Danh mục bài soạn

Tải giáo án Khoa học 4 KNTT bài 8: Ánh sáng và sự truyền ánh sáng

Giáo án Khoa học 4 kết nối tri thức bài 8: Ánh sáng và sự truyền ánh sáng được biên soạn đầy đủ chi tiết. Nội dung bài học hay kết hợp với phương pháp mới - hướng phát triển năng lực bám sát mẫu Giáo án môn Khoa học chuẩn của Bộ Giáo dục. Tài liệu có file tải về, thao tác dễ dàng. Thầy cô kéo xuống tham khảo

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

CHỦ ĐỀ 2: NĂNG LƯỢNG

BÀI 8: ÁNH SÁNG VÀ SỰ TRUYỀN ÁNH SÁNG

(2 tiết)

  1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
  2. Kiến thức:

Sau bài học này, HS:

  • Nêu được ví dụ về các vật phát sáng và các vật được chiếu sáng.
  • Nêu được cách làm và thực hiện được thí nghiệm tìm hiểu về sự truyền thẳng của ánh sáng; về vật cho ánh sáng truyền qua và vật cản ánh sáng.
  • Vận dụng được kiến thức về tính chất cho ánh sáng truyền qua hay không cho ánh sáng truyền qua của các vật để giải thích được một số hiện tượng tự nhiên và ứng dụng thực tế.
  • Thực hiện được thí nghiệm để tìm hiểu nguyên nhân có bóng của vật và sự thay đổi của bóng khi vị trí của vật hoặc của nguồn sáng thay đổi.
  • Vận dụng được trong thực tế, ở mức độ đơn giản kiến thức về bóng của vật.
  1. Năng lực:

Năng lực chung:

  • Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học, biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tham gia tích cực vào các trò chơi, hoạt động khám phá kiến thức.
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.

Năng lực riêng:

  • Thực hành thí nghiệm đơn giản về sự truyền thẳng của ánh sáng; vật cho ánh sáng truyền qua và vật cản ánh sáng.
  1. Phẩm chất:
  • Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
  • Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi, làm tốt các bài tập.
  • Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC:
  2. Phương pháp dạy học
  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm.
  • Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề.
  1. Thiết bị dạy học
  2. Đối với giáo viên:
  • Giáo án.
  • Máy tính, máy chiếu.
  • Dụng cụ để HS làm được các thí nghiệm ở hình 3, 4, 6 SGK.
  • Tranh ảnh như hình 1, 2, 5, 7 SGK.
  • Bảng nhóm, bút dạ, bút chì hoặc phấn viết bảng.
  1. Đối với học sinh:
  • SGK.
  • VBT.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú và khơi gợi những hiểu biết đã có của HS về ánh sáng.

b. Cách thức thực hiện:

- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, trả lời câu hỏi: Nhờ có ánh sáng, chúng ta nhìn thấy mọi vật. Vậy ánh sáng phát ra từ đâu và truyền đi như thế nào?

- GV mời đại diện 1 - 2 nhóm trả lời. Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

 

 

- GV nhận xét, phân tích các câu trả lời của HS để nảy sinh vấn đề học tập:

+ Ánh sáng phát ra từ đâu?

+ Tại sao mắt nhìn thấy các vật? Trong không khí ánh sáng truyền thế nào? Những vật nào cho ánh sáng truyền qua, những vật nào không cho ánh sáng truyền qua?

- GV không yêu câu HS trả lời mà dựa vào vấn đề hoặc tập để dẫn dắt vào bài học: Ánh sáng và sự truyền ánh sáng.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Vật phát sáng và vật được chiếu sáng

a. Mục tiêu: HS nêu được khái niệm vật phát sáng, vật được chiếu sáng; lấy được các ví dụ về vật phát sáng, vật được chiếu sáng.

b. Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS quan sát hình 1, 2 SGK.

- GV đặt câu hỏi: Cho biết những vật nào là vật phát sáng, những vật nào là vật được chiếu sáng?

- GV yêu cầu HS thảo luận và trả lời câu hỏi vào bảng theo mẫu:

Vật phát sáng

Vật được chiếu sáng

?

?

- GV mời đại diện 2 - 3 nhóm trả lời. Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

 

 

 

- GV nhận xét, bổ sung (nếu cần).

- GV đặt câu hỏi mở rộng: Hãy nêu những ví dụ khác về vật phát sáng và vật được chiếu sáng.

- GV mời đại diện 2 – 3 HS xung phong trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

 

- GV nhận xét, tuyên dương các HS có câu trả lời đúng.

Hoạt động 2: Sự truyền ánh sáng

a. Mục tiêu: HS vận dụng được kiến thức đã học giải thích lí do nhìn thấy vật; nêu được đường truyền của ánh sáng trong không khí.

b. Cách tiến hành:

- GV chia lớp thành các nhóm 4 để tham gia các hoạt động.

* HĐ 2.1

- GV yêu cầu HS đọc mô tả thí nghiệm (hình 3) SGK.

- GV hướng dẫn HS bố trí thí nghiệm.

- GV đặt câu hỏi: Trong hai trường hợp: chưa bật đèn và đã bật đèn, em hãy dự đoán có thể nhìn thấy viên bi trắng trong trường hợp nào?

- GV mời đại diện 2 – 3 HS nêu dự đoán. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

- GV nhận xét chung, chưa kết luận đúng sai mà hướng dẫn HS làm thí nghiệm theo nhóm để kiểm chứng.

- GV quan sát HS làm thí nghiệm.

- GV đặt câu hỏi:

+ Dự đoán ban đầu của nhóm có đúng hay không?

+ Vì sao em nhìn thấy viên bi?

+ Từ kết quả thí nghiệm rút ra nhận xét.

- GV mời đại diện 2 - 3 nhóm trả lời (theo mẫu). Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

 

Bật đèn

Chưa bật đèn

Dự đoán nhìn thấy viên bi trắng khi

 

 

Kết quả thí nghiệm nhìn thấy viên bi trắng khi

 

 

Nhận xét từ kết quả thí nghiệm

 

 

- GV nhận xét, đưa ra kết luận: Ánh sáng từ vật đến mắt giúp ta nhìn thấy vật

* HĐ 2.2

- GV yêu cầu HS đọc mô tả thí nghiệm (hình 4) SGK.

- GV yêu cầu HS nêu được:

+ Các dụng cụ cần dùng.

+ Các bước thực hiện thí nghiệm.

+ Dự đoán có thể xuyên đoạn dây thép qua ba lỗ nhỏ ở ba tấm bìa không.

- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm trả lời. Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

 

 

 

 

- GV nhận xét, chưa chốt đúng sai mà yêu cầu các nhóm nhận dụng cụ thí nghiệm để kiểm chứng.

- GV hướng dẫn HS bố trí thí nghiệm.

- GV quan sát HS làm thí nghiệm.

- GV đặt câu hỏi:

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.

 

 

 

- HS trả lời:

+ Ánh sáng phát ra từ mặt trời, bóng đèn,...

+ Ánh sáng truyền theo mọi hướng

 

 

- HS chú ý lắng nghe, ghi nhớ.

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài.

 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát hình.

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.

 

 

- HS lắng nghe yêu cầu của GV.

 

 

 

- HS trình bày kết quả thảo luận nhóm:

Vật phát sáng

Vật được chiếu sáng

Mặt trời

Cây cối, nhà cửa, xe, đường,…

Bóng điện

Mặt trăng, bàn, ghế, bình hoa,…

- HS lắng nghe, chữa bài.

- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.

 

 

- HS trả lời:

+ Vật phát sáng: ngọn đuốc, đèn dầu, cây nến,…

+ Vật được chiếu sáng: cột điện, tàu hỏa,…

- HS lắng nghe, chữa bài.

 

 

 

 

- HS chia nhóm theo hướng dẫn của GV.

 

 

- HS đọc bài.

 

- HS lắng nghe GV hướng dẫn.

- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.

 

 

 

- HS nêu dự đoán: Khi bật đèn, ta nhìn thấy viên bi trắng.

 

- HS lắng nghe GV hướng dẫn.

 

 

- HS làm thí nghiệm theo nhóm.

- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.

 

 

 

 

- HS trình bày:

 

Bật đèn

Chưa bật đèn

Dự đoán nhìn thấy viên bi trắng khi

Nhìn thấy

Không nhìn thấy

Kết quả thí nghiệm nhìn thấy viên bi trắng khi

Nhìn thấy

Không nhìn thấy

Nhận xét từ kết quả thí nghiệm

Nhìn thấy vật

Không nhìn thấy vật

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu, ghi bài.

 

 

- HS đọc bài.

 

- HS lắng nghe yêu cầu của GV.

 

 

 

 

- HS trả lời:

+ 3 tấm bìa cứng, 1 đoạn dây thép nhỏ, đèn pin.

+ Đặt đèn pin đã bật sáng trước tấm bìa A → đặt tấm bìa B sau tấm bìa A → đặt tấm bìa C sau tấm bìa A (giống hình 4).

+ Không thể.

- HS nhận dụng cụ thí nghiệm.

 

 

- HS lắng nghe GV hướng dẫn.

- HS làm thí nghiệm theo nhóm.

- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.

 

 

 
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Tải giáo án Khoa học 4 KNTT bài 8: Ánh sáng và sự truyền ánh sáng . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn giáo án khoa học 4 kết nối tri thức. Phần trình bày do Nhi Nhi TK tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận