Danh mục bài soạn

Tải giáo án Ngữ văn 8 CD Bài 1 Đọc 3: Người mẹ vườn cau

Giáo án Ngữ văn 8 cánh diều Bài 1 Đọc 3: Người mẹ vườn cau được biên soạn đầy đủ chi tiết. Nội dung bài học hay kết hợp với phương pháp mới - hướng phát triển năng lực bám sát mẫu Giáo án môn Ngữ văn chuẩn của Bộ Giáo dục. Tài liệu có file tải về, thao tác dễ dàng. Thầy cô kéo xuống tham khảo

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../....

TIẾT: THỰC HÀNH ĐỌC HIỂU: NGƯỜI MẸ VƯỜN CAU

(Nguyễn Ngọc Tư)

  1. MỤC TIÊU
  2. Mức độ yêu cầu cần đạt

- HS nhận biết được các đặc điểm về đề tài, chủ đề, ngôi kể, cốt truyện và các chi tiết tiêu biểu của văn bản Người mẹ vườn cau

- HS vận dụng những hiểu biết về truyện ngắn trữ tình đã được học ở các tiết trước đẻ có thể thực hành đọc hiểu văn bản Người mẹ vườn cau

  1. Năng lực
  2. Năng lực chung

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...

  1. Năng đặc thù

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Người mẹ vườn cau

- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Người mẹ vườn cau

- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa văn bản.

- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của văn bản với các văn bản khác có cùng chủ đề.

  1. Phẩm chất

- Trân trọng, tin yêu vẻ đẹp của con người, thiên nhiên; biết sống có trách nhiệm

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo án

- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi

- Tranh ảnh về nhà văn hình ảnh

- Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà

  1. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ Văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn bài học, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng bước vào bài Người mẹ vườn cau
  3. Nội dung: GV yêu cầu HS kể tên một số văn bản có đề tài viết về người mẹ
  4. Sản phẩm: Phần trình bày của HS về những tác phẩm viết về người mẹ
  5. Tổ chức thực hiện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi sau: Em hãy kể tên một số văn bản có đề tài viết về người mẹ mà em biết

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe yêu cầu của GV,

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời một số HS chia sẻ suy nghĩ về một tác phẩm nói về tình cảm gia đình

* Gợi ý tham khảo:

HS kể tên một số tác phẩm viết về người mẹ như Mẹ (Đỗ Trung Lai), Mẹ và quả (Nguyễn Khoa Điềm), Về thăm mẹ (Đinh Nam Khương),…

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét phần trình bày của HS

- GV dẫn dắt vào bài học:  Trong văn học, đề tài về mẹ luôn là nguồn cảm hứng bất tận với các nghệ sĩ bởi tình yêu thương, sự hi sinh của người mẹ là những đại dương sâu thẳm mà cuộc đời con người không thể đo đạc cũng không thể thấu hiểu hết. Ở đó, các nhà văn có thể bộc lộ, thể hiện tâm tư tình cảm của mình dành cho người mẹ yêu quý và nhà văn Nguyễn Ngọc Tư cũng không ngoại lệ, ông cũng đóng góp vào văn học ấy với tác phẩm Người mẹ vườn cau.

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc văn bản

  1. Mục tiêu: Nắm được những thông tin về thể loại và đọc văn bản Người mẹ vườn cau
  2. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến văn bản Người mẹ vườn cau
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến văn bản Người mẹ vườn cau
  4. Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

         

          DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về tác giả tác phẩm

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV mời đại diện các nhóm dựa vào nội dung đã đọc ở nhà:

- Hãy trình bày hiểu biết của em về tác giả Nguyễn Ngọc Tư

- Trình bày hiểu biết của em về tác phẩm Người mẹ vườn cau

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc thông tin trong SGK, chuẩn bị trình bày trước lớp.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

GV mời 2 – 3 HS phát biểu, yêu cầu cả lớp nhận xét, bổ sung.

Dự kiến sản phẩm: HS dựa vào SHS, tóm tắt về nêu vài nét cơ bản về tác giả, tác phẩm.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

- GV bổ sung

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả

- Tác giả Nguyễn Ngọc Tư quê ở xã Tân Duyệt, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau.

- Phong cách sáng tác: gần gũi, bình dị nhất và dễ cảm, giọng văn đậm chất Nam Bộ, mềm mại nhưng vô cùng sâu cay về số phận và cuộc đời éo le chìm nổi.

- Tác phẩm nổi bật: Ngọn đèn không tắt, Nước chảy mây trôi, Giao thừa, Cánh đồng bất tận,…

2. Tác phẩm

- Xuất xứ: trích “Xa xóm mũi”

- Với phong cách viết văn giản dị mà tình cảm, “Người mẹ vườn cau” đã trở thành một tác phẩm truyện ngắn nổi tiếng và đem lại nhiều cảm xúc trong lòng người đọc.

 

Hoạt động 2: Khám phá văn bản

  1. Mục tiêu: Nhận biết và phân tích được văn bản Người mẹ vườn cau
  2. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến văn bản Người mẹ vườn cau
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến văn bản Người mẹ vườn cau
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 2: Phân tích tác phẩm Người mẹ vườn cau

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV mời đại diện các nhóm dựa vào nội dung đã đọc ở nhà để trả lời các câu hỏi liên quan đến văn bản Người mẹ vườn cau

Câu 1:  Truyện ngắn trên viết về đề tài gì? Giải thích nhan đề Người mẹ vườn cau.

Câu 2: Theo em, chủ đề của truyện ngắn Người mẹ vườn cau là gì?

Câu 3: Truyện được kể theo ngôi thứ mấy? Ngôi kể ấy có tác dụng như thế nào?

Câu 4: Cốt truyện của văn bản Người mẹ vườn cau có gì đáng chú ý?

Câu 5: Hình ảnh “người mẹ vườn cau” đã được tái hiện với những chi tiết tiêu biểu nào?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

Các nhóm thảo luận để trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

GV mời đại diện các nhóm lên bảng yêu cầu các nhóm khác nhận xét, góp ý, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV nhận xét, chốt kiến thức.

 

Câu 1:

- Đề tài của truyện viết về người mẹ miền Nam trước và sau chiến tranh

- Nhan đề Người mẹ vườn cau được đặt theo đối tượng và địa danh mà nhân vật sống. Trong truyện, bố của nhân vật “tôi” có nhiều người mẹ, “tôi” có nhiều người bà. Người mẹ được kể trong câu chuyện là một trong những người mẹ ấy: người mẹ sống ở vườn cau

Câu 2:

- Chủ đề của chuyện: có những người mẹ bình dị mà thật nhân hậu, lớn lao; tình mẹ là tình cảm thiêng liêng, có sức lay động và cảm hoá mạnh mẽ

Câu 3:

- Người kể trong truyện là đứa bé, con của cán bộ vốn là đồng đội với con của người mẹ vườn cau. Đứa bé kể về người mẹ ấy như kể về bà nội của mình

- Người kể trong truyện (ngôi thứ nhất) rất ngây thơ, trong sáng này đã giúp tác giả thể hiện được câu chuyện một cách tự nhiên, trung thực; vừa nói được về sự giản dị, cao đẹp của người mẹ vườn cau luôn dành đầy tình yêu thương dành cho đồng đội của những nguời con đã khuất vừa thể hiện được sức mạnh cảm hoá của tình cảm ấy đối với người cha của đứa bé và nói được suy nghĩ, tình cảm của chính người kể

Câu 4:

 

Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Tải giáo án Ngữ văn 8 CD Bài 1 Đọc 3: Người mẹ vườn cau . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn mới ngữ văn 8 tập 1 cánh diều. Phần trình bày do Nhi Nhi TK tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận