Trắc nghiệm Đạo đức 4 Cánh diều bài 12: Em thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em

Bộ câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Cánh diều bài 12: Em thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em của bộ sách Đạo đức 4 Cánh diều. Bộ trắc nghiệm đánh giá năng lực học sinh qua những câu hỏi với các mức độ: thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Đây sẽ là tài liệu giúp học sinh và giáo viên ôn tập kiến thức chương trình học. Kéo xuống dưới để tham khảo thêm

BÀI 12: EM THỰC HIỆN QUYỀN VÀ BỔN PHẬN CỦA TRẺ EM

(25 CÂU)

A. TRẮC NGHIỆM

I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

Câu 1: Quyền trẻ em là gì?

  1. Là những nhu cầu, lợi ích tự nhiên, vốn có và khách quan của trẻ em được ghi nhận và bảo vệ.

  2. Là những quy định bắt buộc trẻ em phải tuân theo, không được làm trái.

  3. Là những mong muốn của trẻ em về các nhu cầu cơ bản.

  4. Là những việc trẻ em phải thực hiện để phát triển đầy đủ.

Câu 2: Bổn phận của trẻ em là gì?

  1. Yêu quý, kính trọng, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ.

  2. Kính trọng thầy cô giáo.

  3. Thương yêu em nhỏ, đoàn kết với bạn bè.

  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 3: Một số bổn phận cơ bản của trẻ em là?

  1. Giúp đỡ bố mẹ làm việc nhà.

  2. Tôn trọng tài sản của người khác, của công.

  3. Không tự ý bỏ học, rời xa gia đình.

  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 4: Ý kiến nào dưới đây không đúng về quyền của trẻ em?

  1. Là cơ sở để tự bảo vệ mình.

  2. Cho phép trẻ em làm những gì mình thích.

  3. Giúp cho trẻ được sống an toàn, hạnh phúc.

  4. Tạo điều kiện để trẻ em được phát triển toàn diện.

Câu 5: Việc làm nào dưới đây thể hiện quyền của trẻ em?

  1. Không bắt trẻ em làm việc quá sức.

  2. Các em được nói và viết lên những suy nghĩ của mình.

  3. Các em được hỗ trợ sách vở đến trường.

  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 6: Việc làm nào sau đây vi phạm quyền trẻ em?

  1. Trẻ em được tự do vui chơi, giải trí.

  2. Người lớn có quyền đánh đập, bạo hành khi trẻ em hư.

  3. Trẻ em được nghỉ hè, đi tham quan, nghỉ mát.

  4. Trẻ em được hỗ trợ sách vở đến trường.

Câu 7: Ý kiến nào dưới đây không đúng về bổn phận của trẻ em?

  1. Trẻ em cần bảo vệ, giữ gìn tài sản của nhà trường.

  2. Trẻ em có thể tự ý bỏ học.

  3. Trẻ em không được huỷ hoại thân thể, nhân phẩm của bản thân.

  4. Trẻ em cần tôn trọng nhân phẩm, danh dự của người khác.

Câu 8: Trẻ em là để yêu thương đúng hay sai?

  1. Đúng

  2. Sai

Câu 9: Trong nhà trường, trẻ em có những quyền gì?

  1. Học tập.

  2. Vui chơi.

  3. Nêu ý kiến cá nhân.

  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 10: Trẻ em có quyền bất khả xâm phạm về?

  1. Đời sống riêng tư.

  2. Bí mật cá nhân.

  3. Bí mật gia đình.

  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

II. THÔNG HIỂU (10 CÂU) 

Câu 1: Trẻ em được hưởng những quyền lợi nào?

  1. Quyền được đăng ký giấy khai sinh.

  2. Quyền được khám và chữa bệnh.

  3. Quyền được vui chơi, giải trí.

  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 2: Ý kiến nào dưới đây không đúng về bổn phận của trẻ em?

  1. Trẻ em cần bảo vệ, giữ gìn tài sản của nhà trường.

  2. Trẻ em có thể tự ý bỏ học.

  3. Trẻ em không được huỷ hoại thân thể, nhân phẩm của bản thân.

  4. Trẻ em cần tôn trọng nhân phẩm, danh dự của người khác.

Câu 3: Việc làm nào sau đây vi phạm bổn phận của trẻ em?

  1. Trẻ em có thể làm những công việc phù hợp với khả năng để giúp đỡ bố mẹ.

  2. Trẻ em có thể xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác.

  3. Thực hiện bổn phận trẻ em thể hiện lòng tự trọng và trách nhiệm của bản thân.

  4. Tất cả đáp án trên đều sai.

Câu 4: Em đồng tình với hành vi nào dưới đây?

  1. Đánh đập, hành hạ trẻ em.

  2. Nhắc nhở khi trẻ em lười học.

  3. Yêu cầu trẻ em làm những công việc nặng nhọc.

  4. Không cho trẻ em đi học.

Câu 5: Ý kiến nào dưới đây là đúng?

  1. Trẻ em có quyền vui chơi không cần làm việc gì.

  2. Cho con đi học hay không là quyền của cha mẹ.

  3. Trẻ em có quyền được bày tỏ ý kiến, quan điểm cá nhân.

  4. Trẻ em chỉ cần học, không cần tham gia các hoạt động khác.

Câu 6: Ý kiến nào dưới đây là sai?

  1. Trẻ em không cần làm những công việc nặng nhọc.

  2. Trẻ em chỉ cần học, không cần tham gia các hoạt động khác.

  3. Mọi hành vi xâm phạm quyền trẻ em đều bị trừng phạt nghiêm khắc.

  4. Trẻ em được bày tỏ nguyện vọng, ước mơ của mình.

Câu 7: Giúp đỡ người già yếu, người khuyết tật theo khả năng của mình có phải bổn phận của trẻ em hay không?

  1. Đúng

  2. Sai

Câu 8: Trẻ em có quyền quyên góp, ủng hộ quần áo, sách vở cho các bạn ở vùng bị lũ lụt hay không?

  1. Không

Câu 9: Điền từ thích hợp vào chỗ trống “Trẻ em có quyền …, tham gia các hoạt động thể dục, thể thao, du lịch phù hợp với độ tuổi”?

  1. Giáo dục, học tập.

  2. Vui chơi, giải trí.

  3. Sống.

  4. Chăm sóc sức khoẻ.

Câu 10: Bổn phận của trẻ em với bản thân là gì?

  1. Có trách nhiệm với bản thân.

  2. Không huỷ hoại thân thể.

  3. Không huỷ hoại danh dự, nhân phẩm, tài sản của bản thân.

  4. Tất cả các đáp án trên.

III. VẬN DỤNG (3 CÂU)

Câu 1: Em phát hiện có một bạn trong lớp bị các bạn xa lánh, không chơi cùng. Em sẽ thực hiện quyền của trẻ em như thế nào trong tình huống này?

  1. Em sẽ chơi cùng bạn vì trẻ em có quyền vui chơi, giải trí hoạt động.

  2. Em sẽ chơi cùng bạn vì trẻ em có quyền được bảo vệ tính mạng.

  3. Em sẽ chơi cùng bạn vì trẻ em có quyền được bảo vệ.

  4. Em sẽ chơi cùng bạn vì trẻ em có quyền được chăm sóc.

Câu 2: Lan kể với bạn việc được mẹ giao dọn dẹp nhà cửa, nhặt rau, nấu cơm nhưng Lan cho rằng mình còn nhỏ nên không phải làm. Nếu là bạn của Lan, em sẽ khuyên Lan như thế nào?

  1. Em sẽ khuyên Lan thực hiện những công việc mẹ giao vì đó là những công việc nằm trong khả năng của mình.

  2. Em sẽ khuyên Lan thực hiện những công việc đó vì đó thể hiện quyền của trẻ em.

  3. Em sẽ khuyên Lan từ chối nhiệm vụ mẹ giao.

  4. Đáp án A, B đúng.

Câu 3: Trước khi rời khỏi lớp học, An luôn nhớ tắt quạt và bóng đèn. An còn nhắc nhở các bạn trong lớp cùng thực hiện nhưng Hiếu cho rằng đây là việc của các chú bảo vệ, mình không phải làm. Nếu là An, em sẽ khuyên Hiếu như thế nào?

  1. Em sẽ khuyên Hiếu rằng đây là bổn phận mà mình cần thực hiện với nhà trường để tránh lãng phí tiền bạc của xã hội.

  2. Em sẽ khuyên Hiếu rằng đây là công việc mình bắt buộc phải làm.

  3. Em sẽ khuyên Hiếu rằng đây là công việc các chú bảo vệ yêu cầu chúng ta làm. 

  4. Tất cả các đáp án trên đều sai.

IV. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)

Câu 1: Vì sao nói “Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”?

  1. Vì trẻ em là chủ nhân tương lai của thế giới, trẻ em được phát triển đầy đủ sẽ xây dựng một xã hội văn mình, tiến bộ.

  2. Vì trẻ em là cả thế giới.

  3. Vì trẻ em là những người tạo ra thế giới.

  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 2: Theo em, bổn phận của trẻ em với quê hương, đất nước là gì?

  1. Yêu đồng bào.

  2. Có ý thức xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.

  3. Giữ gìn bản sắc dân tộc, phát huy phong tục, tập quán, truyền thống và văn hoá tốt đẹp của quê hương, đất nước.

  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

  1. ĐÁP ÁN

I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

1. A

2. D

3. B

4. B

5. D

6. B

7. B

8. A

9. D

10. D

 

II. THÔNG HIỂU (10 CÂU)

1. D

2. B

3. C

4. B

5. C

6. B

7. A

8. A

9. B

10. D

 

III. VẬN DỤNG (3 CÂU)

1. A

2. A

3. A

 

IV. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)

1. A

2. D

 

 

Từ khóa tìm kiếm google:

Trắc nghiệm Đạo đức 4 cánh diều bài 12: Em thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em trắc nghiệm Đạo đức 4 cánh diều, Bộ đề trắc nghiệm đạo đức 4 cánh diều
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Trắc nghiệm Đạo đức 4 Cánh diều bài 12: Em thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em . Bài học nằm trong chuyên mục: Bộ trắc nghiệm đạo đức 4 cánh diều. Phần trình bày do Minh Thu CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận