Trong một bài báo có viết: “…Nước tương có chứa chất 3-MCPD vượt mức chophép, sữa bột giả sữa tươi, taxi có đồng hồ tính cước bị đứt và không còn niêm chì

Câu hỏi: Trong một bài báo có viết: “…Nước tương có chứa chất 3-MCPD vượt mức chophép, sữa bột giả sữa tươi, taxi có đồng hồ tính cước bị đứt và không còn niêm chì... đang là những vấn đề gây xôn xao dư luận. Phải chăng vì lợi nhuận, nhiều doanh nghiệp đã bỏ qua "đạo đức kinh doanh" ?

Vận dụng các kiến thức kinh tế đã học em hãy lí giải hiện tượng đó?

Cách làm cho bạn:

Trước khi giải thích hiện tượng trên, ta phải hiểu được khái niệm cạnh tranh:

Cạnh tranh là sự ganh đua, đấu tranh giữacác chủ thể kinh tế trong sản xuất, kinh doanh hàng hóa nhằm giành nhữngđiều kiện thuận lợi để thu được nhiều lợi nhuận.

Hiện tranh, trên thị trường việc cạnh tranh diễn ra rất bình thường bởi nguồn cung nhiều hơn nguồn cầu. Có những người cạnh tranh lành mạnh có đạo đức nhưng ngược lại lại có những người cạnh tranh kém lành mạnh, sử dụng các chất độc hại vào sản phẩm để chạy theo lợi nhuận một cách thiếu ý thức. Ngoài ra, để giành giật khách hàng và lợi nhuận nhiều người đã không trừ những thủ đoạn phi pháp….

Hiện nay, giá trị đồng tiền chi phối quá lớn, nên các doanh nghiệp trên vì lợi ích cá nhân đã dùng mọi thủ đoạn để thu lợi bất chính gây tổn hại đến người tiêu dùng, vi phạm đạo đức trong kinh doanh.

Để ngăn chặn kịp thời những hành vi này, bên cạnh việc phát hiện xử lí nghiêm minh các trường hợp vi phạm thì nhà nước cần phải điều tiết thông qua giáo dục, pháp luật và các chính sách kinh tế xã hội phù hợp.

Là một  học sinh, nhưng em đã từng chứng kiến những cuộc cạnh tranh không lành mạnh. Trong những trường hợp đó nếu là người thân, người quen thì em có thể phân tích nói rõ việc làm sai trái của họ để họ có thể tự nhận thấy lỗi và sữa lỗi. Trong trường hợp người mình không quen biết thì em có thể nhờ các cán bộ địa phương có thẩm quyền giải quyết.

Xem các câu khác trong bài

Các bài soạn khác

Giải các môn học khác

Bình luận