Danh mục bài soạn

Trắc nghiệm Công nghệ 8 Cánh diều bài 11: Dụng cụ bảo vệ an toàn điện và cách sơ cứu người bị tai nạn điện

Bộ câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Công nghệ 8 Cánh diều bài 11: Dụng cụ bảo vệ an toàn điện và cách sơ cứu người bị tai nạn điện của bộ sách công nghệ 8 Cánh diều. Bộ trắc nghiệm đánh giá năng lực học sinh qua những câu hỏi với các mức độ: thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Đây sẽ là tài liệu giúp học sinh và giáo viên ôn tập kiến thức chương trình học. Kéo xuống dưới để tham khảo thêm

CHỦ ĐỀ 3: AN TOÀN ĐIỆN 

BÀI 11: DỤNG CỤ BẢO VỆ AN TOÀN ĐIỆN VÀ CÁCH SƠ CỨU NGƯỜI BỊ TAI NẠN ĐIỆN

 

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (5 câu)

 

Câu 1: Hãy cho biết sử dụng đúng các dụng cụ bảo vệ an toàn điện cho mỗi công việc trong khi sửa chữa là như thế nào?

  1. Sử dụng các vật lót cách điện

  2. Sử dụng các dụng cụ lao động cách điện

  3. Sử dụng các dụng cụ kiểm tra

  4. Cả 3 đáp án trên

 

Câu 2: Các biện pháp an toàn điện khi sửa chữa điện là

  1. Trước khi sửa chữa phải cắt nguồn điện

  2. Sử dụng đúng các dụng cụ bảo vệ an toàn điện cho mỗi công việc trong khi sửa chữa

  3. Cả A và B đều đúng

  4. Đáp án khác

 

Câu 3: Hãy chọn những hành động đúng về an toàn điện trong những hành động dưới đây?

  1. Chơi đùa và trèo lên cột điện cao áp

  2. Thả diều gần đường dây điện  

  3. Không buộc trâu bò vào cột điện cao áp 

  4. Tắm mưa gần đường dây diện cao áp

 

Câu 4: Để phòng ngừa tai nạn điện cần

  1. Thực hiện các nguyên tắc an toàn điện khi sử dụng điện

  2. Thực hiện các nguyên tắc an toàn điện khi sửa chữa điện

  3. Giữ khoảng cách an toàn với đường dây điện cao áp và trạm biến áp

  4. Cả 3 đáp án trên

 

Câu 5: Khi sử dụng và sửa chữa điện cần sử dụng những nguyên tắc an toàn gì?

  1. Kiểm tra cách điện của đồ dùng điện.

  2. Trước khi sửa chữa điện phải cắt nguồn điện.

  3. Sử dụng đúng các dụng cụ bảo vệ an toàn điện

  4. Tất cả đều đúng

 

2. THÔNG HIỂU (10 câu)

 

Câu 1: Cấu tạo bút thử diện gồm mấy bộ phận?

  1. 4

  2. 5

  3. 6

  4. 7

 

Câu 2: Tên các dụng cụ bảo vệ an toàn điện lần lượt là

  1. Các dụng cụ có chuôi cách điện; bút thử điện, ủng cách điện, găng tay cách điện

  2. Các dụng cụ có chuôi cách điện; bút thử điện, ủng cao su, găng tay vải

  3. Các dụng cụ có chuôi cách điện; bút, ủng cách điện, găng tay vải

  4. Kìm cách điện; bút thử điện, ủng cách điện, găng tay cách điện

 

Câu 3: Xác định tên của vị trí (2) của bút thử điện

  1. Thân bút

  2. Điện trở

  3. Đèn báo

  4. Đầu bút 

 

Câu 4: Xác định tên của vị trí (3) của bút thử điện

  1. Thân bút

  2. Điện trở

  3. Đèn báo

  4. Đầu bút 

 

Câu 5: Trong các dụng cụ sau, dụng cụ nào không có tác dụng đàm bảo an toàn điện? 

  1. Giầy cao su cách điện

  2. Giá cách điện

  3. Dụng cụ lao động không có chuôi cách điện

  4. Thảm cao su cách điện

 

Câu 6: Bút thử điện có thể kiểm tra điện áp ở giới hạn?

  1. dưới 1000V.

  2. dưới 100V.

  3. Trên 1000V.

  4. Trên 100V.

 

Câu 7: Với điện áp dưới 40V thì đèn báo sáng hoạt động như thế nào?

  1. Sáng bình thường

  2. Không sáng

  3. Chợt lóe lên rồi tắt

  4. Sáng bùng lên

 

Câu 8: Trị số dòng điện qua người với điện áp 220V là ?

  1. 0,22A

  2. 0,022A

  3. 0,22mA

  4. Tất cả đều sai

 

Câu 9: Bộ phận cách điện của bút thử điện là?

  1. Thân bút và lò xo

  2. Nắp và vỏ bút

  3. Thân bút và vỏ bút

  4. Tất cả đều đúng

 

Câu 10: Biện pháp tách nạn nhân ra khỏi vật mang điện là?

  1. Ngắt nguồn điện: cắt cầu dao điện, aptomat hoặc rút phích điện,…

  2. Dùng vật cách điện như thạn gỗ, tre (khô), thanh nhựa,… để gạt dây điện ra khỏi nạn nhân. Người cấp cứu phải đứng ở vị trí khô ráo, an toàn.

  3. Lót tay bằng vải khô hoặc túm vào quần áo khô của nạn nhân để kéo họ ra khỏi vật mang điện.

  4. Tất cả các đáp án trên.

 

3. VẬN DỤNG (10 câu)

 

Câu 1: Trước khi sửa chữa điện, người ta phải cắt nguồn điện bằng cách

  1. Rút phích cắm điện

  2. Rút nắp cầu chì

  3. Cắt cầu dao

  4. Cả 3 đáp án trên

 

Câu 2: Để đảm bảo an toàn khi sử dụng các thiệt bị điện ở nhà như nồi cơm điện, bàn là,.. em cần phải làm gì?

  1. Lau khô thiết bị điện trước khi cắm dây điện

  2. Ngắt điện (rút dây cắm điện) trước khi sử dụng

  3. Thường xuyên kiểm tra thiết bị điện để phát hiện hư hỏng

  4. Tất cả các đáp án trên

 

Câu 3: Thứ tự các bước khi sử dụng bút thử điện là

(1) Quan sát đèn báo, nếu đèn sáng thì tại vị trí kiểm tra có điện

(2) Đặt đầu bút thử điện vào vị trí cần kiểm tra nguồn điện

(3) Ấn nhẹ ngón tay cái vào kẹp kim loại ở đầu còn lại của bút (nắp bút)

  1. (1) – (2) – (3)

  2. (2) – (3) – (1) 

  3. (3) – (2) – (1)

  4. (3) – (1) – (2)



Câu 4: Có mấy bước cần làm khi sơ cứu người bị tai nạn điện 

  1. 2

  2. 4

  3. 4

  4. 5

 

Câu 5: Thứ tự các bước thực hiện khi sơ cứu người bị tai nạn điện theo phương pháp hô hấp nhân tạo là

(1) Nâng cằm, đẩy dầu nạn nhân về phía sau

(2) Một tay nâng cằm, một tay bịt mũi nạn nhân, lấy hơi và thổi hai hơi mạnh liên tiếp vào miệng nạn nhân; Để lồng ngực nạn nhân xẹp xuống

(3) Lặp lại khoảng 20 lần/phút đối với người lớn, 30 lần/phút đối với trẻ em

  1. (1) – (2) – (3) 

  2. (2) – (1) – (3)

  3. (3) – (1) – (2)

  4. (1) – (3) – (2)

 

Câu 6: Yêu cầu thực hiện sơ cứu người bị tai nạn điện giật là

  1. Đặt nạn nhân nằm ngửa trên mặt phẳng (sàn nhà hoặc mặt bàn)

  2. Thực hiện hô hấp nhân tạo và ép tim lồng ngực theo đúng số lần thao tác trong mỗi phút

  3. Đảm bảo an toàn trong quá trình thực hiện

  4. Tất cả các đáp án trên

 

Câu 7: Một người bị dây điện trần(không bọc cách điện) của lưới điện hạ áp 220V bị đứt đè lên người. Xử lý bằng cách an toàn nhất

  1. Lót tay bằng vải khô, dùng sào tre(gỗ) khô hất dây điện ra khỏi nạn nhân

  2. Đứng trên ván gỗ khô, lót tay bằng vải khô dùng sào tre (gỗ) khô hất dây điện ra khỏi nạn nhân

  3. Nắm áo nạn nhân kéo khỏi dây điện

  4. Nắm tóc nạn nhân kéo ra khỏi dây điện

 

Câu 8: Một người đang đứng dưới đất, tay chạm vào tủ lạnh rò điện. Em phải làm gì để tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện

  1. Dùng tay trần kéo nạn nhân rời khỏi tủ lạnh

  2. Gọi người đến cứu

  3. Rút phích cắm(nắp) cầu chì hoặc ngắt aptomat, lót tay bằng vải khô kéo nạn nhân ra. 

  4. Lót tay bằng vải khô kéo nạn nhân rời khỏi tủ lạnh 

 

Câu 9: Sau khi cứu nạn nhân bị điện giật trường hợp nạn nhân còn tỉnh ta nên làm thế nào?

  1. Để nạn nhân nằm chỗ thoáng, gọi người sơ cứu.

  2. Để nạn nhân nằm chỗ thoáng, báo nhân viên y tế. Tuyệt đối không cho ăn uống gì.

  3. Để nạn nhân nằm chỗ thoáng, báo nhân viên y tế. Cho nạn nhân uống nước.

  4. Để nạn nhân nằm chỗ thoáng, báo nhân viên y tế. Cho nạn nhân ăn cháo.

 

Câu 10: Sau khi cứu nạn nhân bị điện giật: nạn nhân ngất, không thở hoặc thở không đều, co giật:

  1. Đưa đi viện ngay lập tức

  2. Hô người đến giúp đỡ

  3. Hô hấp nhân tạo cho tới khi thở được, tỉnh lại và đưa đi viện

  4. Hô hấp nhận tạo cho tới khi thở được

 

B. ĐÁP ÁN

 

1. NHẬN BIẾT

 

1. D

2. C

3. C

4. D

5. D

 

2. THÔNG HIỂU

 

1. D

2. A

3. B

4. A

5. C

6. A

7. B

8. C

9. B

10. D

 

3. VẬN DỤNG

 

1. D

2. D

3. B

4. C

5. A

6. D

7. B

8. C

9. B

10. C

 

 

Từ khóa tìm kiếm google:

Trắc nghiệm công nghệ 8 Cánh diều bài 11: Dụng cụ bảo vệ an toàn điện và cách sơ cứu người bị tai nạn điện trắc nghiệm công nghệ 8 Cánh diều, Bộ đề trắc nghiệm công nghệ 8 cánh diều
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Trắc nghiệm Công nghệ 8 Cánh diều bài 11: Dụng cụ bảo vệ an toàn điện và cách sơ cứu người bị tai nạn điện . Bài học nằm trong chuyên mục: Bộ trắc nghiệm công nghệ 8 Cánh diều. Phần trình bày do Minh Thu CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận