Danh mục bài soạn

Trắc nghiệm Tin học 8 KNTT bài 7: Trực quan hóa dữ liệu

Bộ câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Tin học 8 KNTT bài 7: Trực quan hóa dữ liệu. Bộ trắc nghiệm đánh giá năng lực học sinh qua những câu hỏi với các mức độ: thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Đây sẽ là tài liệu giúp học sinh và giáo viên ôn tập kiến thức chương trình học. Kéo xuống dưới để tham khảo thêm

CHỦ ĐỀ 4: ỨNG DỤNG TIN HỌC

BÀI 7: TRỰC QUAN HÓA DỮ LIỆU

 

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (7 câu)

Câu 1: Mục đích sử dụng biểu đồ là gì?

  1. Minh họa dữ liệu một cách trực quan.

  2. So sánh hoặc dự đoán xu hướng tăng hay giảm của dữ liệu.

  3. Cả A và B.

 

Câu 2: Các dạng biểu đồ hay gặp là?

  1. Biểu đồ cột.

  2. Biểu độ quạt. 

  3. Biểu độ đoạn thẳng. 

  4. Cả 3 đáp án trên. 

 

Câu 3: Cách tạo biểu đồ? 

  1. Chọn khối ô tính chứa dữ liệu, chọn thẻ Insert, chọn dạng biểu đồ, kiểu biểu đồ trong nhóm lệnh Charts. 

  2. Chọn khối ô tính chứa dữ liệu, chọn dạng biểu đồ, chọn thẻ Insert, kiểu biểu đồ trong nhóm lệnh Charts.

  3. Chọn thẻ Insert, chọn dạng biểu đồ, kiểu biểu đồ trong nhóm lệnh Charts.

 

Câu 4: Điền vào chỗ (...).

Biểu đồ là cách minh họa dữ liệu trực quan. Nhờ biểu đồ, em dễ dàng .................., nhận định xu hướng thay đổi của ................

Cần sử dụng loại biểu đồ phù hợp với mục đích của việc ................. và thể hiện dữ liệu.

  1. so sánh / dữ liệu / biểu diễn.

  2. so sánh / biểu diễn / dữ liệu.

  3. dữ liệu / so sánh / biểu diễn.

  4. biểu diễn / dữ liệu / so sánh.

 

Câu 5: Biểu đồ cột sử dụng khi nào?

  1. Quan sát xu hướng tăng giảm của dữ liệu theo thời gian hay quá trình nào đó.

  2. So sánh dữ liệu.

  3. So sánh các phần với tổng thể.

 

Câu 6: Biểu đồ quạt sử dụng khi nào?

  1. Quan sát xu hướng tăng giảm của dữ liệu theo thời gian hay quá trình nào đó.

  2. So sánh dữ liệu.

  3. So sánh các phần với tổng thể.

 

Câu 7: Biểu đồ đoạn thẳng sử dụng khi nào?

  1. Quan sát xu hướng tăng giảm của dữ liệu theo thời gian hay quá trình nào đó.

  2. So sánh dữ liệu.

  3. So sánh các phần với tổng thể.

 

2. THÔNG HIỂU (5 câu) 

Câu 1: Phát biểu nào dưới đây sai?

  1. Biểu đồ hình cột thích hợp để so sánh dữ liệu có trong nhiều cột. 

  2. Biểu đồ hình tròn phù hợp để mô tả tỉ lệ của các giá trị dữ liệu so với tổng thể.

  3. Biểu đồ đường gấp khúc thường dùng để so sánh dữ liệu, thể hiện xu hướng tăng, giảm của dữ liệu theo thời gian hay quá trình nào đó. 

  4. Sau khi đã tạo thì không thể thay đổi dạng biểu đồ.

 

Câu 2: Nhóm lệnh Chart Title tương ứng với thành phần nào trong biểu đồ?

  1. Tiêu đề các trục.

  2. Tiêu đề biểu đồ.

  3. Chú giải.

  4. Nhãn dữ liệu.

 

Câu 3: Nhóm lệnh Axis Titles tương ứng với thành phần nào trong biểu đồ?

  1. Tiêu đề các trục.

  2. Tiêu đề biểu đồ.

  3. Chú giải.

  4. Nhãn dữ liệu.

 

Câu 4: Nhóm lệnh Data Labels tương ứng với thành phần nào trong biểu đồ?

  1. Tiêu đề các trục.

  2. Tiêu đề biểu đồ.

  3. Chú giải.

  4. Nhãn dữ liệu.

 

Câu 5: Nhóm lệnh Legend tương ứng với thành phần nào trong biểu đồ?

  1. Tiêu đề các trục.

  2. Tiêu đề biểu đồ.

  3. Chú giải.

  4. Nhãn dữ liệu.

 

3. VẬN DỤNG (2 câu)

Câu 1: Quan sát biểu đồ và cho biết diện tích trồng loại cây nào chiếm tỉ lệ cao nhất, ít nhất? 

  1. Cây lương thực chiếm tỉ lệ cao nhất; cây thực phẩm chiếm tỉ lệ ít nhất.

  2. Cây công nghiệp chiếm tỉ lệ cao nhất; cây thực phẩm chiếm tỉ lệ ít nhất.

  3. Cây lương thực chiếm tỉ lệ cao nhất; cây công nghiệp chiếm tỉ lệ ít nhất.

  4. Cây công nghiệp chiếm tỉ lệ cao nhất; cây lương thực chiếm tỉ lệ ít nhất.

 

Câu 2: Cho biểu đồ về doanh thu công nghiệp phần mềm giai đoạn 2016 – 2020 như Hình 7.9.

Từ biểu đồ, em có nhận xét gì về doanh thu công nghiệp phần mềm giai đoạn 2016 – 2020?

  1. Doanh thu công nghiệp phần mềm giai đoạn 2016 – 2020 không ổn định.

  2. Doanh thu công nghiệp phần mềm giai đoạn 2016 – 2020 không có thay đổi nhiều.

  3. Doanh thu công nghiệp phần mềm giai đoạn 2016 – 2020 có xu hướng giảm mạnh.

  4. Doanh thu công nghiệp phần mềm giai đoạn 2016 – 2020 có xu hướng tăng trưởng.

 

B. ĐÁP ÁN

1. NHẬN BIẾT

1. C

2. D

3. A

4. A

5. B

6. C

7. A

 

 

 

 

2. THÔNG HIỂU

1. D

2. B

3. A

4. D

5. C

 

3. VẬN DỤNG

1. A

2. D

 

 

Từ khóa tìm kiếm google:

Trắc nghiệm Tin học 8 KNTT bài 7: Trực quan hóa dữ liệu trắc nghiệm Tin học 8 kết nối tri thức, Bộ đề trắc nghiệm tin học 8 KNTT
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Trắc nghiệm Tin học 8 KNTT bài 7: Trực quan hóa dữ liệu . Bài học nằm trong chuyên mục: Bộ trắc nghiệm tin học 8 kết nối tri thức. Phần trình bày do Minh Thu CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận