Tải giáo án Mĩ Thuật 8 KNTT bài 1: Hình tượng con người trong sáng tạo mĩ thuật

Giáo án Mĩ thuật 8 kết nối tri thức bài 1: Hình tượng con người trong sáng tạo mĩ thuật được biên soạn đầy đủ chi tiết. Nội dung bài học hay kết hợp với phương pháp mới - hướng phát triển năng lực bám sát mẫu Giáo án môn Mĩ thuật chuẩn của Bộ Giáo dục. Tài liệu có file tải về, thao tác dễ dàng. Thầy cô kéo xuống tham khảo

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

CHỦ ĐỀ 1: HÌNH TƯỢNG CON NGƯỜI TRONG MĨ THUẬT (4 TIẾT)

BÀI 1: HÌNH TƯỢNG CON NGƯỜI TRONG SÁNG TẠO MĨ THUẬT

(2 tiết)

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Hiểu về cách thức tạo hình trong sáng tạo mĩ thuật.
  • Biết về tạo hình con người được thể hiện trong TPMT.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực riêng:

  • Biết cách thể hiện tạo hình con người theo nhiều hình thức khác nhau, phù hợp với tương quan tỉ lệ cơ thể người.
  • Có khả năng ghi chép dáng người ở trạng thái tĩnh – động mức độ đơn giản.
  1. Phẩm chất
  • Cảm nhận được vẻ đẹp và biết chia sẻ cách khai thác hình tượng con người trong sáng tạo SPMT.
  • Biết được sự đa dạng trong sáng tạo nghệ thuật, từ đó thêm yêu thích môn học và có nhiều hơn cách tiếp cận, lựa chọn thể hiện hình tượng con người trong thực hành, sáng tạo SPMT.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SHS, SGV Mĩ thuật 8.
  • Một số hình ảnh, video clip giới thiệu cách thể hiện dáng người.
  • Hình ảnh TPMT thể hiện hình tượng con người để làm minh họa, phân tích cách thể hiện cho HS quan sát trực tiếp.
  • Một số SMPT thể hiện hình tượng con người với các chất liệu khác nhau.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SHS Mĩ thuật 8.
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG 1: QUAN SÁT

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Biết đến một số tạo hình nhân vật được thể hiện trong TPMT.

- Phân tích một số TPMT (hội họa, điêu khắc), HS biết được một số cách tạo hình nhân vật.

  1. Nội dung:

- HS tìm hiểu về một số hình tượng con người trong TPMT.

- HS biết đến sự đa dạng trong cách tạo hình nhân vật.

  1. Sản phẩm: Có kiến thức cơ bản, đơn giản về hình tượng con người được thể hiện trong sáng tạo mĩ thuật.

d.Tổ chức thực hiện:

Nhiệm vụ 1 : Tìm hiểu hình tượng con người trong tác phẩm hội họa

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS cả lớp thành 4 nhóm.

- GV yêu cầu các nhóm quan sát hình 1, 2 SHS tr.5, thảo luận và thực hiện nhiệm vụ:

+ Tạo hình con người trong các tác phẩm mĩ thuật dưới đây có những đặc điểm gì?

+ Em thích cách thể hiện hình tượng con người trong tác phẩm mĩ thuật nào? Vì sao?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS các nhóm phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên.

- GV quan sát việc tham gia hoạt động thảo luận của của các nhóm, hướng dẫn, hỗ trợ (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 4 nhóm trình bày kết quả thảo luận.

Đặc điểm của tạo hình trong các tác phẩm mĩ thuật:

+ Tác phẩm Hòa Bình và hữu nghị (Nguyễn Khang):

  • Tạo hình toàn thân.
  • Nhân vật có tình cảm, có nội tâm, thể hiện sự tinh tế, giàu tính thẩm mỹ. Độ đậm nhạt, sáng - tối, lộng lẫy.

+ Tác phẩm Chân dung tự họa (Van-gốc):

  • Tạo hình chân dung.
  • Họa sĩ vẽ bản thân ở góc nghiêng và không nhìn thẳng vào mắt người xem tranh. Đôi mắt màu xanh lá, khuôn mặt góc cạnh và có phần kiệt quệ.

- GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến hoặc đặt câu hỏi cho nhóm bạn (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và hoàn chỉnh câu trả lời của các nhóm.

- GV kết luận:

+ Có nhiều cách xây dựng hình tượng con người trong sáng tạo mĩ thuật.

+ Mỗi cách tạo hình nhân vật có đặc điểm và thể hiện những phong cách sáng tạo riêng của mỗi nghệ sĩ.

- GV trình chiếu cho HS quan sát thêm một số TPMT:

Kết nạp Đảng ở Điện Biên Phủ, Nguyễn Sáng, 1963, sơn mài, 122,3x180cm

Em Thúy, Trần Văn Cẩn, 1943,

sơn dầu, 60,5x45,5cm.

Hai thiếu nữ và em bé, Tô Ngọc Vân, 1944, sơn dầu, 100,2x75cm

- GV chuyển sang nội dung mới.

Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu hình tượng con người trong tác phẩm điêu khắc

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu các nhóm tiếp tục quan sát hình 3, 4 SHS tr.6, thảo luận và thực hiện nhiệm vụ:

+ Tạo hình trong các tác phẩm điêu khắc có những đặc điểm gì ?

+ Em thích cách thể hiện hình tượng nào trong các tác phẩm điêu khắc đã biết? Vì sao?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS các nhóm phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên.

- GV quan sát việc tham gia hoạt động thảo luận của của các nhóm, hướng dẫn, hỗ trợ (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 4 nhóm trình bày kết quả thảo luận: Trong nghệ thuật điêu khắc, hình tượng con người có nhiều cách thể hiện với phong cách khác nhau và chất liệu đa dạng.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận.

- GV trình chiếu cho HS quan sát thêm hình ảnh về hình tượng con người trong tác phẩm điêu khắc.

Hình tượng con người trong nghệ thuật điêu khắc Phục hưng ở Ý (1250 -1530)

Hình tượng con người trong điêu khắc kiến trúc đình làng

Hình tượng con người trong tác phẩm ca ngợi Đảng, Bác Hồ, mùa xuân

HOẠT ĐỘNG 2: THỂ HIỆN

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Biết cách thể hiện dáng người bằng hình thức kí họa.

- Thực hiện được kí họa dáng người các bạn xung quanh ở mức độ đơn giản.

  1. Nội dung:

- HS tìm hiểu về một số cách kí họa dáng người bằng chất liệu chì, màu nước.

- HS tham khảo các bước gợi ý kí họa dáng người.

- HS thực hiện kí họa dáng người bạn bè xung quanh.

  1. Sản phẩm: Bài vẽ kí họa dáng người.
  2. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Gợi ý một số cách thể hiện dáng người

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV trình chiếu, hướng dẫn HS quan sát một số TPMT kí họa bằng chất liệu chì, màu nước SHS tr.6, 7.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát cách kí họa bằng chất liệu chì, màu nước.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận.

- GV mời đại diện HS trình bày, nhận xét về cách kí họa bằng chất liệu chì,  màu nước qua một số TPMT đã quan sát.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

Nhiệm vụ 2: Gợi ý các bước kí họa dáng người

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS tìm hiểu các bước kí họa dáng người SHS tr.7.

- GV yêu cầu HS mô tả lại các bước kí họa dáng người cơ bản.

- GV lưu ý HS trước khi thực hiện bài vẽ dáng người.

- GV yêu cầu HS thực hành bài kí họa dáng người: Vẽ một dáng người của các bạn quanh em.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình ảnh và các bước kí họa dáng người, mô tả lại cách kí họa.

- HS thực hành bài kí họa dáng người theo sự hướng dẫn của GV.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động thảo luận

- GV mời đại diện HS mô tả các bước kí họa dáng người cơ bản.

- GV hướng dẫn HS hoàn thành bài kí họa dáng người.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

- GV chuyển sang nội dung mới.

2. Thể hiện

2.1. Gợi ý một số cách thể hiện dáng người

Cách vẽ dáng người nên đi từ tổng thể cho đến chi tiết và bắt đầu từ những nét đơn giản, có tính khái quát.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.2. Gợi ý các bước kí họa dáng người

- Các bước kí họa dáng người:

+ Bước 1: Phác các nét chính của mẫu vẽ.

Dùng nét thể hiện các hướng chính, những đường xung quanh của mẫu vẽ.

+ Bước 2: Dùng nét thể hiện hình dáng của mẫu vẽ.

Từ những nét khái quát, quan sát để thể hiện hình dáng của mẫu vẽ. Lưu ý đến tỉ lệ tương quan giữa các bộ phận trên cơ thể mẫu vẽ.

+ Bước 3: Thể hiện đặc điểm của mẫu vẽ.

Lựa chọn và thể hiện một số đặc điểm riêng của mẫu vẽ.

+ Bước 4: Hoàn thiện bản kí họa.

Thể hiện một số sắc độ và hoàn thành mẫu vẽ.

 

Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Tải giáo án Mĩ Thuật 8 KNTT bài 1: Hình tượng con người trong sáng tạo mĩ thuật . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn mới Mĩ thuật 8 kết nối tri thức. Phần trình bày do Nhi Nhi TK tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận