Tải giáo án Hoạt động trải nghiệm 8 Cánh diều Chủ đề 2: Phát triển bản thân

Giáo án Hoạt động trải nghiệm 8 Môi trường học đường Chủ đề 2: Phát triển bản thân được biên soạn đầy đủ chi tiết. Nội dung bài học hay kết hợp với phương pháp mới - hướng phát triển năng lực bám sát mẫu giáo án HĐTN chuẩn của Bộ Giáo dục. Tài liệu có file tải về, thao tác dễ dàng. Thầy cô kéo xuống tham khảo.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

CHỦ ĐỀ 2: PHÁT TRIỂN BẢN THÂN

 

  1. MỤC TIÊU CHỦ ĐỀ:
  2. Kiến thức

Sau chủ đề này, HS sẽ:

  • Nhận diện được những nét đặc trưng trong tính cách bản thân.
  • Nhận diện được sự thay đổi cảm xúc của bản thân và biết điều chỉnh theo hướng tích cực.
  • Nhận điện được khả năng tranh biện, thương thuyết của bản thân.
  • Bảo vệ quan điểm của mình trong một số tình huống.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Giao tiếp và hợp tác: Biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp với hình ảnh để trình bày thông tin, ý tưởng và thảo luận những vấn đề của bài học. Biết chủ động và gương mẫu hoàn thành phần việc được giao, góp ý điều chỉnh thúc đẩy hoạt động chung; khiêm tốn học hỏi các thành viên trong nhóm.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động hướng nghiệp.

Năng lực riêng:

  • - Biết được những nét đặc trưng trong tính cách bản thân.
  • - Làm chủ và kiểm soát được cảm xúc của bản thân và ứng xử hợp lí trong các tình huống.
  • - Bảo vệ được quan điểm của bản thân.
  1. Phẩm chất:
  • - Có ý thức tự giác, trách nhiệm, chăm chỉ.
  • - Nhân ái, chấp nhận sự khác biệt trong tính cách, cảm xúc.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SHS, SGV, Giáo án.
  • Tranh, ảnh, câu chuyện liên quan đến chủ đề.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SHS, SBT Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 8.
  • Thực hiện nhiệm vụ trong SBT trước khi đến lớp.
  • Thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ trải nghiệm trong cuộc sống.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

SINH HOẠT DƯỚI CỜ

Gợi ý:

  • - Truyền thông về chủ đề “Tôn trọng sự khác biệt”
  • - Tổ chức hoạt động với chủ đề “Nhà ngoại giao tương lai”
  • - Tham gia các hoạt động rèn luyện khả năng làm chủ cảm xúc của bản thân.
  • - Trao đổi về chủ đề “Người phụ nữ Việt Nam”.

 

SINH HOẠT LỚP

Gợi ý:

  • - Trao đổi về ý nghĩa của việc nhận biết tính cách bản thân.
  • - Chia sẻ những nét tính cách tốt của các bạn trong lớp.
  • - Trao đổi về giá trị sống “Khoan dung”.
  • - Chia sẻ câu chuyện về những nhà ngoại giao nổi tiếng.

 

HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG VÀ GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ
  2. Mục tiêu: Giúp HS hứng thú với chủ đề; chỉ rõ những việc cần làm trong chủ đề để đạt được mục tiêu.
  3. Nội dung: GV giới thiệu chủ đề thông qua thử thách, trò chơi và giới thiệu với HS về ý nghĩa chủ đề.
  4. Sản phẩm học tập: HS hoàn thành các nhiệm vụ của GV đề ra.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV giới thiệu về Chương trình Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp lớp 8.

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm và đọc phần Định hướng hoạt động - SHS tr.18 và quan sát tranh chủ đề - SHS tr.16:

- GV đặt thêm một số câu hỏi:

+ Em hãy nêu các hoạt động cần thực hiện trong chủ đề 2?

+ Mô tả bức tranh chủ đề.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát, suy nghĩ và đưa ra câu trả lời.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời HS trả lời câu hỏi:

+ Chủ đề 2 giúp chúng ta điều chỉnh cảm xúc phù hợp với tình huống; bảo vệ quan điểm của bản thân:

  • Tìm và đọc tài liệu về đời sống tình cảm của con người.
  • Sưu tầm tranh ảnh về các biểu hiện cảm xúc của con người.
  • Tìm hiểu cách điều chỉnh cảm xúc theo hướng tích cực.
  • Sưu tầm những câu chuyện về các nhà ngoại giao, đàm phán nổi tiếng.
  • Học hỏi cách tranh biện trong các cuộc thi tranh biện trên truyền hình.
  • Đọc sách, báo để tìm hiểu, thu thập thông tin liên quan đến chủ đề tranh biện được phân công.

+ Mô tả bức tranh chủ đề: Hình ảnh một bạn học sinh nữ đứng trên chiếc mũi tên hướng đi lên. Đó là biểu tượng cho sự cải thiện và phát triển không ngừng bản thân.

- Các HS khác nhận xét, nêu ý kiến khác (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương thái độ học tập của HS.

- GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Cuộc sống luôn chuyển động không ngừng theo thời gian, thế giới hội nhập ngày càng sâu rộng đòi hỏi con người phải luôn hoàn thiện, phát triển bản thân mỗi ngày để đáp ứng được nhịp sống hiện tại. Để tìm hiểu cách phát triển bản thân, chúng ta cùng đến với bài học ngày hôm nay – Chủ đề 2: Phát triển bản thân.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

HOẠT ĐỘNG 1: ĐIỀU CHỈNH CẢM XÚC CỦA BẢN THÂN

  1. Mục tiêu: Giúp HS:

- Biết những biểu hiện của một số loại tính cách, nhận biết tính đặc trưng của bản thân.

- Biết được các cảm xúc xuất hiện trong các tình huống cụ thể.

- Nêu được cách điều chỉnh, rèn luyện điều chỉnh cảm xúc của bản thân theo hướng tích cực.

  1. Nội dung: GV lần lượt tổ chức các nhiệm vụ, HS quan sát, theo dõi và thực hiện theo yêu cầu.
  2. Sản phẩm học tập: HS biết điều chỉnh cảm xúc của bản thân.
  3. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Nhận diện được những nét tính cách đặc trưng của bản thân

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS đọc cột “Tính cách” và các biểu hiện tương ứng SHS tr.19, sau đó giải thích:

Mỗi tính cách có các biểu hiện tương ứng bộc lộ ở cách ứng xử, cách hoạt động của cá nhân. Do vậy, nhận biết tính cách của cá nhân cần quan sát các biểu hiện thường xuyên ở cá nhân đó.

- GV yêu cầu HS làm việc nhóm, thực hiện nhiệm vụ: Em hãy chia sẻ những nét tính cách nổi trội của bản thân.

- GV dẫn dắt: Tính cách con người hình thành bởi nhiều yếu tố (tiền đề sinh học môi trường, tích cực tự rèn luyện,...), không có tính cách nào ưu thế tuyệt đối, cũng không có tính cách nào hạn chế tuyệt đối. Mỗi tính cách có điểm mạnh, điểm yếu và phù hợp với các công việc khác nhau.

- GV tiếp tục yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ: Em hãy chỉ ra những điểm mạnh trong tính cách của bản thân và tìm cách phát huy điểm mạnh đó.

- GV hướng dẫn HS rút ra kết luận về những nét tính cách đặc trưng của bản thân.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận nhóm, vận dụng gợi ý SHS và thực hiện nhiệm vụ.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời HS chia sẻ những tính cách nổi bật của bản thân.

Gợi ý: Hòa đồng, hài hước, thích hoạt động tập thể,...

- GV mới HS chia sẻ điểm mạnh và cách phát huy của bản thân.

Gợi ý:

+ Điểm mạnh: Thích giao tiếp rộng, thích tham gia hoạt động nhóm.

+ Cách phát huy: tham gia các câu lạc bộ như MC, Lễ tân,....

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, tổng kết.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

1. Điều chỉnh cảm xúc của bản thân

a. Nhận diện được những nét tính cách đặc trưng của bản thân

- Mỗi cá nhân có thể có những tính cách khác nhau đều cần được tôn trọng.

- Khi nhận biết được tính cách của bản thân có thể rèn luyện điều chỉnh và lựa chọn các hoạt động để phát huy ưu thế của bản thân.

 

Nhiệm vụ 2: Nhận biết sự thay đổi cảm xúc của bản thân

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành 4 nhóm (2 nhóm thực hiện 1 nhiệm vụ), đọc tình huống 1, 2 SHS tr.19-20 và thực hiện nhiệm vụ:

+ Nhóm 1, 2: Chỉ ra sự thay đổi cảm xúc của nhân vật trong tình huống 1.

+ Nhóm 3, 4: Chỉ ra sự thay đổi cảm xúc của nhân vật trong tình huống 2.

- GV yêu cầu HS chia sẻ về các tình huống làm thay đổi cảm xúc của bản thân:

+ Khi em nhận được tin vui;

+ Khi em có nỗi buồn;

+ Khi em đồng cảm với những hoàn cảnh khó khăn;..

- GV hướng dẫn HS rút ra kết luận về sự thay đổi cảm xúc của bản thân.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận nhóm, đọc tình huống SHS và thực hiện nhiệm vụ.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm trình bày câu trả lời:

+ Tình huống 1: Lâm rất vui sướng, tự hào khi nhận được thành tích tốt.

+ Tình huống 2: Linh lo lắng khi được giao nhiệm vụ thuyết trình.

- GV mời một số HS chia sẻ cảm xúc:

+ Khi em nhận được tin vui: đạt được kết quả cao trong học tập, được tặng món quà yêu thích,..

+ Khi em có nỗi buồn: Khi nhận được điểm kém, xa gia đình,..

+ Khi em đồng cảm với những hoàn cảnh khó khăn: Con đường tới trường của bạn em rất khó khăn,...

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, tổng kết.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

b. Nhận biết sự thay đổi cảm xúc của bản thân

- Trong những tình huống khác nhau, cảm xúc của chúng ta có thể xuất hiện, thay đổi.

- Tùy thuộc vào tác động của tình huống đó với những mong muốn, định hướng sở thích, tính cách,... của chúng ta mà sẽ có sự thay đổi cảm xúc tương ứng.

Nhiệm vụ 3: Tìm hiểu cách điều chỉnh cảm xúc của bản thân

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS đọc tình huống SHS tr.20 và thực hiện nhiệm vụ:

Hãy mô tả cách em sẽ làm để điều chỉnh cảm xúc theo hướng tích cực khi gặp tình huống.

- GV hướng dẫn HS rút ra kết luận, trả lời câu hỏi: Em hãy nêu cách điều chỉnh cảm xúc theo hướng tích cực.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận nhóm, vận dụng gợi ý SHS và thực hiện nhiệm vụ.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời HS chia sẻ cách điều chỉnh cảm xúc của bản thân theo hướng tích cực khi gặp tình huống:

+ Chia sẻ với người khác về cảm xúc hiện tại của mình.

+ Chơi môn thể thao mà mình yêu thích để xua tan cảm xúc buồn tủi hiện tại.

- GV mời HS chia sẻ cách điều chỉnh cảm xúc theo hướng tích cực:

+ Nhận biết được tình huống;

+ Nhận diện được cảm xúc nảy sinh trong tình huống;

+ Kiềm chế suy nghĩ, hành động tiêu cực hay cảm xúc gây ra;

+ Suy nghĩ lạc quan, tìm ra điều tích cực để động viên bản thân;

+ Chuyển sang hoạt động khác giúp tạo ra năng lượng tích cực cho bản thân;

+ Chia sẻ với người mà mình tin tưởng.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, tổng kết.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

c. Tìm hiểu cách điều chỉnh cảm xúc của bản thân

- Có thể điều chỉnh cảm xúc của bản thân theo hướng tích cực bằng nhiều cách khác nhau: suy nghĩ tích cực, động viên bản thân, chia sẻ với bạn bè,...

- Cần nhận diện và gọi tên được chính sách cảm xúc của bản thân, hiểu rõ tại sao mình lại nảy sinh cảm xúc đó để có cách điều chỉnh phù hợp.

Nhiệm vụ 4: Luyện tập điều chỉnh cảm xúc bản thân

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành 4 nhóm, đọc tình huống SHS tr.21 và thực hiện nhiệm vụ:

+ Nhóm 1: Luyện tập cách điều chỉnh cảm xúc của bản thân theo hướng tích cực khi gặp tình huống 1.

+ Nhóm 2: Luyện tập cách điều chỉnh cảm xúc của bản thân theo hướng tích cực khi gặp tình huống 2.

+ Nhóm 3: Luyện tập cách điều chỉnh cảm xúc của bản thân theo hướng tích cực khi gặp tình huống 3.

+ Nhóm 4: Luyện tập cách điều chỉnh cảm xúc của bản thân theo hướng tích cực khi gặp tình huống 4.

- GV khuyến khích HS nên luyện tập điều chỉnh cảm xúc bản thân.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận nhóm, vận dụng gợi ý SHS và thực hiện nhiệm vụ.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm trình bày câu trả lời:

* Tình huống 1:

+ Không bỏ đi, cãi nhau với các bạn.

+ Bình tĩnh, rút kinh nghiệm để luôn hoàn thành nhiệm vụ của bản thân, đồng thời xin lỗi cả nhóm vì lỗi của mình.

+ Cố gắng tập trung học tập để đạt kết quả tốt hơn trong những nhiệm vụ khác.

* Tình huống 2:

+ Trước hết, xin lỗi bố vì em về muộn không báo.

+ Khi bố nguôi giận, em nói rõ lý do với bố để bố không hiểu nhầm em.

+ Ghi nhớ và luôn báo cho bố mẹ nếu có việc về muộn để bố mẹ yên tâm.

* Tình huống 3:

+ Nhận biết được ai cũng có điểm mạnh, điểu hạn chế riêng.

+ Lần sau, em nên nán lại sau giờ học để hỏi thêm bạn học tốt trong nhóm.

* Tình huống 4:

+ Khi chưa biết lý do thất hẹn là gì, em nên suy nghĩ tích cực và chò gặp bạn để nghe giải thích.

+ Bình tĩnh, trao đổi thẳng thắn quan điểm chứ không nên giận dỗi.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, tổng kết.

- GV chuyển sang hoạt động mới.

d. Luyện tập điều chỉnh cảm xúc bản thân

HS cần chú ý rèn luyện bản thân một cách khoa học để điều chỉnh được cảm xúc theo hướng tích cực.

-> Kết luận:

- Nhận diện được những nét tính cách đặc trưng của bản thân giúp em có thể lựa chọn hoạt động phù hợp và tương tác tốt hơn với mọi người.

- Rèn luyện khả năng điều chỉnh cảm xúc bản thân giúp em ngày càng tự chủ hơn trong cuộc sống.

HOẠT ĐỘNG 2: BẢO VỆ QUAN ĐIỂM CỦA BẢN THÂN

  1. Mục tiêu: Giúp HS:

- Hiểu được cách tranh biện và các lưu ý khi tranh biện.

- Nhận biết được khả năng tranh biện của bản thân ở mức độ nào để tiếp tục rèn luyện.

- Luyện tập khả năng tranh biện.

- Nêu được cách thương thuyết với người khác.

- Nhận biết được khả năng thương thuyết của bản thân ở mức độ nào để tiếp tục rèn luyện.

- Rèn luyện khả năng thương thuyết.

  1. Nội dung: GV lần lượt tổ chức các nhiệm vụ, HS quan sát, theo dõi và thực hiện theo yêu cầu.
  2. Sản phẩm học tập: HS biết được các cách để bảo vệ quan điểm bản thân.
  3. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu cách tranh biện để bảo vệ quan điểm của bản thân

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV mời 2 HS đọc phần tranh biện của 2 nhóm trong SHS tr.22 và thực hiện yêu cầu:

Em hãy chỉ ra nội dung và cách tranh biện trong ví dụ?

- GV hướng dẫn HS rút ra kết luận, trả lời câu hỏi: Em có biết các cách tranh biện, các lưu ý khi tranh biện?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc nhóm đôi, đọc ví dụ SHS tr.22 và thực hiện yêu cầu.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS trong quá trình học tập.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời một số nhóm trình bày câu trả lời:

 

2. Bảo vệ quan điểm của bản thân

a. Tìm hiểu cách tranh biện để bảo vệ quan điểm của bản thân

Khi tranh biện cần chú ý về nội dung và thái độ:

- Về nội dung: nêu ra quan điểm rõ ràng, có chứng cứ, lập luận.

- Về thái độ: lắng nghe, kiềm chế cảm xúc, không làm tổn thương người khác.

 

 

 

 

 

 

Từ khóa tìm kiếm google:

Giáo ánh Hoạt động trải nghiệm 8 cánh diều, soạn mới giáo án hoạt động trải nghiệm 8 cánh diều công văn mới, soạn giáo án HĐTN 8 cánh diều Chủ đề 2: Phát triển bản thân
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Tải giáo án Hoạt động trải nghiệm 8 Cánh diều Chủ đề 2: Phát triển bản thân . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn mới Hoạt động trải nghiệm 8 cánh diều. Phần trình bày do Ngọc Hà CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận