Danh mục bài soạn

Tải giáo án Hoạt động trải nghiệm 8 Kết nối tri thức Chủ đề 1: Em với nhà trường - Tuần 3

Giáo án Hoạt động trải nghiệm 8 Kết nối tri thức Chủ đề 1: Em với nhà trường - Tuần 3được biên soạn đầy đủ chi tiết. Nội dung bài học hay kết hợp với phương pháp mới - hướng phát triển năng lực bám sát mẫu giáo án HĐTN chuẩn của Bộ Giáo dục. Tài liệu có file tải về, thao tác dễ dàng. Thầy cô kéo xuống tham khảo.

Ngày soạn…/…/…

Ngày dạy: …/…/…

CHỦ ĐỀ 1. EM VỚI NHÀ TRƯỜNG

YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

  • Xây dựng được tình bạn và biết cách gìn giữ tình bạn.
  • Nhận diện được dấu hiệu bắt nạt học đường và kĩ năng phòng, tránh bắt nạt học đường.
  • Thực hiện được các việc làm cụ thể góp phần xây dựng truyền thống nhà trường.
  • Tham gia hoạt động giáo dục theo chủ đề của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh và nhà trường.
  • Rèn luyện được năng lực giao tiếp, hợp tác, tự chủ; phẩm chất nhân ái, trách nhiệm.

*********************

Tuần 3 - Tiết 1. Sinh hoạt dưới cờ - Tham gia lễ phát động cuộc thi “Em yêu trường em”

  1. MỤC TIÊU:

Sau khi tham gia hoạt động này, HS:

  • Tự hào, gắn bó với mái trường và sẵn sàng thực hiện các hoạt động để xây dựng truyền thống nhà trường.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với TPT, BGH và GV
  • Cơ sở vật chất, phương tiện kĩ thuật, hệ thống âm thanh, trang thiết bị phục vụ cho việc tổ chức các hoạt động.
  • Xây dựng thể lệ, nội dung, hình thức tham gia cuộc thi để phổ biến tới các khối, lớp trong trường.
  • Khuyến khích và tư vấn HS các khối, lớp tham gia cuộc thi.
  1. Đối với HS
  • Lớp trực tuần chuẩn bị 2 – 3 tiết mục văn nghệ về nhà trường.
  • Tìm hiểu về truyền thống nhà trường.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

Hoạt động 1. Chào cờ, sơ kết thi đua tuần và phổ biến nhiệm vụ tuần mới

Hoạt động 2. Sinh hoạt theo chủ đề

  • Đại diện nhà trường nói chuyện về truyền thống, những tấm gương tiêu biểu đã tạo dựng nên truyền thống của nhà trường.
  • Đại diện HS giới thiệu về những hoạt động mà HS các khối, lớp đang thực hiện để góp phần xây dựng truyền thống nhà trường.
  • Đại diện Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh phát động cuộc thi “Em yêu trường em”.

ĐÁNH GIÁ

  • HS chia sẻ cảm nhận sau khi tham gia các hoạt động.
  • Nhận xét tinh thần, thái độ tham gia các hoạt động của HS các lớp

HOẠT ĐỘNG TIẾP NỐI

  • Suy nghĩ về những việc cần làm để góp phần xây dựng truyền thống nhà trường.
  • Viết bài hoặc thiết kế sản phẩm tham gia cuộc thi “Em yêu trường em”

 

*********************

 

 

Ngày soạn…/…/…

Ngày dạy: …/…/…

 

Tuần 3 - Tiết 2. HĐ giáo dục – Xây dựng truyền thống nhà trường

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau khi tham gia hoạt động này, HS:

  • Hiểu biết và tự hào hơn về truyền thống của nhà trường.
  • Thực hiện được các việc làm cụ thể góp phần xây dựng truyền thống nhà trường.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực tự chủ và tự học trong tìm tòi khám phá.
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác trong trình bày, thảo luận và làm việc nhóm.

Năng lực riêng:

  • Hiểu biết về truyền thống của nhà trường.
  • Thực hiện được các việc làm cụ thể góp phần xây dựng truyền thống nhà trường.
  1. Phẩm chất: Có tinh thần trách nhiệm trong học tập, nhân ái và trung thực.
  2. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  3. Đối với GV
  • SGK Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 8.
  • Một số câu chuyện, hình ảnh về truyền thống nhà trường.
  1. Đối với HS
  • Giấy trắng khổ A0, bút màu, bút dạ, băng dính, giấy màu, các vật dụng cần thiết để làm sản phẩm cho cuộc thi “Em yêu trường em” do Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh và nhà trường tổ chức.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: GV tạo tâm thế hào hứng cho HS thông qua việc chơi trò chơi “Như thế nào và ở đâu?”.
  3. Nội dung: GV tổ chức cho HS chơi trò chơi, HS tham gia nhiệt tình.
  4. Sản phẩm: HS hoàn thành nhiệm vụ GV đề ra.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Như thế nào và ở đâu?”.

- GV hướng dẫn cách chơi:

+ Cả lớp chia thành 2 nhóm.

+ Các nhóm sẽ thảo luận trong vòng 30 giây để đưa ra câu trả lời cho các câu hỏi.

+ Nhóm nào đưa ra câu trả lời đúng trong thời gian ngắn hơn sẽ được tính điểm.

- GV đưa ra câu hỏi (các câu hỏi có thể về những đặc điểm của nhà trường hoặc lớp học):

+ Trường mình có tất cả bao nhiêu lớp học?

+ Trường mình có tất cả bao nhiêu cây bàng?

+ Trong vườn hoa của trường có những loại hoa gì?

+ Phòng y tế của trường ở dãy nhà nào?

+ Nhà xe của trường có phân khu riêng cho các lớp hay không?

+ Có bao nhiêu lớp 8 trong khối 8 của trường mình?

- GV có thể bổ sung những câu hỏi khác phù hợp với lứa tuổi HS để hoạt động sôi nổi hơn.

- Kết thúc trò chơi, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Nêu cảm nhận và những điều thu nhận được sau khi tham gia trò chơi.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS cả lớp lắng nghe và tham gia chơi trò chơi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3, 4: Báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, đánh giá.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Xây dựng truyền thống nhà trường.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động. Tìm hiểu về những việc cần làm dể xây dựng truyền thống nhà trường

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Nêu được các truyền thống của nhà trường.

- Nêu được những việc cần làm để góp phần xây dựng truyền thống nhà trường.

  1. Nội dung: GV tổ chức cho HS làm việc nhóm để chia sẻ về các truyền thống của nhà trường và những việc cần làm để góp phần xây dựng truyền thống nhà trường.
  2. Sản phẩm: HS chia sẻ được các truyền thống của nhà trường và những việc cần làm để góp phần xây dựng truyền thống nhà trường.
  3. Cách thức tiến hành:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1. Chia sẻ về truyền thống của trường em và những việc các thầy cô, HS đã làm để xây dựng truyền thống nhà trường.

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV giao nhiệm vụ và yêu cầu HS chia sẻ về truyền thống của trường em và những việc các thầy cô, HS đã làm để xây dựng truyền thống nhà trường.

- GV chia lớp thành các nhóm và yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ theo hình thức chia sẻ trong nhóm.

- GV hướng dẫn:

+ Kể tên những truyền thống nổi bật của nhà trường.

+ Nêu những việc mà thầy cô, HS đã làm để xây dựng truyền thống nhà trường.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS hình thành nhóm, phân công và thực hiện nhiệm vụ của bản thân.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện hoạt động

- GV mời lần lượt đại diện các nhóm trình bày kết quả thực hiện nhiệm vụ của nhóm mình.

- GV yêu cầu các nhóm sau không nhắc lại ý của nhóm trước.

- GV yêu cầu HS trong lớp chú ý lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV khen ngợi những HS có câu trả lời đúng.

- GV chiếu các hình ảnh về các hoạt động xây dựng truyền thống nhà trường.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

Nhiệm vụ 2. Thảo luận những việc em có thể làm nhằm góp phần xây dựng truyền thống nhà trường.

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành 4 nhóm để thực hiện nhiệm vụ.

- GV giao nhiệm vụ và yêu cầu: Nêu những việc HS có thể làm nhằm góp phần xây dựng truyền thống nhà trường.

- GV hướng dẫn: HS có thể trình bày kết quả thảo luận dưới dạng sơ đồ tư duy.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS hình thành nhóm, phân công và thực hiện nhiệm vụ của bản thân.

- GV quan sát, hỗ trợ HS trong quá trình thảo luận.

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện hoạt động

- GV mời đại diện các nhóm HS lên trình bày kết quả thảo luận về những việc cần làm nhằm góp phần xây dựng truyền thống nhà trường.

- GV gợi ý:

- GV gọi một số HS nêu cảm nhận và những điều rút ra được qua hoạt động,

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV tổng hợp ý kiến của HS, nhận xét, đánh giá.

- GV kết luận chung Hoạt động:

+ Trường của chúng ta có rất nhiều truyền thống tốt đẹp.

+ Hiểu về trường cũng như những truyền thống tốt đẹp của nhà trường, mỗi chúng ta thêm yêu và tự hào về mái trường thân yêu này hơn.

+ Các em hãy tự giác thể hiện trách nhiệm giữ gìn, phát huy truyền thống nhà trường bằng những việc làm cụ thể phù hợp với khả năng của mình.

+ Theo năm tháng, cảnh quan nhà trường có thể đổi thay nhưng giá trị tinh thần và truyền thống tốt đẹp của trường mình sẽ luôn tồn tại và được bảo tồn, phát huy qua mỗi thế hệ HS.

1. Chia sẻ về truyền thống của trường em và những việc các thầy cô, HS đã làm để xây dựng truyền thống nhà trường.

Chia sẻ về truyền thống của trường em và những việc các thầy cô, HS đã làm để xây dựng truyền thống nhà trường:

Gợi ý:

- Tên những truyền thống nổi bật của nhà trường

- Những việc mà thầy cô, HS đã làm để xây dựng truyền thống nhà trường:

+ Thi đua dạy tốt – học tốt.

+ Xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”.

+ Tham gia các hoạt động thiện nguyện, nhân đạo.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Thảo luận những việc em có thể làm nhằm góp phần xây dựng truyền thống nhà trường.

Những việc HS có thể làm bao gồm:

- Đóng góp ý kiến vào việc xây dựng những quy định chung của nhà trường.

- Giữ gìn, bảo vệ cảnh quan nhà trường.

- Tham gia vào các hoạt động kết nối nhà trường và cộng đồng (lao động công ích, hoạt động thiện nguyện,...).

- Tích cực học tập và tham gia nghiên cứu khoa học.

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG TRUYỀN THỐNG NHÀ TRƯỜNG

Từ khóa tìm kiếm google:

Giáo ánh Hoạt động trải nghiệm 8 kết nối tri thức, soạn mới giáo án hoạt động trải nghiệm 8 kết nối công văn mới, soạn giáo án HĐTN 8 kết nốiChủ đề 1: Em với nhà trường - Tuần 3
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Tải giáo án Hoạt động trải nghiệm 8 Kết nối tri thức Chủ đề 1: Em với nhà trường - Tuần 3 . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn mới Hoạt động trải nghiệm 8 kết nối tri thức. Phần trình bày do Ngọc Hà CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận