Trắc nghiệm Đạo đức 4 Cánh diều bài 6: Em tích cực tham gia lao động

Bộ câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Cánh diều bài 6: Em tích cực tham gia lao động của bộ sách Đạo đức 4 Cánh diều. Bộ trắc nghiệm đánh giá năng lực học sinh qua những câu hỏi với các mức độ: thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Đây sẽ là tài liệu giúp học sinh và giáo viên ôn tập kiến thức chương trình học. Kéo xuống dưới để tham khảo thêm

BÀI 6: EM TÍCH CỰC THAM GIA LAO ĐỘNG

(25 CÂU)

A. TRẮC NGHIỆM

I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

Câu 1: Tích cực là gì?

  1. Nhìn nhận mọi thứ theo chiều hướng tốt đẹp.

  2. Tìm cách giải quyết vấn đề theo hướng thuận lợi nhất.

  3. Hăng hái tham gia các hoạt động.

  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 2: Lao động là gì?

  1. Quá trình làm việc tạo ra của cải, vật chất phục vụ cuộc sống con người.

  2. Góp phần làm cho xã hội thêm giàu đẹp hơn.

  3. Lao động giúp đáp ứng những nhu cầu của bản thân.

  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 3: Tích cực tham gia lao động là gì?

  1. Làm việc một cách chăm chỉ.

  2. Hăng thái tham gia các hoạt động.

  3. Tự giác nhận nhiệm vụ.

  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 4: Hành động thể hiện việc tích cực tham gia lao động là?

  1. Chủ động xoá bảng.

  2. Tự giác làm việc nhà.

  3. Chăm chỉ dọn dẹp đồ chơi.

  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 5: Các biểu hiện tích cực, tự giác tham gia lao động?

  1. Tích cực tham gia dọn vệ sinh nơi công cộng.

  2. Tự giác lao động để không bị nhắc nhở.

  3. Chủ động nhận việc làm.

  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 6: Hành vi nào dưới đây không tích cực tham gia lao động?

  1. Mỗi ngày Lan đều dọn nhà gọn gàng.

  2. Sơn giúp bố hái quả trong vườn.

  3. Nam gấp máy bay giấy mặc kệ các bạn đang tưới cây.

  4. Hà giúp bà cho gà ăn.

Câu 7: Biểu hiện nào dưới đây thể hiện hành vi lười tham gia lao động?

  1. Lười biếng, luôn tìm cách trốn việc.

  2. Siêng năng làm việc.

  3. Tự giác, tích cực tham gia lao động.

  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 8: Lợi ích của việc tích cực tham gia lao động?

  1. Rèn luyện sức khoẻ.

  2. Tốn thời gian.

  3. Khiến bản thân mệt mỏi.

  4. Lao động là vô ích.

Câu 9: Em đồng tình với ý kiến nào dưới đây?

  1. Người giàu không cần tích cực tham gia lao động.

  2. Tự giác lao động là đáng chê cười.

  3. Tích cực tham gia lao động sẽ khiến bản thân vui vẻ, lạc quan hơn.

  4. Không cần quý trọng những người yêu lao động.

Câu 10: Cần quý trọng người yêu lao động vì họ có trách nhiệm với công việc và giúp cho xã hội phát triển đúng hay sai?

  1. Sai

  2. Đúng

II. THÔNG HIỂU (10 CÂU) 

Câu 1: Vì sao phải tích cực tham gia lao động?

  1. Để rèn luyện sức khoẻ cho bản thân.

  2. Để bản thân ngày càng học giỏi.

  3. Để bản thân được mọi người khen ngợi.

  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 2: Đâu không phải là biểu hiện của tích cực tham gia lao động?

  1. Hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

  2. Tích cực tham gia các buổi lao động do lớp, trường hoặc địa phương tổ chức.

  3. Chỉ tham gia các hoạt động do nhà trường tổ chức.

  4. Tự giác làm những công việc nhà phù hợp với khả năng.

Câu 3: Điền từ thích hợp vào chỗ trống “Người…là người hạnh phúc. Người nhàn rỗi mới là người khốn khổ”?

  1. Lao động.

  2. Siêng năng.

  3. Bác sĩ.

  4. Tài giỏi.

Câu 4: Em không đồng tình với ý kiến nào dưới đây?

  1. Cần quý trọng người yêu lao động.

  2. Không cần quý trọng người yêu lao động vì họ chỉ làm việc cho bản thân mình.

  3. Cần chủ động, nỗ lực khi làm việc.

  4. Không ngại khó khăn trong lao động.

Câu 5: Tích cực lao động sẽ đem lại cho ta những lợi ích nào?

  1. Giúp bản thân trở thành con người có trách nhiệm.

  2. Rèn luyện ý thức tự giác của bản thân.

  3. Trở thành một con người có ích cho xã hội.

  4. Tất cả đáp án trên đều đúng.

Câu 6: Em không đồng ý với ý kiến nào dưới đây?

  1. Chỉ tự giác lao động khi làm những việc mà mình thích.

  2. Cần chủ động, nỗ lực khi làm việc, không ngại khó khăn.

  3. Quý trọng những người yêu lao động cũng là quý trọng bản thân mình.

  4. Người yêu lao động giúp cho xã hội ngày càng phát triển.

Câu 7: Hành động của bạn nào dưới đây trái với tích cực trong lao động?

  1. Hoa tích cực tham gia vào các nhiệm vụ của Câu lạc bộ Đọc sách.

  2. Trà cho rằng lao động chỉ làm lãng phí thời gian.

  3. Huy tham gia tái chế chai nhựa thành các chậu cây.

  4. Cường thu gom sách giáo khoa cũ để gửi tặng các bạn nhỏ có hoàn cảnh khó khăn.

Câu 8: Có ý kiến cho rằng “Trong xã hội vẫn còn những người lười biếng, chỉ biết dựa dẫm, ỷ lại vào người khác mà không tích cực lao động, hoặc có những người quá an phận với công việc của mình mà không biết phấn đấu vươn lên,.. những người này đáng bị chỉ trích, phê phán”. Theo em, ý kiến này đúng hay sai?

  1. Sai

  2. Đúng

Câu 9: Con người cần làm gì để rèn luyện tính tích cực tham gia lao động?

  1. Ý thức tự giác tham gia vào quá trình lao động.

  2. Hiểu được giá trị và tầm quan trọng của lao động.

  3. Không nên lười biếng, ích kỉ, ỷ lại.

  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 10: Muốn có được một cuộc sống tốt đẹp hơn thì yếu tố đầu tiên chúng ta cần làm là gì?

  1. Vẽ tranh.

  2. Đọc báo.

  3. Lao động.

  4. Tham gia các câu lạc bộ.

III. VẬN DỤNG (3 CÂU)

Câu 1: Em đồng tình với những hành động nào dưới đây?

  1. Khi được bố mẹ giao việc gì, Thanh thường lấy lí do bận học bài để không làm.

  2. Khi tới lượt mình trực nhật, Bắc thường tìm lý do để đi muộn.

  3. Khi thực hiện công việc trong nhóm, Đạt luôn tranh làm những công việc nhẹ nhàng nhất.

  4. Tài tham gia đầy đủ và nhiệt tình các buổi lao động tại sân trường.

Câu 2: Bố mẹ đi làm xa, Lan sống cùng ông bà ở quê. Lan luôn tích cực, tự giác để giúp đỡ ông bà công việc nhà. Tuy nhiên, vì thương cháu nên ông bà yêu cầu Lan chỉ cần tập trung vào việc học, còn mọi việc để ông bà lo. Nếu là Lan, em sẽ nói với ông bà thế nào?

  1. Em sẽ nói với ông bà rằng những công việc này nằm trong khả năng của cháu. 

  2. Em sẽ hứa với ông bà rằng sẽ làm việc nhà mà không làm ảnh hưởng đến việc học.

  3. Em sẽ từ chối yêu cầu của ông bà vì đây là việc làm mà em thích.

  4. Đáp án A, B đúng.

Câu 3: Thấy bác hàng xóm thu dọn rác ở bờ kênh, Chi thắc mắc với mẹ là tại sao bác ấy hay dọn rác ở khu vực này vậy. Mẹ trả lời rằng bác tự nguyện làm công việc này để giữ gìn vệ sinh môi trường. Nghe mẹ nói, Chi rất cảm phục bác ấy. Theo em, Chi có quý trọng người yêu lao động không?

  1. Không

IV. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)

Câu 1: Tìm từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong câu dưới đây

Muốn no thì phải chăm ….

Một hạt thóc vàng, chín giọt mồ hôi”.

  1. Ăn

  2. Uống

  3. Làm

  4. Chơi

Câu 2: Là một học sinh, em cần làm gì để rèn luyện tính tích cực tham gia lao động?

  1. Tự giác gấp chăn màn, vệ sinh cá nhân.

  2. Tham gia vệ sinh lớp học.

  3. Quét nhà, nấu cơm giúp đỡ bố mẹ.

  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

B. ĐÁP ÁN

I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

1. D

2. D

3. D

4. D

5. D

6. C

7. A

8. A

9. C

10. B

 

II. THÔNG HIỂU (10 CÂU)

1. A

2. C

3. A

4. B

5. D

6. A

7. B

8. B

9. D

10. C

 

III. VẬN DỤNG (3 CÂU)

1. D

2. D

3. A

 

IV. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)

1. C

2. D

 

 

Từ khóa tìm kiếm google:

Trắc nghiệm Đạo đức 4 cánh diều bài 6: Em tích cực tham gia lao động trắc nghiệm Đạo đức 4 cánh diều, Bộ đề trắc nghiệm đạo đức 4 cánh diều
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Trắc nghiệm Đạo đức 4 Cánh diều bài 6: Em tích cực tham gia lao động . Bài học nằm trong chuyên mục: Bộ trắc nghiệm đạo đức 4 cánh diều. Phần trình bày do Minh Thu CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận