Danh mục bài soạn

Tải giáo án Khoa học 4 KNTT bài 21: Nấm gây hỏng thực phẩm và nấm độc

Giáo án Khoa học 4 kết nối tri thức bài 21: Nấm gây hỏng thực phẩm và nấm độc được biên soạn đầy đủ chi tiết. Nội dung bài học hay kết hợp với phương pháp mới - hướng phát triển năng lực bám sát mẫu Giáo án môn Khoa học chuẩn của Bộ Giáo dục. Tài liệu có file tải về, thao tác dễ dàng. Thầy cô kéo xuống tham khảo

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

BÀI 21: NẤM GÂY HỎNG THỰC PHẨM VÀ NẤM ĐỘC

(2 tiết)

 

  1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
  2. Kiến thức:

Sau bài học này, HS:

  • Nhận biết được tác hại của một số nấm mốc gây hỏng thực phẩm thông qua thí nghiệm hoặc quan sát tranh ảnh, video.
  • Vận dụng được kiến thức về nguyên nhân gây hỏng thực phẩm, nêu được một số cách bảo quản thực phẩm (làm lạnh, sấy khô, ướp muối,…).
  • Có ý thức không ăn nấm lạ để phòng tránh ngộ độc.
  1. Năng lực:

Năng lực chung:

  • Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học, biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tham gia tích cực vào các trò chơi, hoạt động khám phá kiến thức.
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.

Năng lực riêng:

  • Chỉ ra được tác hại của một số nấm mốc gây hỏng thực phẩm.
  • Nêu được một số cách bảo quản thực phẩm.
  1. Phẩm chất:
  • Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
  • Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi, làm tốt các bài tập.
  • Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC:
  2. Phương pháp dạy học
  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm.
  • Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề.
  1. Thiết bị dạy học
  2. Đối với giáo viên:
  • Giáo án.
  • Máy tính, máy chiếu.
  • Tranh ảnh trong SGK.
  • Bảng nhóm, bút dạ, bút chì hoặc phấn viết bảng.
  1. Đối với học sinh:
  • SGK.
  • VBT.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú và khơi gợi những hiểu biết đã có của HS về các loại nấm có hại.

b. Cách thức thực hiện:

- GV đặt câu hỏi: Hãy kể tên những nấm gây hỏng thực phẩm hoặc nấm độc mà em biết.

- GV mời đại diện 2 - 3 HS xung phong trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

- GV nhận xét chung, chưa chốt đúng sai mà dẫn dắt vào bài học: Nấm gây hỏng thực phẩm và nấm độc

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Nấm gây hỏng thực phẩm

a. Mục tiêu: HS nêu được tác hại của nấm mốc đối với thực phẩm: nấm mốc có thể tác động làm thay đổi màu sắc, hình dạng, mùi vị của thực phẩm. Thậm chí có một số loại nấm mốc còn tạo ra độc tố có hại cho sức khỏe con người.

b. Cách tiến hành:

* HĐ 1.1 và 1.2

- GV yêu cầu HS quan sát hình 1 và hình 2.

- GV đặt câu hỏi:

+ Thực phẩm đã thay đổi như thế nào về màu sắc, hình dạng?

+ Nấm mốc mọc trên thực phẩm thường có màu gì?

- GV mời đại diện 2 – 3 HS xung phong trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

 

- GV nhận xét, bổ sung (nếu cần).

- GV đặt câu hỏi:

+ Làm thế nào để nhận biết thực phẩm đã bị nhiễm nấm mốc?

+ Nấm mốc gây những tác hại gì đến thực phẩm và sức khỏe con người?

- GV mời đại diện 2 – 3 HS xung phong trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

- GV nhận xét, đưa ra đáp án:

+ Dựa vào sự thay đổi màu sắc (lớp mốc trắng, xanh trên bề mặt thực phẩm), hình dạng, mùi vị của thực phẩm để nhận biết thực phẩm đã bị nhiễm nấm mốc.

+ Nấm mốc gây những tác hại: có thể gây hỏng, ôi thiu, gây độc thực phẩm. Người ăn phải thức ăn nhiễm nấm mốc có thể bị suy gan, thận, có thể gây ung thư, thậm chí dẫn đến tử vong.

Hoạt động 2: Nguyên nhân gây hỏng thực phẩm và cách bảo quản

a. Mục tiêu: HS nêu được nguyên nhân gây hỏng thực phẩm và đề xuất được các phương pháp bảo quản thực phẩm.

b. Cách tiến hành:

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.

 

 

- HS trả lời: Nấm mốc, nấm độc đỏ,...

 

 

- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát hình.

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.

 

 

 

 

- HS trả lời:

+ Trên bề mặt thực phẩm xuất hiện các lớp màu trắng, xanh.

+ Lớp mốc có màu trắng xanh.

- HS lắng nghe, ghi bài.

- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.

 

 

- HS trả lời.

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu, ghi bài.

 

 

 

 
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Tải giáo án Khoa học 4 KNTT bài 21: Nấm gây hỏng thực phẩm và nấm độc . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn giáo án khoa học 4 kết nối tri thức. Phần trình bày do Nhi Nhi TK tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận