Trắc nghiệm Đạo đức 4 Cánh diều bài 3: Em nhận biết sự cảm thông, giúp đỡ người gặp khó khăn

Bộ câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Cánh diều bài 3: Em nhận biết sự cảm thông, giúp đỡ người gặp khó khăn của bộ sách Đạo đức 4 Cánh diều. Bộ trắc nghiệm đánh giá năng lực học sinh qua những câu hỏi với các mức độ: thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Đây sẽ là tài liệu giúp học sinh và giáo viên ôn tập kiến thức chương trình học. Kéo xuống dưới để tham khảo thêm

BÀI 3: EM NHẬN BIẾT SỰ CẢM THÔNG, GIÚP ĐỠ NGƯỜI GẶP KHÓ KHĂN

(25 CÂU)

A. TRẮC NGHIỆM

I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

Câu 1: Người gặp khó khăn là ai?

  1. Người khuyết tật.

  2. Người giàu.

  3. Người may mắn.

  4. Bác sĩ.

Câu 2: Giúp đỡ người gặp khó khăn là gì?

  1. Chia sẻ công việc.

  2. Tham gia các hoạt động tình nguyện.

  3. Cảm thông với người gặp khó khăn.

  4. Tất cả đáp án trên đều đúng.

Câu 3: Giúp đỡ người khác sẽ nhận được điều gì?

  1. Sự yêu thương, kính trọng.

  2. Sự tôn thờ.

  3. Sự coi thường.

  4. Sự xa lánh.

Câu 4: Chỉ người lớn mới có khả năng giúp đỡ người gặp hoàn cảnh khó khăn đúng hay sai?

  1. Đúng

  2. Sai

Câu 5: Sự đồng cảm với người khác khi gặp khó khăn, hoạn nạn theo khả năng của mình là nội dung của khái niệm nào sau đây?

  1. Chia sẻ.

  2. Quan tâm.

  3. Giúp đỡ.

  4. Cảm thông

Câu 6: Cảm thông là đặt mình vào vị trí người khác để làm gì?

  1. Đồng hành với việc làm của người đó.

  2. Chế nhạo những việc làm của người đó.

  3. Chứng tỏ bản thân mình trước người đó.

  4. Nhận biết và hiểu được cảm xúc của người đó.

Câu 7: Người biết cảm thông, chia sẻ là những người?

  1. Luôn đặt lợi ích của bản thân lên vị trí hàng đầu.

  2. Thường xuyên gây gổ, đánh nhau với mọi người.

  3. Động viên, an ủi người khác khi họ gặp khó khăn.

  4. Bất chấp làm mọi việc để đạt được mục đích của bản thân.

Câu 8: Người mù có phải người gặp khó khăn không?

  1. Không

Câu 9: Để cảm thông, giúp đỡ người khác chúng ta không nên làm điều gì sau đây?

  1. Luôn mở lòng để trao những quan tâm, chia sẻ đến mọi người.

  2. Phê phán thói ích kỉ, thờ ơ trước khó khăn, mất mát của người khác.

  3. Luôn đặt lợi ích của bản thân lên trên sau đó mới quan tâm người khác.

  4. Quan sát, lắng nghe, đặt mình vào vị trí của người khác, sẵn sàng giúp đỡ họ.

Câu 10: Người gặp khó khăn là?

  1. Người đàn ông khiếm thị.

  2. Cậu bé bị ốm nặng.

  3. Gia đình nghèo khó.

  4. Tất cả các đáp án trên.

II. THÔNG HIỂU (10 CÂU) 

Câu 1: Biểu hiện của sự cảm thông, giúp đỡ người gặp khó khăn là?

  1. Tặng quà ngày tết cho các bạn gặp khó khăn.

  2. Tâm sự, hỏi han bạn khi đang gặp khó khăn.

  3. Quyên góp sách vở cho các bạn ở mái ấm tình thương.

  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 2: Khi gặp một ông cụ bị ngã ngoài đường, em sẽ làm gì?

  1. Đỡ ông dậy.

  2. Hỏi han ông.

  3. Đi tiếp.

  4. Đáp án A, B đúng.

Câu 3: Vì sao phải cảm thông, giúp đỡ người gặp khó khăn?

  1. Giúp họ có thêm sức mạnh, nghị lực, niềm tin.

  2. Giảm những nỗi đau khổ trong cuộc sống.

  3. Góp phần hoàn thiện nhân cách con người, xây dựng xã hội văn minh.

  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 4: Cảm thông, giúp đỡ người gặp khó khăn có làm cho mối quan hệ giữa người với người trở nên tốt đẹp hơn không?

  1. Không

Câu 5: Những việc làm thể hiện sự cảm thông, giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn là?

  1. Hành động khích lệ, động viên, an ủi khi bạn bè, người thân gặp khó khăn.

  2. Giúp bạn qua đường khi bạn không thể đứng dậy được.

  3. Quyên góp, ủng hộ quần áo, sách vở cho đồng bào bị ảnh hưởng thiên tai, lũ lụt.

  4. Tất cả đáp án trên đều đúng.

Câu 6: Khi mọi người xung quanh em gặp khó khăn em sẽ làm gì?

  1. Động viên, an ủi và giúp đỡ họ.

  2. Không quan tâm.

  3. Thờ ơ, vô cảm.

  4. Đáp án A, C đúng.

Câu 7: Em đồng tình với ý kiến nào dưới đây?

  1. Chỉ cần tham gia các hoạt động giúp đỡ người gặp khó khăn do trường tổ chức.

  2. Cảm thông, giúp đỡ người gặp hoàn cảnh khó khăn là việc của người lớn.

  3. Cảm thông, giúp đỡ người gặp khó khăn góp phần làm cho xã hội tốt đẹp hơn.

  4. Cảm thông, giúp đỡ người gặp khó khăn để được khen thưởng.

Câu 8: Em không đồng tình với lời nói nào dưới đây?

  1. Mình sẽ dùng số tiền này để giúp đỡ các bạn có hoàn cảnh khó khăn.

  2. Mình không tham gia đâu.

  3. Mình sẽ vận động các bạn giúp đỡ đồng bào bị lũ lụt.

  4. Để anh nhặt giúp em nhé.

Câu 9: Thái độ, hành vi thể hiện sự cảm thông, giúp đỡ?

  1. Chân thành.

  2. Tỏ vẻ thương hại, ban ơn.

  3. Quan tâm, lắng nghe.

  4. Đáp án A, C đúng.

Câu 10: Những việc làm em có thể giúp bà cụ sống neo đơn một mình là?

  1. Hỏi thăm.

  2. Trò chuyện.

  3. Dọn dẹp nhà cửa.

  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

III. VẬN DỤNG (3 CÂU)

Câu 1: Nhóm học tập của An có một bạn bị tật ở chân. An cảm thấy khó chịu và không muốn chơi cùng bạn. Em hãy nhận xét hành động của An?

  1. An làm vậy là không biết cảm thông, giúp đỡ người gặp khó khăn.

  2. Hành động của An có ý hắt hủi, chê bai.

  3. Hành động của An là không tốt.

  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 2: Sau khi nghe thầy Tổng phụ trách Đội phát động phong trào tặng quà tết cho trẻ em mồ côi, bạn Hoàng nói với em “Mình không quen biết các bạn đó nên mình không quyên góp đâu. Việc này chẳng có ích lợi gì cho mình cả”. Em sẽ khuyên bạn như thế nào để bạn hiểu được ý nghĩa của việc cảm thông, giúp đỡ người gặp khó khăn?

  1. Em sẽ giải thích cho Hoàng hiểu về hoàn cảnh của bạn nhỏ.

  2. Em sẽ giải thích cho Hoàng hiểu rằng tuy mình không quen biết nhưng các bạn ấy thực sự đang gặp khó khăn, cần được giúp đỡ.

  3. Em sẽ giải thích cho Hoàng rằng một ít đóng góp của mình sẽ giúp các bạn bớt khó khăn hơn, bớt tủi thân hơn và có niềm tin vào cuộc sống hơn.

  1. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 3: Thấy Hạnh buồn bã vì bố vừa nhập viện tối qua. Lan đến hỏi thăm nhưng lại khoe “Bố mình khoẻ lắm, hồi trước còn đạt huy chương thể thao”. Hạnh nghe vậy thì càng buồn hơn. Em có nhận xét gì về lời nói và hành động của Lan?

  1. Lời nói và hành động của Lan chưa biết cảm thông với hoàn cảnh của Hạnh.

  2. Lan đã vô tình làm cho Hạnh buồn bã.

  3. Hành động của Lan gián tiếp khiến Hạnh nghĩ rằng bố mình không được khoẻ mạnh như bố bạn nên rất tủi thân, buồn bã.

  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

IV. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)

Câu 1: Điền từ thích hợp vào chỗ trống “Thương … như thể thương …”?

  1. Mình…bạn.

  2. Người…thân.

  3. Bạn…bè.

  4. Gia đình…mình.

Câu 2: Khi được tham gia giúp đỡ trẻ mồ côi, em sẽ làm gì?

  1. Tặng sách cũ.

  2. Tặng quần áo, lương thực.

  3. Giúp đỡ bạn trong học tập.

  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

B. ĐÁP ÁN

I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

1. A

2. D

3. A

4. B

5. D

6. D

7. C

8. A

9. C

10. D

 

II. THÔNG HIỂU (10 CÂU)

1. D

2. D

3. D

4. A

5. D

6. A

7. C

8. B

9. D

10. D

 

III. VẬN DỤNG (3 CÂU)

1. D

2. D

3. D

 

IV. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)

1. B

2. D

 

 

Từ khóa tìm kiếm google:

Trắc nghiệm Đạo đức 4 cánh diều bài 3: Em nhận biết sự cảm thông, giúp đỡ người gặp khó khăn trắc nghiệm Đạo đức 4 cánh diều, Bộ đề trắc nghiệm đạo đức 4 cánh diều
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Trắc nghiệm Đạo đức 4 Cánh diều bài 3: Em nhận biết sự cảm thông, giúp đỡ người gặp khó khăn . Bài học nằm trong chuyên mục: Bộ trắc nghiệm đạo đức 4 cánh diều. Phần trình bày do Minh Thu CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận