Danh mục bài soạn

Tải giáo án Tiếng việt 4 kết nối tri thức bài 5: Thằn lằn xanh và tắc kè

Giáo án Tiếng việt 4 Kết nối tri thức bài 5: Thằn lằn xanh và tắc kè được phép biên soạn đầy đủ chi tiết. Nội dung bài học hay kết hợp với phương pháp mới - hướng phát triển năng lực bám sát mẫu Giáo án Tiếng việt chuẩn của Bộ Giáo dục. Tài liệu có file tải về, thao tác dễ dàng. Thầy cô kéo xuống tham khảo

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 5: THẰN LẰN XANH VÀ TẮC KÈ

(3 tiết)

 

  1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Đọc đúng và đọc diễn cảm bài Thằn lằn xanh và tắc kè, biết nhấn giọng vào những từ ngữ cần thiết để thể hiện tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trong bài.
  • Nhận biết được bối cảnh, diễn biến các sự việc qua lời kể của tác giả câu chuyện. Hiểu suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật dựa vào lời nói của nhân vật. Hiểu điều tác giả muốn nói qua bài đọc: Mỗi loài vật đều có những đặc tính riêng với một môi trường sống phù hợp với những đặc tính đó. Cần trân trọng những đặc điểm của mình và biết lựa chọn hoàn cảnh sống phù hợp với những đặc điểm đó.
  • Biết nhận diện và phân loại một số nhóm danh từ theo đặc điểm về nghĩa.
  • Biết chỉnh sửa bài viết đoạn văn nêu ý kiến dựa trên các nhận xét của thầy cô.
  • Biết tôn trọng sự khác biệt của mỗi người, biết trân trọng môi trường sống; biết chia sẻ để hiểu hơn về bản thân mình và những người xung quanh.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

Năng lực riêng: Hình thành, phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học (biết cảm nhận về câu văn hay trong bài đọc).

  1. Phẩm chất
  • Trân trọng vẻ đẹp của cuộc sống quanh mình.
  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Phương pháp dạy học
  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
  1. Thiết bị dạy học
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SHS, SGV Tiếng Việt 4.
  • Tranh ảnh minh họa câu chuyện Thằn lằn xanh và tắc kè.
  • Tranh ảnh minh họa cho bài tập ở phần Luyện từ và câu
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SHS Tiếng Việt 4.
  • Tranh ảnh, tư liệu, video sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

TIẾT 1: ĐỌC

ÔN BÀI CŨ

- GV tổ chức cho HS ôn lại bài cũ:

+ HS nêu tên câu chuyện trong bài học trước và bài học em được học từ câu chuyện.

+ HS kể tóm tắt lại câu chuyện trong bài học trước.

+ HS nêu chi tiết (hoặc câu nói) mà HS thích nhất trong bài.

- GV mời 2 – 3 HS đọc nối tiếp bài Công chúa và người dẫn chuyện.

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá.

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm quen với bài học.

b. Cách tiến hành

- GV trình chiếu tranh tranh về các loài động vật và yêu cầu HS nói về môi trường sống điển hình của chúng.

- GV khen ngợi HS nói nhanh và nói đúng.

- GV có thể đặt câu hỏi để kết nối với bài đọc: Chuyện gì sẽ xảy ra nếu chúng ta đổi môi trường sống của lạc đà và chim cánh cụt cho nhau?

- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi trước lớp.

- GV nhận xét, biểu dương HS có ý thức xây dựng bài và tổng kết đáp án: Chim cánh cụt không chịu được cái nóng của sa mạc và không thể sống được nếu thiếu nước; lạc đà không chịu được cái lạnh của vùng Nam Cực và không thể sống ở vùng toàn nước, băng tuyết,...

- GV trình chiếu tranh minh hạo và yêu cầu HS nêu nội dung tranh minh họa.

- GV nhận xét, tổng kết đáp án: Tranh vẽ một chú thằn lằn đang đứng trên cây và một chú tắc kè đang bò trên tường. Hai chú có vẻ như đang nói chuyện với nhau.

- GV giới thiệu khái quát câu chuyện Thằn lằn xanh và tắc kè: Hôm nay các em sẽ luyện đọc bài Thằn lằn xanh và tắc kè. Các em sẽ tìm hiểu hai người bạn thằn lằn xanh và tắc kẻ tò mò như thế nào về cuộc sống của nhau và các bạn đã làm gì để thoả mãn sự tò mò đó.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc văn bản

a. Mục tiêu: HS đọc được cả bài Thằn lằn xanh và tắc kè. Bước đầu biết thể hiện tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trong bài văn qua giọng đọc, biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu.

b. Cách thức tiến hành

- GV đọc cả bài, đọc diễn cảm, nhấn giọng ở những từ ngữ thể hiện tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trong câu chuyện.

- GV hướng dẫn HS luyện đọc:

+ Đọc đúng các từ ngữ chứa tiếng dễ phát âm sai: buổi tối, thằn lằn, thầm nghĩ, bụi cỏ, làm sao, đối lại, trở lại, vui vẻ...

+ Cách ngắt giọng ở những câu dài: Mình không thể bò trên tường/ giống như tắc kè,/ cũng không thể kiếm ăn/ theo cách của tắc kè. Thằn lằn xanh/ trở về với cái cây của mình/ và thích thú đi kiếm ăn/ vào ban ngày.

+ Đọc nhấn giọng vào những từ ngữ thể hiện cảm xúc của nhân vật: Ồ, một người bạn mới! Tớ chán những bức tường lắm rồi; Mới nghĩ thế mà tớ đã thấy vui làm sao! Mình đói quá rồi!

- GV mời đại diện 3 HS đọc phân vai trước lớp:

+ Lời người dẫn chuyện.

+ Lời của thằn lằn xanh.

+ Lời của tắc kè.

- GV yêu cầu HS luyện đọc:

+ HS làm việc theo cặp/ nhóm (3 HS 1 nhóm), mỗi HS đóng một vai đọc các đoạn theo vai, sau đó đổi lại thứ tự đọc.

+ HS làm việc cá nhân, đọc nhẩm toàn bài một lượt.

- GV nhận xét, đánh giá việc luyện đọc của cả lớp.

Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi

a. Mục tiêu: HS trả lời được các câu hỏi liên quan đến bài đọc Thằn lằn xanh và tắc kè.

b. Cách thức tiến hành:

- GV hướng dẫn HS thực hiện lần lượt các nhiệm vụ, yêu cầu nêu trong SHS (cuối bài đọc).

Câu 1

- GV mời 1 HS đứng dậy đọc câu hỏi 1: Thằn lằn xanh và tắc kè đã từ giới thiệu những gì trong lần đầu gặp gỡ?

- GV hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ:

+ Bước 1: HS làm việc cá nhân, suy nghĩ câu trả lời.

+ Bước 2: HS trao đổi theo cặp hoặc nhóm để thống nhất câu trả lời.

- GV mời đại diện 2 – 3 HS phát biểu ý kiến.  HS khác nhận xét, góp ý, bổ sung (nếu cần thiết).

- GV nhận xét và chốt đáp án: Các bạn đã tự giới thiệu tên (thằn lằn xanh, tắc kè) của mình (thằn lằn xanh đi kiếm ăn vào ban ngày, tắc kẻ đi kiếm ăn vào buổi tối).

Câu 2

- GV mời 1 HS đứng dậy đọc câu hỏi 2: Vì sao hai bạn muốn đổi cuộc sống cho nhau?

- GV hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ:

+ Bước 1: HS làm việc cá nhân:

·        Đọc thầm lại các lời đối thoại của thằn lằn xanh và tắc kè.

·        Tìm các từ ngữ thể hiện mong muốn của các bạn khi muốn đổi cuộc sống cho nhau.

+ Bước 2: HS làm việc nhóm:

·        Từng HS phát biểu ý kiến.

·        Cả nhóm góp ý và bổ sung (nếu cần thiết).

·        Bầu một bạn phát biểu trước lớp.

- GV mời đại diện 2 – 3 HS phát biểu ý kiến.

- GV mời các HS khác nhận xét, góp ý, bổ sung (nếu cần thiết).

- GV nhận xét và chốt đáp án: Vì các bạn cảm thấy môi trường sống của mình quá quen thuộc và có vẻ nhàm chán (VD tắc kẻ nói “Tớ chán những bức tường lắm rồi.”), nên các bạn thấy thích thú với môi trường sống khác của mình.

Câu 3

- GV mời 1 HS đứng dậy đọc câu hỏi 3: Hai bạn đã nhận ra điều gì khi thay đổi môi trường sống của mình?

- GV hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ: HS làm việc cá nhân, tìm các chi tiết trong bài đọc để trả lời câu hỏi.

- GV mời đại diện 2 – 3 HS phát biểu ý kiến.

- GV mời các HS khác nhận xét, góp ý, bổ sung (nếu cần thiết).

- GV nhận xét và chốt đáp án:

Về sự phù hợp của đặc điểm cơ thể với môi trường sống.

Về hậu quả của việc thay đổi môi trường sống.

Các bạn nhận ra các đặc điểm cơ thể mình không phù hợp với cuộc sống của người khác, cụ thể.

+ Tay và chân thằn lằn xanh không bám dính như tắc kè nên không thể bò trên tường như tắc kè.

+ Da của tắc kè không chịu được sức nóng ban ngày như thằn lằn xanh.

Các bạn không thể kiếm thức ăn nên rất đói.

Câu 4

- GV mời 1 HS đứng dậy đọc câu hỏi 4: Các bạn cảm thấy thế nào khi quay lại cuộc sống trước đây của mình?

- GV hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ:

+ HS làm việc cá nhân: đọc lại đoạn cuối trong văn bản để chuẩn bị câu trả lời.

+ HS làm việc nhóm: trao đổi và thống nhất đáp án.

- GV mời đại diện 2 – 3 HS phát biểu ý kiến.

- GV mời các HS khác nhận xét, góp ý, bổ sung (nếu cần thiết).

- GV nhận xét và chốt đáp án: Các bạn cảm thấy thích thú và vui vẻ với cuộc sống quen thuộc của mình.

- GV mở rộng: Thằn lằn xanh và tắc kẻ đã thay đổi thái độ sau khi trải nghiệm một cuộc sống khác. Trước đó, các bạn đều cảm thấy cuộc sống của mình nhàm chán, buồn tẻ. Nhưng sau khi nhận ra đó mới là cuộc sống phù hợp với mình, mình không thể thay đổi cuộc sống khác, thì các bạn cảm thấy cuộc sống của mình thật vui vẻ, thú vị.

Câu 5

- GV mời 1 HS đứng dậy đọc câu hỏi 5: Tìm đọc đoạn văn trong bài có nội dung tương ứng với mỗi ý dưới đây:

a. Thằn lằn xanh và tắc kè vui vẻ trở lại cuộc sống của mình.

b. Thằn lằn xanh không thích nghi được với cuộc sống của tắc kè.

c. Tắc kè không chịu được khi sống cuộc sống của thằn lằn xanh.

- GV nhắc HS nhớ lại kiến thức cũ: Hình thức trình bày một đoạn văn:

+ Một số câu được viết liên tục không xuống dòng.

+ Câu đầu tiên được viết lùi đầu dòng.

- GV hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ:

+ HS làm việc cá nhân: đọc nhẩm lại bài đọc để tìm đoạn có nội dung tương ứng với từng ý đã nêu trong câu hỏi.

+ HS làm việc theo cặp: luân phiên đọc từng đoạn văn đã tìm được.

- GV mời đại diện 2 – 3 HS đọc đoạn tìm được. HS khác nhận xét, góp ý, bổ sung (nếu cần thiết).

- GV khen ngợi HS tìm nhanh và đọc diễn cảm.

- GV nhận xét và chốt đáp án:

a. Thằn lằn xanh và tắc kè vui vẻ trở lại cuộc sống của mình.

→ “Thế là hai bạn quyết định đổi lại cuộc sống cho nhau.” đến “ về cuộc sống.”

b. Thằn lằn xanh không thích nghi được với cuộc sống của tắc kè:

→ “Thằn lằn xanh nhận ra tay và chân của mình không bám dính như tắc kè ” đến “ quá rồi!”

c. Tắc kè không chịu được khi sống cuộc sống của thằn lằn xanh:

→ “Trong khi đó, tắc kè cũng cảm thấy mình không thể chịu được sức nóng của ban ngày.” đến “quá rồi!”

- GV mở rộng kiến thức: Ý nghĩa của bài học:

 

 

- HS thực hiện nhiệm vụ.

 

 

 

- HS đọc bài.

 

- HS lắng nghe câu hỏi.

 

- HS trả lời.

 

 

 

 

- HS xung phong phát biểu.

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe câu hỏi kết nối.

 

- HS xung phong trả lời.

- HS lắng nghe và tiếp thu.

 

 

 

 

- HS quan sát tranh minh họa và nêu nội dung.

- HS lắng nghe và tiếp thu.

 

 

- HS lắng nghe và tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, đọc nhẩm theo.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

- HS đọc theo sự phân công của GV.

 

 

- HS luyện đọc theo hướng dẫn của GV.

 

 

 

- HS lắng nghe và tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

- HS nêu câu hỏi.

 

- HS thực hiện theo hướng dẫn của GV.

 

 

- HS xung phong phát biểu.

 

- HS lắng nghe và tiếp thu.

 

 

 

- HS nêu câu hỏi.

 

- HS thực hiện theo hướng dẫn của GV.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS xung phong phát biểu.

 

 

- HS lắng nghe và tiếp thu.

 

 

 

 

 

- HS nêu câu hỏi.

 

- HS thực hiện theo hướng dẫn của GV.

- HS xung phong phát biểu.

 

 

- HS lắng nghe và tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS nêu câu hỏi.

 

- HS thực hiện theo hướng dẫn của GV.

 

 

 

- HS xung phong phát biểu.

 

- HS lắng nghe và tiếp thu.

 

- HS lắng nghe và tiếp thu.

 

 

 

 

- HS nêu câu hỏi.

 

 

 

 

- HS lắng nghe.

 

 

 

- HS thực hiện theo hướng dẫn của GV.

 

 

 

- HS xung phong phát biểu.

 

- HS lắng nghe và tiếp thu.

- HS lắng nghe và tiếp thu.

 

 

Từ khóa tìm kiếm google:

Giáo án Tiếng việt 4 kết nối tri thức, soạn mới giáo án tiếng việt 4 kết nối công văn mới, soạn giáo án tiếng việt 4 kết nối bài 5: Thằn lằn xanh và tắc kè
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Tải giáo án Tiếng việt 4 kết nối tri thức bài 5: Thằn lằn xanh và tắc kè . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn giáo án tiếng việt 4 kết nối tri thức. Phần trình bày do Ngọc Hà CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận