Danh mục bài soạn

Tải giáo án Tiếng việt 4 kết nối tri thức bài 11: Tập làm văn

Giáo án Tiếng việt 4 Kết nối tri thức bài 11: Tập làm văn được phép biên soạn đầy đủ chi tiết. Nội dung bài học hay kết hợp với phương pháp mới - hướng phát triển năng lực bám sát mẫu Giáo án Tiếng việt chuẩn của Bộ Giáo dục. Tài liệu có file tải về, thao tác dễ dàng. Thầy cô kéo xuống tham khảo

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 11: TẬP LÀM VĂN

(3 tiết)

 

  1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Đọc đúng và diễn cảm bài đọc Tập làm văn, biết đọc phân biệt lời kể chuyện của bạn nhỏ (nhân vật xưng “tôi”) và những câu văn bạn viết trong bài tập làm văn của mình, biết nhẫn giọng vào những từ ngữ cần thiết để thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật.
  • Nhận biết được trình tự các sự việc qua lời kể chuyện của bạn nhỏ (trên đường đi đỏ dọc về quê đến khi về đến quê, quá trình quan sát cây hoa hồng, việc tưới nước cho cây, tương ứng với việc bắt đầu viết bài tập làm văn cho đến khi hoàn thành bài viết).
  • Hiểu vì sao bài văn của bạn nhỏ có thêm các chi tiết đặc sắc. Hiểu điều tác giả muốn nói qua câu chuyện. (Ví dụ: Muốn viết bài văn miêu tả, cần có những trải nghiệm thực tế, cần quan sát kĩ sự vật được miêu tả, cần phát huy trí tưởng tượng của người viết...).
  • Nhận biết được động từ chỉ hoạt động nói chung và động từ chỉ hoạt động di chuyển nói riêng, tìm được động từ thích hợp với hoạt động được thể hiện trong tranh, đặt được câu với động từ chỉ hoạt động.
  • Viết được bài văn thuật lại một sự việc đã chứng kiến hoặc tham gia.
  • Có ý thức đổi mới phương pháp học tập, ham tìm tòi, khám phá để việc học tập đạt kết quả tốt và có tinh thần học tập nghiêm túc.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

Năng lực riêng: Hình thành, phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học (biết cảm nhận về câu văn hay trong bài đọc).

  1. Phẩm chất
  • Bồi dưỡng tinh thần ham học hỏi, khám phá.
  • Bồi dưỡng tinh thần nghiêm túc trong học tập.
  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Phương pháp dạy học
  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
  1. Thiết bị dạy học
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SHS, SGV Tiếng Việt 4.
  • Tranh ảnh minh họa câu chuyện Tập làm văn.
  • Tranh ảnh minh họa về thẻ chữ bài tập phần Luyện từ và câu.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SHS Tiếng Việt 4.
  • Tranh ảnh, tư liệu, video sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

TIẾT 1: ĐỌC

ÔN BÀI CŨ

- GV mời 2 HS đọc nối tiếp bài Tiếng nói của cây cỏ.

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Trong câu chuyện, Ta-nhi-a đã suy đoán nguyên nhân biến đổi của cây hồng và cây huệ là gì?

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá, khen ngợi HS.

- GV chốt đáp án:

+ Ta-nhi-a đã suy đoán về nguyên nhân dẫn tới sự biến đổi của hai cây hoa: “Có lẽ là do chỗ ở mới của chúng thoảng hơn, không bị rễ của cây khác tranh chất màu dưới đất.”,...

+ Ta-nhi-a cho rằng: Có lẽ là do chỗ ở mới của chúng thoảng hơn, không bị rễ của cây khác tranh chất màu dưới đất nên chủng mới thay đổi như vậy.....

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm quen với bài học.

b. Cách tiến hành

- GV yêu cầu HS trao đổi:Khi muốn miêu tả một sự vật, làm thế nào để tả đúng đặc điểm của sự vật đó?

- GV hướng dẫn HS làm việc các nhân rồi chia sẻ theo nhóm.

+ GV gợi ý: Ở lớp 2 và lớp 3, các em đã viết các đoạn văn tả đồ vật. Hãy nhớ lại cách mình đã làm để có thể phát hiện và miêu tả đúng đặc điểm của sự vật.

- GV mời đại diện 2 – 3 nhóm trình bày trước lớp. HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu câu hỏi (nếu có).

- GV nhận xét, tổng hợp ý kiến: Khi muốn miêu tả một sự vật ( đồ vật, con vật, cây cối,...), cần quan sát kĩ sự vật đó bằng nhiều giác quan (mắt, tai, mũi,.. ), nhìn, nghe, ngửi, chạm tay vào vật,... quan sát ở nhiều thời điểm khác nhau,...

- GV trình chiếu tranh minh họa bài đọc SGK tr.48:

- GV dẫn dắt, giới thiệu bài đọc: Hôm nay các em sẽ luyện đọc bài Tập làm văn. Các em hãy đọc kĩ để hiểu bạn nhỏ trong câu chuyện đã hoàn thành bài tập làm văn của mình như thế nào nhé!

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc văn bản

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Đọc được cả bài Tập làm văn với giọng đọc diễn cảm, thể hiện cảm xúc của nhân vật, tình tiết bất ngờ.

- Hiểu từ ngữ mới trong bài; đọc đúng các từ dễ phát âm sai.

- Luyện đọc cá nhân, theo cặp.

b. Cách thức tiến hành

- GV đọc cả bài, đọc diễn cảm, nhấn giọng ở những từ ngữ thể hiện dòng suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật.

- GV hướng dẫn HS luyện đọc:

+ Đọc đúng các từ ngữ chứa tiếng dễ phát âm sai: gặp lại, bụi dạ lí, sương lã chã, ốc luộc, kết luận, múc nước,...

+ Đọc diễn cảm thể hiện cảm xúc của bạn nhỏ.

- GV mời đại diện 2 HS đọc nối tiếp các đoạn trước lớp:

+ Đoạn 1: Từ đầu đến để dở dang bài văn

+ Đoạn 2: Tiếp theo đến bông hồng thả sức đẹp.

+ Đoạn 3: Còn lại.

- GV hướng dẫn HS làm theo nhóm (3 HS), mỗi HS đọc luân phiên một đoạn 1 – 2 lượt.

- HS làm việc cá nhân, đọc nhẩm toàn bài một lượt.

- GV mời 3 HS đọc nối tiếp 3 đoạn trước lớp.

- GV nhận xét, đánh giá việc luyện đọc của cả lớp.

Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Hiểu các từ ngữ chưa hiểu.

- Trả lời các câu hỏi có liên quan đến bài đọc.

- Hiểu được nội dung, chủ đề của bài đọc Anh em sinh đôi.

b. Cách thức tiến hành:

- GV hướng dẫn HS đọc mục Từ ngữ SGK tr.49.

+ Xào xạc: từ mô phỏng tiếng như tiếng lá cây lay động, va chạm nhẹ vào nhau.

+ Lã chã (nước mắt, mồ hôi): nhỏ xuống thành giọt, nối tiếp nhau không dứt.

- GV mời 1 HS đọc câu hỏi 1: Mục đích về quê của bạn nhỏ là gì?

+ GV hướng dẫn HS làm việc theo cặp.

+ GV mời đại diện 1 – 2 HS phát biểu ý kiến. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

+ GV nhận xét, chốt đáp án: Mục đích về quê của bạn nhỏ là để tận mắt quan sát cây hoa hồng với mong muốn tìm được nhiều ý cho bài văn “Tả cây hoa nhà em”.

- GV mời 1 HS đọc câu hỏi 2: Khi ở quê, bạn nhỏ đã làm gì để tả được cây hoa theo yêu cầu?

+ GV hướng dẫn HS đọc lại đoạn đầu của văn bản, trao đổi theo cặp.

+ GV mời đại diện 2− 3 nhóm phát biểu ý kiến trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). 

+ GV và cả lớp nhận xét, bổ sung (nếu cần thiết) và thống nhất đáp án: Khi ở quê, để tìm được nhiều ý cho bài văn của mình, bạn nhỏ đã dậy thật sớm để quan sát cây hoa hồng. Quan sát rất kĩ các bộ phận của cây thân, cành, lá, hoa, hương sắc... Bạn còn tưới nước cho cây theo đúng gợi ý của đề bài (Em đã chăm sóc, bảo vệ cây hoa đó như thế nào?).

- GV mời 1 HS đọc câu hỏi 3: Những câu văn nào là kết quả của sự quan sát kết hợp với trí tưởng tượng phong phủ của bạn nhỏ?

+ GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, rồi trao đổi nhóm.

+ GV khích lệ HS trình bày ý kiến, suy nghĩ riêng, giải thích hợp lí.

+ GV mời đại diện 1 - 2 HS trình bày trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). 

+ GV nhận xét, bổ sung và khen ngợi những HS đã biết thể hiện suy nghĩ của mình và giải thích hợp lý.

+ GV chốt đáp án: Những câu văn là kết quả của sự quan sát kết hợp với trí tưởng tượng phong phủ của bạn nhỏ

·        Sương như những hòn bi ve tí xíu tụt từ lá xanh xuống bông đỏ, đi tìm mùi thơm ngào ngạt núp đầu giữa những cánh hoa...

·        Từ tay tôi, cái bình tưới như chú voi con dễ thương đung đưa vòi, rắc lên cây hoa hồng một cơn mưa rào nhỏ....

+ GV cung cấp thêm: Trong bài văn của bạn nhỏ, tất cả những câu văn có hình ảnh so sánh cũng được coi là câu văn kết hợp sự quan sát và trí tưởng tượng liên tưởng của bạn nhỏ. Trên đây là 2 câu văn trên thể hiện rõ nhất trí tưởng tượng của bạn nhỏ.

- GV mời 1 HS đọc câu hỏi 4: Em thích câu văn nào nhất trong bài văn của bạn nhỏ? Theo em, bài văn của bạn nên viết thêm những ý nào?

+ GV yêu cầu HS làm việc cá nhân rồi trao đổi nhóm (4 HS).

 

 

 

- HS đọc bài.

- HS lắng nghe câu hỏi.

 

 

- HS trả lời.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe.

 

- HS lắng nghe thực hiện.

 

 

 

 

- HS trả lời.

 

- HS lắng nghe và tiếp thu.

 

 

 

 

- HS quan sát tranh ảnh.

 

 

 

 

- HS lắng nghe và tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, đọc thầm theo.

- HS luyện đọc.

 

 

 

 

 

 

 

- HS luyện đọc theo nhóm.

 

- HS luyện đọc.

- HS đọc bài.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

- HS đọc SGK.

 

 

 

 

- HS đọc câu hỏi.

 

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS trả lời.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

- HS đọc câu hỏi.

 

 

 

- HS trả lời.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS lắng nghe, thực hiện.

 

- HS trả lời.

 

 

 

- HS lắng nghe và tiếp thu.

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe và tiếp thu.

 

 

 

- HS đọc câu hỏi.

 

 

- HS lắng nghe, thực hiện.

 

Từ khóa tìm kiếm google:

Giáo án Tiếng việt 4 kết nối tri thức, soạn mới giáo án tiếng việt 4 kết nối công văn mới, soạn giáo án tiếng việt 4 kết nối bài 11: Tập làm văn
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Tải giáo án Tiếng việt 4 kết nối tri thức bài 11: Tập làm văn . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn giáo án tiếng việt 4 kết nối tri thức. Phần trình bày do Ngọc Hà CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận