Danh mục bài soạn

Array

Biết iodine tác dụng với tinh bột cho màu xanh lam; nước thịt (protein) vốn vẩn đục, khi bị phân cắt bởi enzyme thích hợp sẽ trở nên trong hơn. Ở điều kiện 37 độ C, có 8 ống nghiệm sau với tỉ lệ các chất và thời gian thích hợp.

Câu 14.7. Biết iodine tác dụng với tinh bột cho màu xanh lam; nước thịt (protein) vốn vẩn đục, khi bị phân cắt bởi enzyme thích hợp sẽ trở nên trong hơn. Ở điều kiện 37 độ C, có 8 ống nghiệm sau với tỉ lệ các chất và thời gian thích hợp. Hãy xác định kết quả và giải thích.

  • Ống 1: Tinh bột + nước bọt + iodine.

  • Ống 2: Tinh bột + nước cất + iodine.

  • Ống 3: Tinh bột + nước bọt đã đun sôi + iodine.

  • Ống 4: Tinh bột + nước bọt + HCl + iodine

  • Ống 5: Tinh bột + dịch vị  iodine.

  • Ống 6: Nước thịt + dịch vị.

  • Ống 7: Nước thịt + dịch vị + KOH.

  • Ống 8: Nước thịt + nước bọt.

Cách làm cho bạn:
  • Ống 1: Không có màu xanh tím, do tinh bột bị phân giải bởi amylase nên không phản ứng với iodine.

  • Ống 2: Có màu xanh tím, do không có enzyme amylase phân giải tinh bột -> tinh bột phản ứng với iodine.

  • Ống 3: Có màu xanh tím, do nhiệt độ làm biến tính enzyme amylase nên tinh bột không bị phân giải.

  • Ống 4: Có màu xanh tím, do enzyme không hoạt động trong môi trường acid nên tinh bột không bị phân giải.

  • Ống 5: Có màu xanh tím, do dịch vị không có enzyme amylase nên tinh bột không bị phân giải.

  • Ống 6: Nước trong hơn, vì dịch vị có enzyme pepsin phân giải protein.

  • Ống 7: Vẩn đục, vì enzyme pepsin không hoạt động trong môi trường kiềm => protein không bị phân giải.

  • Ống 8: Vẩn đục, vì nước bọt không có enzyme pepsinh => protein không bị phân giải.

Xem các câu khác trong bài

Các bài soạn khác

Giải các môn học khác

Bình luận