Danh mục bài soạn

Array

Tìm và sửa lỗi dùng từ trong các trường hợp sau:

B. TIẾNG VIỆT

A. Bài tập trong SGK

1. Tìm và sửa lỗi dùng từ trong các trường hợp sau:

a. Thời cơ đã chín mùi nhưng họ lại không biết nắm bắt. b. Nó không giấu giếm với ba mẹ chuyện gì.

c. Tôi rất thích bài “Thơ duyên” của Xuân Diệu vì bài “Thơ duyên" của Xuân yhan troi sang tao Diệu rất hay.

2. Đặt câu với các từ ngữ sau để thấy rõ sự khác biệt về ý nghĩa của chúng: làm bộ, làm dáng, làm cao.

B. Bài tập mở rộng

1. Tìm và sửa lỗi dùng từ trong trường hợp sau đây:

a. Thiên nhiên đất nước ta tươi đẹp ghê gớm. (Bài văn miêu tả của học sinh)

b. Tôi rất quý bà chủ nhà trọ. Bà ta rất tốt bụng.

c. Để làm được các bài tập thực hành, chúng tôi phải đọc thật kĩ phần trí thức trong sách giáo khoa.

d. Anh ấy chẳng quan tâm những gì tôi nói.

2. Đặt câu với những từ ngữ sau để làm rõ sự khác biệt về ý nghĩa của chúng

a. Bóng bẩy, bóng nhẫy, bóng loáng

b. Cứng cỏi, cứng cáp, cứng rắn

c. Văn học, văn hoá, văn chương

3. Chọn ít nhất một từ ngữ bạn cho là độc đáo trong bài Thơ duyên, sau đó phân tích cái hay, cái đẹp của cách dùng từ ngữ ấy.

4. Viết một đoạn văn ngắn khoảng 150 chữ về chủ đề vẻ đẹp của thiên nhiên trong đó có sử dụng ít nhất ba từ ngữ mô tả thiên nhiên trong văn bản Hương Sơn phong cảnh.

Cách làm cho bạn:

II. TIẾNG VIỆT

Câu 1

– Câu a: Lỗi dùng từ không đúng với hình thức ngữ âm.

- Câu b: Lỗi dùng từ không phù hợp với khả năng kết hợp. Từ “giấu giếm” không thể kết hợp với quan hệ từ “với”.

Cách sửa: Thay từ “chín mùi” bằng “chín muồi”.

Cách sửa: Bó từ “với”.

– Câu c: Lỗi lặp từ.

Cách sửa: Cần thay cụm từ bài "Thơ duyên" của Xuân Diệu bằng cụm từ tương đương khác (bài thơ này, tác phẩm này).

Câu 2

Bạn nên thực hiện bài tập theo các bước:

– Tìm hiểu, xác định nghĩa của các từ ngữ nêu trong đề bài (bằng cách tra từ điển hoặc nhớ lại một số trường hợp sử dụng các từ này trong giao tiếp).

- Đặt câu có chứa các từ ngữ này.

B. Bài tập mở rộng

Câu 1

Câu a: Lỗi dùng từ không đúng với kiểu văn bản. Từ “ghê gớm” vốn mang nghĩa xấu nhưng đã được chuyển nghĩa để chỉ mức độ cao, thường được dùng trong khẩu ngữ (Bộ phim này hay ghê gớm). Tuy nhiên, ngữ liệu đã cho thuộc bài văn miêu tả của học sinh nên việc dùng từ “ghê gớm” là không phù hợp.

  • Cách sửa: Thay từ “ghê gớm” bằng từ chỉ mức độ khác. Thiên nhiên đất nước ta vô cùng tươi đẹp.

 Câu b: Lỗi dùng từ không đúng nghĩa. “Bà ta” có sắc thái nghĩa xấu, không thích hợp để miêu tả “bà chủ nhà trọ” (tốt bụng) trong trường hợp này.

  • Cách sửa: Tôi rất quý bà chủ nhà trọ. Bà ấy rất tốt bụng.

Câu c: Lỗi dùng từ không đúng nghĩa. “Trí thức” dùng để chỉ “người chuyên làm việc lao động trí óc và có tri thức chuyên môn cần thiết cho hoạt động nghề nghiệp của mình”. Vì vậy, trong trường hợp này, chúng ta không thể dùng “trí thức” mà phải dùng “tri thức” (những điều hiểu biết có hệ thống về sự vật, hiện tượng tự nhiên hoặc xã hội).

  • Cách sửa: Để làm được các bài tập thực hành, chúng tôi phải đọc thật kĩ phần tri thức trong sách giáo khoa.

Câu d: Lỗi dùng từ không phù hợp với khả năng kết hợp của từ. Từ “quan tâm” không thể kết hợp trực tiếp với “những gì tôi nói” mà cần có thêm một quan hệ từ “đến” hoặc “tới”.

  • Cách sửa: Anh ấy chẳng quan tâm đến những gì tôi nói.

Câu 2.

  • Bạn có thể tra từ điển để hiểu chính xác về nghĩa của các từ ngữ, trong đó lưu ý đến sự khác biệt về các nét nghĩa, về đối tượng từ ngữ có thể u ý dùng để miêu tả. Chẳng hạn, chúng ta có thể thấy sự khác biệt giữa các từ ngữ bóng bẩy, bóng nhẫy, bóng loáng như sau

Bóng bẩy: 1. Có vẻ đẹp rực rõ bề ngoài (nước sơn bóng bẩy); 2. (Lời văn) đẹp đẽ, nhiều hình ảnh (câu văn bóng bẩy).

  • Từ nhầy như: Bóng như có dầu mỏ bôi lên trên. (Lưu ý Bóng loáng: Bóng đến mức phản chiếu ánh sáng được (lưu ý từ “loáng”). Vì vậy, nếu bạn muốn miêu tả về “lời văn”, chắc chắn bạn sẽ không thể dùng từ “bóng nhẫy” hay “bóng loáng”.
  • Bóng nhẫy: Bóng như có dầu mỡ bôi lên trên. (Lưu ý tìm hiểu nghĩa

=> Sau khi đã tìm hiểu xong ý nghĩa của từ ngữ, bạn có thể đặt câu với các từ ngữ này.

Câu 3

  • Khi thực hiện bài tập này, bạn lưu ý:– Xem xét những từ ngữ đặc sắc mà Xuân Diệu sử dụng trong bài Thơ duyên và chọn ít nhất một từ ngữ bạn cho là độc đáo, thú vị nhất.

- Lưu ý đến hiệu quả tu từ do từ ngữ mang lại, để có thể phân tích cái hay, cái đẹp của từ ngữ ấy. Chẳng hạn, bạn có thể phân tích cách dùng từ “cưới” trong câu thơ cuối bài.

Câu 4

  • Đây là câu hỏi mỏ. Bạn hãy chọn ra ít nhất ba từ ngữ mô tả thiên nhiên trong văn bản Hương Sơn phong cảnh, sau đó viết một đoạn văn khoảng 150 chữ về chủ đề thiên nhiên có sử dụng các từ ngữ này. Đoạn văn cần có câu chủ đề và các câu triển khai câu chủ đề.

Xem các câu khác trong bài

Các bài soạn khác

Giải các môn học khác

Bình luận