Danh mục bài soạn

Tải giáo án Hoạt động trải nghiệm 8 Kết nối tri thức Chủ đề 2: Khám phá bản thân - Tuần 3

Giáo án Hoạt động trải nghiệm 8 Kết nối tri thức Chủ đề 2: Khám phá bản thân - Tuần 3 được biên soạn đầy đủ chi tiết. Nội dung bài học hay kết hợp với phương pháp mới - hướng phát triển năng lực bám sát mẫu giáo án HĐTN chuẩn của Bộ Giáo dục. Tài liệu có file tải về, thao tác dễ dàng. Thầy cô kéo xuống tham khảo.

Ngày soạn…/…/…

Ngày dạy: …/…/…

CHỦ ĐỀ 2. KHÁM PHÁ BẢN THÂN

YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

  • Nhận diện được những nét đặc trưng trong tính cách của bản thân.
  • Nhận diện được sự thay đổi cảm xúc của bản thân và biết điều chỉnh theo hướng tích cực.
  • Nhận diện được khả năng tranh biện, thương thuyết của bản thân để bảo vệ quan điểm của mình trong một số tình huống.
  • Rèn luyện được năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động, năng lực thích ứng, phẩm chất trách nhiệm, tự chủ.

*********************

Tuần 3 - Tiết 1. Sinh hoạt dưới cờ - Tọa đàm về vai trò của tranh biện và thương thuyết trong cuộc sống hiện đại

  1. MỤC TIÊU:

Sau khi tham gia hoạt động này, HS:

  • Trình bày được vai trò quan trọng của tranh biện và thương thuyết trong cuộc sống hiện đại.
  • Có ý thức rèn luyện khả năng tranh biện và thương thuyết.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với TPT, BGH và GV
  • Nội dung bài thuyết trình về vai trò quan trọng của tranh biện, thương thuyết trong cuộc sống hiện đại và ví dụ minh họa.
  • Một số câu hỏi dẫn dắt HS thảo luận.
  1. Đối với HS
  • Chuẩn bị trước một số ý kiến liên quan đến nội dung buổi tọa đàm.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

Hoạt động 1. Chào cơ, sơ kết thi đua tuần và phổ biến nhiệm vụ tuần mới

Hoạt động 2. Sinh hoạt theo chủ đề

  • TPT/GV trực tuần nêu chủ đề tọa đàm và dẫn dắt HS thảo luận theo một số câu hỏi gợi ý đã chuẩn bị.
  • HS trao đổi, chia sẻ ý kiến.
  • TPT/GVCN lớp trực tuần tóm tắt các ý kiến và kết luận về vai trò quan trọng của tranh biện, thương thuyết trong cuộc sống, đồng thời đưa ra minh chứng:
  • Cuộc sống hiện đại đặt ra nhiều vấn để cần giải quyết, trong đó có những vấn để cần có sự hợp tác giữa các cá nhân/ tổ chức/ cộng đồng/ quốc gia. Mỗi cá nhân/ tổ chức/ cộng đồng/ quốc gia có thể có những quan điểm, những cách tiếp cận khác nhau trong việc giải quyết vấn đề.
  • Cuộc sống hiện đại cũng tạo ra sự cạnh tranh quyết liệt về nhiều mặt giữa các cá nhân/ tố chức/ cộng đồng/ quốc gia.
  • Để tồn tại và cùng hợp tác, phát triển trong xã hội hiện đại, con người cần phải có khả năng tranh biện và thương thuyết.

ĐÁNH GIÁ

  • HS chia sẻ thu hoạch và cảm xúc sau khi tham dự tọa đàm.

HOẠT ĐỘNG TIẾP NỐI

  • HS tranh biện với bạn bè, người thân về một số vấn đề liên quan đến lứa tuổi HS THCS.

 

*********************

 

 

Ngày soạn…/…/…

Ngày dạy: …/…/…

 

Tuần 3 - Tiết 2. HĐ giáo dục

 – Khả năng tranh biện, thương thuyết của tôi

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau khi tham gia hoạt động này, HS:

  • Nêu được cách tranh biện, thương thuyết.
  • Nhận diện được khả năng tranh biện, thương thuyết của bản thân để bảo vệ quan điểm của mình trong một số tình huống.
  • Rèn luyện được kĩ năng tranh biện thương thuyết; năng lực giao tiếp, hợp tác; phẩm chất trung thực, trách nhiệm.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực tự chủ và tự học trong tìm tòi khám phá.
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác trong trình bày, thảo luận và làm việc nhóm.

Năng lực riêng:

  • Nêu được cách tranh biện, thương thuyết.
  • Nhận diện được khả năng tranh biện, thương thuyết của bản thân để bảo vệ quan điểm của mình trong một số tình huống.
  • Có được kĩ năng tranh biện thương thuyết; năng lực giao tiếp, hợp tác; phẩm chất trung thực, trách nhiệm.
  1. Phẩm chất: Có tinh thần trách nhiệm trong học tập, nhân ái và trung thực.
  2. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  3. Đối với GV
  • Một số ví dụ về tranh biện, thương thuyết.
  • Một số câu chuyện về các nhà thương thuyết nổi tiếng của Việt Nam và thế giới.
  • Một số vấn đề mang tính thời sự đối với HS THCS hiện nay để tổ chức cho HS tham gia tranh biện.
  • Mẫu kế hoạch rèn luyện khả năng tranh biện, thương thuyết của bản thân.
  1. Đối với HS
  • Giấy, bút để ghi chép chuẩn bị cho tranh biện, thương thuyết.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: GV tạo tâm thế hào hứng cho HS thông qua việc kể chuyện về một số nhà thương thuyết nổi tiếng trong lịch sử.
  3. Nội dung: GV tổ chức cho HS nghe kể chuyện, HS tham gia nhiệt tình.
  4. Sản phẩm: HS hoàn thành nhiệm vụ GV đề ra.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV kể cho HS nghe một số câu chuyện về các nhà thương thuyết nổi tiếng trong lịch sử (Bill Clinton, Jimmy Carter,...).

- Kết thúc phần kể chuyện, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Nêu cảm xúc của em sau khi nghe những câu chuyện trên.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS cả lớp lắng nghe và tiếp nhận nhiệm vụ.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3, 4: Báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV mời một số HS chia sẻ thu hoạch.

- GV nhận xét, đánh giá.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Khả năng tranh biện, thương thuyết của tôi (Tiết 1).

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Tìm hiểu về cách tranh biện, thương thuyết để bảo vệ quan điểm của bản thân

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được cách tranh biện, thương thuyết để bảo vệ quan điểm của bản thân và những điểm cần lưu ý khi tranh biện, thương thuyết.
  2. Nội dung: GV tổ chức cho HS làm việc cá nhân hoặc nhóm để chia sẻ về cách tranh biện, thương thuyết để bảo vệ quan điểm của bản thân và những điểm cần lưu ý khi tranh biện, thương thuyết.
  3. Sản phẩm: HS chia sẻ được cách tranh biện, thương thuyết để bảo vệ quan điểm của bản thân và những điểm cần lưu ý khi tranh biện, thương thuyết.
  4. Cách thức tiến hành:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1. Chia sẻ các tình huống em đã tham gia tranh biện, thương thuyết để bảo vệ quan điểm của bản thân.

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS thực hiện nhiệm vụ theo nhóm.

- GV giao nhiệm vụ và yêu cầu HS chia sẻ về các tình huống em đã tham gia tranh biện, thương thuyết để bảo vệ quan điểm của bản thân.

- GV hướng dẫn: HS hồi tưởng lại kinh nghiệm đã có của bản thân về kĩ năng tranh biện, thương thuyết và chia sẻ trong nhóm ở lớp.

- GV gợi ý:

+ Em đã tranh biện, thương thuyết với ai?

+ Em đã thực hiện cuộc tranh biện, thương thuyết như thế nào? Kết quả ra sao?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS liên hệ bản thân, liên hệ thực tế và thực hiện nhiệm vụ.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện hoạt động

- GV mời 2 – 3 HS chia sẻ trước lớp.

- Các HS khác lắng nghe và nhận xét.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, đánh giá.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

Nhiệm vụ 2. Thảo luận về cách tranh biện để bảo vệ quan điểm của bản thân.

 

1. Chia sẻ các tình huống em đã tham gia tranh biện, thương thuyết để bảo vệ quan điểm của bản thân.

Chia sẻ các tình huống em đã tham gia tranh biện, thương thuyết để bảo vệ quan điểm của bản thân:

Gợi ý:

- Người mà em đã tranh biện, thương thuyết cùng

- Diễn biến của cuộc tranh biện, thương thuyết

- Kết quả của cuộc tranh biện, thương thuyết

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Thảo luận về cách tranh biện để bảo vệ quan điểm của bản thân.

Từ khóa tìm kiếm google:

Giáo ánh Hoạt động trải nghiệm 8 kết nối tri thức, soạn mới giáo án hoạt động trải nghiệm 8 kết nối công văn mới, soạn giáo án HĐTN 8 kết nối Chủ đề 2: Khám phá bản thân - Tuần 3
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Tải giáo án Hoạt động trải nghiệm 8 Kết nối tri thức Chủ đề 2: Khám phá bản thân - Tuần 3 . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn mới Hoạt động trải nghiệm 8 kết nối tri thức. Phần trình bày do Ngọc Hà CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận