Tải giáo án Mĩ thuật 8 KNTT bài 3: Nghệ thuật truyền thống (2 tiết)

Giáo án Mĩ thuật 8 kết nối tri thức bài 3: Nghệ thuật truyền thống (2 tiết) được biên soạn đầy đủ chi tiết. Nội dung bài học hay kết hợp với phương pháp mới - hướng phát triển năng lực bám sát mẫu Giáo án môn Mĩ thuật chuẩn của Bộ Giáo dục. Tài liệu có file tải về, thao tác dễ dàng. Thầy cô kéo xuống tham khảo

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

CHỦ ĐỀ 2: VẺ ĐẸP TRONG NGHỆ THUẬT TRUYỀN THỐNG (4 TIẾT)

BÀI 3: NGHỆ THUẬT TRUYỀN THỐNG (2 tiết)

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Hiểu được về đẹp nghệ thuật truyền thống của một số đồng bào dân tộc.
  • Vẻ đẹp của nghệ thuật truyền thống được thể hiện trong TPMT.
  • Khai thác ý tưởng xây dựng chủ để gắn với đi sản văn hoá của đân tộc.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực riêng:

  • Có kĩ năng thu thập tư liệu, khai thác tài liệu cho việc thực hiện SPMT để thực hành sáng tạo SPMTT theo yêu cầu.
  • Vận dụng được về đẹp trong nghệ thuật truyển thống của đồng bào các đân tộc để trang trí không gian nơi ở.
  • Phân tích được TPMT, SPMT thể hiện vẻ đẹp của nghệ thuật truyền thống, giới thiệu với thầy cô, bạn bè và người thân.
  1. Phẩm chất

- Qua việc biết thể hiện vẻ đẹp nghệ thuật truyền thống trong thực hành, HS yêu thích vẻ đẹp, giá trị của nghệ thuật truyền thống của cộng đồng các dân tộc.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SHS, SGV Mĩ thuật 8.
  • Một số một số hình ảnh, video clip liên quan đến vẻ đẹp của nghệ thuật truyền thống tại địa phương.
  • Hình ảnh trình diễn nghệ thuật truyền thống ở địa phương.
  • Một số TPMT, SPMT liên quan đến vẻ đẹp của nghệ thuật truyền thống.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SHS Mĩ thuật 8.
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG 1: QUAN SÁT

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Nhận diện được nghệ thuật truyền thống của một số đồng bào dân tộc.

- Biết được cách xây dựng bố cục, sử dụng hình, màu để thể hiện vẻ đẹp nghệ thuật truyền thống.

  1. Nội dung:

- Nhận diện về nghệ thuật truyền thống.

- Tìm hiểu về đẹp nghệ thuật truyền thống qua một số SPMT.

  1. Sản phẩm: Có kiến thức cơ bản về nghệ thuật truyền thống và vẻ đẹp qua một số bức ảnh, TPMT.

d.Tổ chức thực hiện:

Nhiệm vụ 1 : Tìm hiểu về nghệ thuật truyền thống của một số dân tộc

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS quan sát hình ảnh, tìm hiểu thông tín cơ bản về nghệ thuật truyền thống và trả lời câu hỏi SHS tr.13:

+ Em biết những loại hình nghệ thuật truyền thống nào ?

+ Em sẽ khai thác yếu tố nghệ thuật truyền thống của dân tộc nào trong thực hành, sáng tạo sản phẩm mĩ thuật ?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc yêu cầu và thực hiện nhiệm vụ.

- GV quan sát việc tham gia hoạt động thảo luận của của các nhóm, hướng dẫn, hỗ trợ (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 3 – 4 HS trình bày kết quả.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến hoặc đặt câu hỏi cho bạn (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và hoàn chỉnh câu trả lời của HS.

- GV gợi mở:

+ Về cơ bản, nghệ thuật truyền thống gồm các kĩ năng, tri thức được truyền lại qua nhiều thế hệ nên mỗi cộng đồng dân tộc đều có những loại hình nghệ thuật truyền thống tiêu biểu.

+ Việt Nam có nhiểu loại hình nghệ thuật truyền thống được công nhận là Di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại, trong đó có nhiều loại hình nghệ thuật truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số: Không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên, Dân ca Quan họ Bắc Ninh, Hát Ca trù, Hát Xoan Phú Thọ, Đờn ca tài tử Nam Bộ,…

- GV trình chiếu cho HS quan sát một số nghệ thuật truyền thống của dân tộc:

  

Nghệ thuật múa rối nước

Nghệ thuật chèo

  

Nghệ thuật sân khấu cải lương

Nghệ thuật hát xoan

- GV yêu cầu HS liên hệ thực tế: Ở địa phương em có những loại hình nghệ thuật truyền thống nào? Hãy kể tên và mô tả một số hoạt động khi trình diễn.

- GV chuyển sang nội dung mới.

Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu vẻ đẹp di tích trong một số tác phẩm mĩ thuật

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm đôi, quan sát hình 1, 2 SHS tr.14 và cho biết:

+ Yếu tố nào giúp em nhận biết nghệ thuật truyền thống và nhận xét được vẻ đẹp của các tác phẩm mĩ thuật dưới đây?

+ Em sẽ lựa chọn vẻ đẹp nghệ thuật truyền thống của đồng bào dân tộc nào để thực hành, sáng tạo sản phẩm mĩ thuật của mình?

 

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS các nhóm thảo luận để đưa ra câu trả lời.

- GV quan sát việc tham gia hoạt động thảo luận của của các nhóm, hướng dẫn, hỗ trợ (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận.

- GV có thể gợi ý thêm:

+ Hình ảnh nào giúp em nhận biết về nghệ thuật truyền thông?

+ Trong TPMT tái hiện hoạt động nào của nghệ thuật truyền thống?

+ Trong tác phẩm, màu nào là màu đậm? Màu nào là màu nhạt?

HOẠT ĐỘNG 2: THỂ HIỆN

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Tìm hiểu về cách thực hành, sáng tạo SPMT khai thác về vẻ đẹp nghệ thuật truyền thống.

- Thực hành được SPMT thể hiện về vẻ đẹp nghệ thuật truyền thống theo hình thức yêu thích.

  1. Nội dung:

- Tìm hiểu về cách thế hiện SPMT khai thác vẻ đẹp của Nghệ thuật Ca trù.

- Thực hành SPMT theo cách yêu thích thể hiện về vẻ đẹp nghệ thuật truyền thống.

  1. Sản phẩm: SPMT thể hiện về vẻ đẹp nghệ thuật truyền thống theo cách yêu thích.
  2. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Gợi ý cách khai thác về đẹp của Nghệ thuật Ca trù trong thực hành, sáng tạo SPMT

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS quan sát các bước để khai thác vẻ đẹp của Nghệ thuật Ca trù trong thực hành, sáng tạo SPMT SHS tr.22.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát các bước để khai thác vẻ đẹp của Nghệ thuật Ca trù trong thực hành, sáng tạo SPMT.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận.

- GV mời đại diện HS trình bày.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận.

- GV lưu ý: Nên thực hiện các bước từ dễ đến khó, sử dụng màu sắc tươi, sắc độ đậm – nhạt – trung gian để sản phẩm trở nên sinh động.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

Nhiệm vụ 2: Khai thác vẻ đẹp của nghệ thuật truyền thống trong thực hành, sáng tạo sản phẩm mĩ thuật theo cách em yêu thích

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm, thảo luận, trao đổi về ý tưởng và cách thức thực hiện theo hướng:

+ Về ý tưởng:

·        Thể hiện vẻ đẹp của nghệ thuật truyền thống nào?

·        Tạo hình của nhân vật có gì đặc biệt (trang phục, dụng cụ biểu diễn,...)?

·        Bối cảnh trình diễn của nghệ thuật truyền thống ở đâu (trong nhà, ngoài trời,...)?

+ Về cách thể hiện:

·        Lựa chọn hình thức thể hiện bằng chất liệu gì?

·        Một chất liệu hay kết hợp nhiều chất liệu?

- GV yêu cầu HS thực hành sáng tạo sản phẩm mĩ thuật theo ý thích: Vẽ tranh về một nghệ thuật truyền thống của dân tộc mà em yêu thích.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS suy nghĩ, thảo luận và trả lời câu hỏi.

- HS thực hành sáng tạo sản phẩm mĩ thuật theo sự hướng dẫn của GV.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động thảo luận

- GV mời đại diện HS mô tả cách khai thác vẻ đẹp của nghệ thuật truyền thống trong thực hành, sáng tạo SPMT.

- GV hướng dẫn HS hoàn thành bài vẽ.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

- GV chuyển sang nội dung mới.

2. Thể hiện

2.1. Gợi ý cách khai thác về đẹp của Nghệ thuật Ca trù trong thực hành, sáng tạo SPMT

- Bước 1: Xây dựng bố cục khái quát.

+ Từ tư liệu ảnh chụp/ quan sát thực tế để tìm ý tưởng thể hiện SPMT.

+ Vẽ phác thảo xây dựng bố cục khái quái, hình nhân vật rõ ràng, cân đối và gợi mở bối cảnh trong trang giấy cần thể hiện.

- Bước 2: Thể hiện chi tiết nhân vật.

- Bước 3: Vẽ màu.

+ Lựa chọn màu sắc trẻ thể hiện vào nhân vật (hoặc bối cảnh, nền).

+ Khi vẽ màu, cần thể hiện từ hình to đến nhỏ, dễ đến khó.

- Bước 4: Hoàn thiện sản phẩm.

 

 

 

 

 

 

 

2.2. Khai thác vẻ đẹp của nghệ thuật truyền thống trong thực hành, sáng tạo sản phẩm mĩ thuật theo cách em yêu thích

- Hiệu quả thị giác hay chất cảm mà mỗi chất liệu đem đến đều có sự khác nhau.

- Ví dụ: nhẵn hay thô ráp, cảm giác về mặt phẳng hay không gian ba chiều,...

 

 

Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Tải giáo án Mĩ thuật 8 KNTT bài 3: Nghệ thuật truyền thống (2 tiết) . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn mới Mĩ thuật 8 kết nối tri thức. Phần trình bày do Nhi Nhi TK tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận