Tải giáo án Lịch sử và Địa lí 4 KNTT bài 9: Dân cư và hoạt động sản xuất ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ

Giáo án Lịch sử và Địa lí 4 kết nối tri thức bài 9: Dân cư và hoạt động sản xuất ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ được biên soạn đầy đủ chi tiết. Nội dung bài học hay kết hợp với phương pháp mới - hướng phát triển năng lực bám sát mẫu Giáo án môn Lịch sử và Địa lí chuẩn của Bộ Giáo dục. Tài liệu có file tải về, thao tác dễ dàng. Thầy cô kéo xuống tham khảo

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 9: DÂN CƯ VÀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT Ở VÙNG ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ

(3 tiết)

 

  1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Kể được tên một số dân tộc ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ.
  • Nhận xét và giải thích được ở mức độ đơn giản sự phân bố dân cư ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ thông qua bản đồ hoặc lược đồ phân bố dân cư.
  • Mô tả được một số hoạt động sản xuất truyền thống (trồng lúa nước, nghề thủ công,…) ở Đồng bằng Bắc Bộ. Mô tả được một hệ thống đê và nêu được vai trò của đê điều trong trị thủy.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực riêng:

  • Hình thành năng lực nhận thức khoa học Địa lí thông qua việc kể tên một số dân tộc và mô tả một số hoạt động sản xuất, một hệ thống đê ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ.
  • Hình thành năng lực tìm hiểu Địa lí thông qua việc sử dụng lược đồ phân bố dân cư để nhận xét sự phân bố dân cư ở vùng.
  • Hình thành năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học thông qua việc giải thích sự phân bố dân cư ở vùng.
  • Hình thành năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác thông qua hoạt động cá nhân, cặp đôi và nhóm.
  1. Phẩm chất
  • Yêu nước thông qua việc trân trọng các hoạt động sản xuất truyền thống của quê hương.
  • Nhân ái, tôn trọng sự khác biệt giữa các dân tộc.
  • Chăm chỉ, ham học hỏi, tìm tòi.
  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Phương pháp dạy học
  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
  1. Thiết bị dạy học
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SHS, SGV, Vở bài tập Lịch sử 4.
  • Lược đồ mật độ dân số theo tỉnh/thành phố vùng Đồng bằng Bắc Bộ năm 2020.
  • Hình ảnh, video về dân cư, hoạt động trồng lúa nước, một số nghề thủ công truyền thống, đê ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SHS Lịch sử và Địa lí 4 Kết nối tri thức với cuộc sống.
  • Thông tin, tài liệu, tranh ảnh về vùng Đồng bằng Bắc Bộ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế tích cực, hứng thú học tập cho HS và kết nối với bài học mới.

b. Cách tiến hành

- GV yêu cầu HS đọc đoạn thơ trong SGK.

                                  “Hạt gạo làng ta

                                    Có vị phù sa

                                   Của sông Kinh Thầy”

(Trần Đăng Khoa, Hạt gạo làng ta, in trong Góc sân và khoảng trời, NXB Kim Đồng, 2017)

 - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Đoạn thơ giúp em liên tưởng đến hoạt động sản xuất nào ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ?

- GV mời 2 – 3 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá: Đoạn thơ giúp liên tưởng đến hoạt động sản xuất lúa gạo ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Bài 9 – Dân cư và hoạt động sản xuất ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu về dân cư

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Biết một số dân tộc trong vùng.

- Biết một số hoạt động sản xuất truyền thống.

b. Cách tiến hành

- GV yêu cầu HS đọc thông tin trong mục (SGK tr41).

- GV nêu yêu cầu: Kể tên một số dân tộc ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ.

- GV mời đại diện 1 – 2 HS lên trình bày. Các HS khác quan sát, lắng nghe, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

- GV trình chiếu cho HS quan sát thêm hình ảnh về một số dân tộc ở vùng.

Người Mường

Người Tày

Người Nùng

Người Dao đỏ

 

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận.

- GV yêu cầu HS quan sát thông tin (SGK tr41) và hình 2, thực hiện nhiệm vụ:

+ Nhận xét sự phân bố dân cư của vùng Đồng bằng Bắc Bộ.

+ Giải thích vì sao vùng Đồng bằng Bắc Bộ có dân cư tập trung đông đúc nhất cả nước.

- GV cho HS làm việc theo cặp đôi.

- Gợi ý: GV hướng dẫn HS khai thác lược đồ bằng những câu hỏi gợi mở:

+ Tỉnh/thành phố nào có mật độ dân số cao nhất/thấp nhất?

+ Mật độ dân số là bao nhiêu?


- GV cho HS quan sát hình 1 và chiếu hình ảnh về vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

Hình 1

                  Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ

- GV mời 2 – 3 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, bổ sung ý kiến.

- GV nhận xét và chuẩn kiến thức: Đồng bằng Bắc Bộ là vùng có dân cư tập trung đông đúc nhất nước ta.

- GV yêu cầu giải thích: Vì sao vùng Đồng bằng Bắc Bộ có dân cư tập trung đông đúc nhất cả nước?

- Gợi ý: Vì đây là vùng có địa hình bằng phẳng, nguồn nước dồi dào, đất đa màu mỡ thuận lợi cho giao lưu, sinh hoạt và sản xuất nên dân cư tập trung đông đúc.

Hoạt động 2: Tìm hiểu về một số hoạt động sản xuất truyền thống

 

 

 

 

- HS đọc đoạn thơ.

 

 

 

 

 

- HS trả lời câu hỏi.

 

 

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS đọc thông tin.

 

 

- HS trả lời.

 

- HS quan sát hình ảnh.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời câu hỏi.

 

 

 

 

 

- HS làm việc theo cặp đôi.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát hình ảnh.

 

 

 

- HS trả lời.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

- HS trả lời câu hỏi.

 

 

 
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Tải giáo án Lịch sử và Địa lí 4 KNTT bài 9: Dân cư và hoạt động sản xuất ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn giáo án lịch sử và địa lí 4 kết nối tri thức. Phần trình bày do Nhi Nhi TK tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận