lại đậm đà bản sắc dân tộc. Chúng ta có thể khác nhau tiếng nói, khác nhau tập quán sinh hoạt nhưng tựu chung lại điểm chung là cùng chảy một dòng máu đỏ, một màu da vàng và tự hào bởi nòi giống con Lạc cháu Hồng. Không chỉ trong quá khứ mà ngay cả thời điểm hiện tại tinh thần yêu thương đùm bọc lẫn nhau đó vẫn được tiếp nối và phát huy một cách sâu sắc. Bằng chứng đó là trong những trận thiên tai lũ quét người dân khắp nơi lại một lòng hướng về miền trung ruột thịt nơi những đồng bào đang oằn mình chống lại sự giận dữ của mẹ thiên nhiên. Đó là tấm lòng vàng khắp nơi gửi đến người dân miền Trung nắm cơm, tấm áo như một sự động viên tinh thần lớn lao để vượt qua khó khăn. Đó là đau cùng nỗi đau của đất nước, và nỗi đau của đồng loại. Như câu ca dao xưa đã từng nói:

“Bầu ơi thương lấy bí cùng

Tuy rằng khác giống như chung một giàn”.

Bên cạnh những tấm gương tương thân tương ái, biết đùm bọc san sẻ cho nhau vẫn còn đó những con người đang hờ hững vô cảm với nỗi đau của đồng loại. Ngày nay khi mà giá trị của đồng tiền lên ngôi, sức mạnh của nó có thể xoay chuyển càn khôn thì có những người đang sống vì lợi ích cá nhân mà quên đi lợi ích cộng đồng. Họ sống cá nhân hơn sống vì bản thân nhiều hơn, thờ ơ với những gì đang xảy ra quanh mình, vô cảm trước nỗi đau mà cộng đồng mình đang phải chịu đựng. Và họ tự tạo cho mình một thế giới riêng mà không có ai có thể xâm phạm được. Nhưng chính điều đó đã khiến cho xã hội thụt lùi một bước, sự nhân văn bị mất đi. Nó không chỉ đi ngược lại với truyền thống lịch sử dân tộc mà còn kiến con người trở nên nhạt nhẽo và xa lạ với nhau hơn. 

Con người sinh ra trên đời không phải chỉ sống một mình và sống cho mình. Đó là cả một tập thể một xã hội gắn kết với nhau bằng tình người. Chính vì thế khi xã hội ngày càng phát triển thì chúng ta lại càng phải yêu thương và gắn bó với nhau hơn. Vì chính điều đó sẽ là động lực giúp xã hội trở nên văn minh và giàu đẹp hơn.

Xem các câu khác trong bài

Các bài soạn khác

Giải các môn học khác

Bình luận