Tải giáo án Hoạt động trải nghiệm 8 Cánh diều Chủ đề 1: Môi trường học đường

Giáo án Hoạt động trải nghiệm 8 Môi trường học đường Chủ đề 1: Môi trường học đường được biên soạn đầy đủ chi tiết. Nội dung bài học hay kết hợp với phương pháp mới - hướng phát triển năng lực bám sát mẫu giáo án HĐTN chuẩn của Bộ Giáo dục. Tài liệu có file tải về, thao tác dễ dàng. Thầy cô kéo xuống tham khảo.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

CHỦ ĐỀ 1: MÔI TRƯỜNG HỌC ĐƯỜNG

 

  1. MỤC TIÊU CHỦ ĐỀ:
  2. Kiến thức

Sau chủ đề này, HS sẽ:

  • Thực hiện được các việc làm cụ thể góp phần xây dựng truyền thống nhà trường.
  • Xây dựng được tình bạn và biết cách giữ gìn tình bạn.
  • Nhận diện được dấu hiệu bắt nạt học đường và có kĩ năng phòng, tránh bắt nạt học đường.
  • Tham gia hoạt động giáo dục theo chủ đề của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh và nhà trường.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Giao tiếp và hợp tác: Biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp với hình ảnh để trình bày thông tin, ý tưởng và thảo luận những vấn đề của bài học. Biết chủ động và gương mẫu hoàn thành phần việc được giao, góp ý điều chỉnh thúc đẩy hoạt động chung; khiêm tốn học hỏi các thành viên trong nhóm.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động hướng nghiệp.

Năng lực riêng:

  • Xây dựng tình bạn thân thiết, gắn bó.
  • Chung tay xây dựng truyền thống tốt đẹp của nhà trường.
  • Phê phán, lên án những hành vi bạo lực học đường.
  1. Phẩm chất:
  • - Có ý thức tự giác, trách nhiệm, chăm chỉ.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SHS, SGV, Giáo án.
  • Tranh, ảnh liên quan đến chủ đề.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SHS, SBT Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 8.
  • Thực hiện nhiệm vụ trong SBT trước khi đến lớp.
  • Thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ trải nghiệm trong cuộc sống.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

SINH HOẠT DƯỚI CỜ

Gợi ý:

  • - Phát động tuần lễ thi đua “Cùng nhau xây dựng truyền thống nhà trường”
  • - Tham gia văn nghệ về chủ đề “Tình bạn”
  • - Phát động phong trào “Xây dựng trường học an toàn”
  • - Tham gia các hoạt động về chủ đề “Phòng, tránh bắt nạt học đường”
  • - ...

SINH HOẠT LỚP

Gợi ý:

  • - Chia sẻ về những việc làm góp phần xây dựng truyền thống nhà trường;
  • - Chia sẻ về những câu chuyện ca ngợi tình bạn đẹp, bền vững;
  • - Thiết kế thông điệp tuyên truyền phòng, tránh bắt nạt học đường;
  • - ....

HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG VÀ GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ
  2. Mục tiêu: Giúp HS hứng thú với chủ đề; chỉ rõ những việc cần làm trong chủ đề để đạt được mục tiêu.
  3. Nội dung: GV giới thiệu chủ đề thông qua bài hát, video và giới thiệu với HS về ý nghĩa chủ đề.
  4. Sản phẩm học tập: HS hoàn thành các nhiệm vụ của GV đề ra.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm và đọc phần Định hướng hoạt động - SHS tr.7 và quan sát tranh chủ đề - SHS tr.5:

- GV đặt thêm một số câu hỏi:

+ Em hãy nêu các hoạt động cần thực hiện trong chủ đề 1?

+ Mô tả bức tranh chủ đề.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe, suy nghĩ và đưa ra câu trả lời

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời HS trả lời câu hỏi:

+ Chủ đề 1 giúp chúng ta biết cách xây dựng truyền thống nhà trường, giữ gìn tình bạn và phòng, tránh bạo lực học đường:

  • Tìm hiểu về truyền thống nhà trường và các hoạt động xây dựng, phát huy truyền thống nhà trường;
  • Quan sát và ghi lại những việc làm/ hành động của mọi người góp phần xây dựng truyền thống nhà trường;
  • Sưu tầm những câu danh ngôn, ca dao, tục ngữ, câu chuyện hay về ca ngợi tình bạn;
  • Tìm hiểu các thông tin về bắt nạt học đường trên thông tin đại chúng.
  • Quan sát để nhận diện hiện tượng bắt nạt học đường quanh em.

+ Mô tả bức tranh chủ đề: Khung cảnh học sinh, cô giáo trường trung học cơ sở đang nô nức, náo nhiệt tới trường.

- Các HS khác nhận xét, nêu ý kiến khác (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương thái độ học tập của HS.

- GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Trường học là một trong những cái nôi hình thành sự hoàn thiện và phát triển con người. Ở đó, mỗi học sinh, thầy cô là một nhân tố quan trọng cho quá trình xây dựng môi trường học đường lành mạnh, bền vững. Vậy làm thế nào để có thể xây dựng môi trường học đường tốt đẹp, chúng ta cùng đến với bài học ngày hôm nay – Chủ đề 1: Môi trường học đường.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

HOẠT ĐỘNG 1: XÂY DỰNG TRUYỀN THỐNG NHÀ TRƯỜNG

  1. Mục tiêu: Giúp HS:

- Tìm hiểu và nêu được những việc làm góp phần xây dựng truyền thống nhà trường.

- Thực hiện được và chia sẻ những việc mình đã làm góp phần xây dựng truyền thống nhà trường.

- Tìm hiểu và tham gia các hoạt động Đoàn, Đội góp phần xây dựng truyền thống nhà trường.

  1. Nội dung: GV lần lượt tổ chức các nhiệm vụ, HS quan sát, theo dõi và thực hiện theo yêu cầu.
  2. Sản phẩm học tập: HS thực hiện được các việc làm, hoạt động nhằm góp phần xây dựng truyền thống nhà trường.
  3. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Việc làm góp phần xây dựng truyền thống nhà trường

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu HS chia sẻ trong nhóm: Em hãy chia sẻ những việc làm góp phần xây dựng truyền thống nhà trường.

- GV đặt thêm câu hỏi: Em thấy những hoạt động đó như thế nào? Em ấn tượng với hoạt động nào? Vì sao?

- GV hướng dẫn HS rút ra kết luận về những việc làm góp phần xây dựng truyền thống nhà trường.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc nhóm, chia sẻ và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời một số HS chia sẻ những việc làm góp phần xây dựng truyền thống nhà trường mà các nhóm đã trao đổi với nhau.

Gợi ý (đính kèm phía dưới hoạt động).

- GV mời HS chia sẻ những việc bản thân có thể làm để góp phần xây dựng truyền thống nhà trường.

- GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, tổng kết.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

1. Xây dựng truyền thống nhà trường

a. Việc làm góp phần xây dựng truyền thống nhà trường

Là học sinh của trường, việc tìm hiểu và xác định những việc làm góp phần xây dựng truyền thống nhà trường là trách nhiệm nhưng cũng là quyền lợi và niệm tự hào của các em.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhiệm vụ 2: Thực hiện việc làm góp phần xây dựng truyền thống nhà trường

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi và thực hiện nhiệm vụ: Em hãy chia sẻ những việc đã làm góp phần xây dựng truyền thống nhà trường.

Gợi ý:

+ Tên việc làm

+ Mô tả cách thực hiện

+ Kết quả đạt được

+ Bài học thu được, những khó khăn gặp phải và cách khắc phục.

- Sau khi thảo luận nhóm đôi, GV đặt thêm câu hỏi: Trước khi thực hiện công việc đó, em có suy nghĩ gì? Sau khi thực hiện xong, em cảm thấy như thế nào?

- GV yêu cầu HS tiếp tục thảo luận và thực hiện nhiệm vụ: Em hãy chia sẻ những việc làm sự kiện sẽ thực hiện trong thời gian sắp tới để góp phần xây dựng truyền thống nhà trường.

- GV hướng dẫn HS rút ra kết luận về thực hiện việc làm góp phần xây dựng truyền thống nhà trường.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc nhóm, chia sẻ và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời một số HS chia sẻ những việc đã làm góp phần xây dựng truyền thống nhà trường mà các nhóm đã trao đổi với nhau.

- GV mời HS chia sẻ việc làm dự kiến trong thời gian tới để góp phần xây dựng truyền thống nhà trường.

- GV mời HS chia sẻ cách thực hiện việc làm góp phần xây dựng truyền thống nhà trường.

- GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, tổng kết.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

b. Thực hiện việc làm góp phần xây dựng truyền thống nhà trường

Thực hiện được những việc làm góp phần xây dựng truyền thống nhà trường thể hiện em là một HS có ý thức và tinh thần trách nhiệm cao với những công việc chung.

Nhiệm vụ 3: Tham gia hoạt động Đoàn, Đội góp phần xây dựng truyền thống nhà trường

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, chia sẻ trong nhóm: Em hãy chia sẻ các hoạt động giáo dục theo chủ đề Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh và của nhà trường.

- Sau khi thảo luận, GV nêu thêm câu hỏi:

+ Em biết thông tin về các hoạt động đó từ đâu?

+ Trong các hoạt động đó, em thấy ấn tượng với hoạt động nào nhất? Vì sao?

- GV chia lớp thành 4 nhóm và yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ: Em hãy thảo luận về các hoạt động Đoàn, Đội góp phần xây dựng truyền thống nhà trường.

- GV yêu cầu HS tham gia các hoạt động Đoàn, Đội góp phần xây dựng truyền thống nhà trường và viết báo cáo kết quả.

- GV hướng dẫn HS rút ra kết luận về việc tham gia hoạt động Đoàn, Đội góp phần xây dựng truyền thống nhà trường.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc nhóm, chia sẻ và trả lời câu hỏi.

- HS thảo luận nhóm và lên ý tưởng.

- HS tham gia hoạt động Đoàn, Đội và thực hiện viết báo cáo tại nhà.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời một số HS chia sẻ các hoạt động giáo dục theo chủ đề Đoàn, Đội góp phần xây dựng truyền thống nhà trường mà các nhóm đã trao đổi với nhau.

- GV mời HS chia sẻ một số hoạt động Đoàn, Đội góp phần xây dựng truyền thống nhà trường (gợi ý SHS tr.9).

+ Tổ chức ngày hội đọc sách

+ Thi đua thành tích tốt trong tuần

- GV yêu cầu HS tham gia hoạt động Đoàn, Đội góp phần xây dựng truyền thống nhà trường.

- GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, tổng kết.

- GV chuyển sang hoạt động mới.

c. Tham gia hoạt động Đoàn, Đội góp phần xây dựng truyền thống nhà trường

- Thể hiện bản thân là đội viên gương mẫu;

- Là cơ hội để HS học hỏi, rèn luyện và trưởng thành hơn.

-> Kết luận: Thực hiện những việc làm góp phần xây dựng truyền thống nhà trường thể hiện tinh thần trách nhiệm và tình yêu đối với ngôi trường mà em đang theo học.

 

BẢNG LIỆT KÊ NHỮNG VIỆC LÀM GÓP PHẦN XÂY DỰNG TRUYỀN THỐNG NHÀ TRƯỜNG

Các lĩnh vực

Việc làm cụ thể

Học tập

- Tham gia hoạt động thi đua “Dạy tốt, học tốt”

- Đổi mới phương pháp học tập.

- ...

Văn hóa – nghệ thuật

- Tham gia tổ chức cuộc thi “Giai điệu tuổi hồng”

- Tham gia làm báo tường nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11

- ...

Thể dục – thể thao

- Tham gia thi đấu bóng đá nam, nữ.

- Tham gia đội tuyển đá cầu.

- ...

Các hoạt động cộng đồng

- Ủng hộ các bạn HS khu vực miền núi khó khăn.

- Thực hiện dự án bảo vệ môi trường.

- ....

Các hoạt động khác

- Giữ gìn vệ sinh trong trường, lớp

- Giúp đỡ mọi người

- ...

HOẠT ĐỘNG 2: XÂY DỰNG VÀ GIỮ GÌN TÌNH BẠN

  1. Mục tiêu: Giúp HS:

-  Nhận biết được các biểu hiện của tình bạn đẹp;

- Biết cách xây dựng và giữ gìn tình bạn;

- Biết cách xây dựng tình bạn đẹp;

- Biết cách duy trì và giữ gìn tình bạn trong các tình huống khác nhau.

  1. Nội dung: GV lần lượt tổ chức các nhiệm vụ, HS quan sát, theo dõi và thực hiện theo yêu cầu.
  2. Sản phẩm học tập: HS biết cách xây dựng và giữ gìn tình bạn.
  3. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Nhận diện biểu hiện của tình bạn đẹp

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ: Em hãy viết vào giấy nhớ ít nhất 3 biểu hiện của tình bạn đẹp trong thời gian 5 phút và dán giấy nhớ lên bảng.

- GV hướng dẫn HS rút ra kết luận về những biểu hiện của tình bạn đẹp.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc cá nhân, dựa vào hiểu biết của bản thân và thực hiện yêu cầu.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS trong quá trình học tập.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời một số HS chia sẻ về các biểu hiện của tình bạn đẹp được ghi trong giấy nhớ của mình.

Gợi ý:

+ Yêu thương quý trọng nhau

+ Phù hợp với nhau về quan điểm sống, tính cách

+ Chân thành, tin cậy

+ Luôn giúp đỡ nhau khi có thể.

- GV mời HS nêu những biểu hiện của tình bạn đẹp.

- GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV tổng kết lại ý kiến và kết luận.

- GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo.

2. Xây dựng và giữ gìn tình bạn

a. Nhận diện biểu hiện của tình bạn đẹp

- Là tình bạn mà ở đó mọi người yêu thương, quý mến nhau; chia sẻ, giúp đỡ nhau; tin tưởng nhau;...

- Nhận biết được các biểu hiện của tình cảm đẹp sẽ giúp HS biết trân trọng và giữ gìn tình bạn.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhiệm vụ 2: Cách thức xây dựng và giữ gìn tình bạn

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV mời HS đọc tình huống SHS tr.10 và thực hiện nhiệm vụ:

Thảo luận về tình huống để chỉ ra cách thức mà các nhân vật đã làm để xây dựng và gìn giữ tình bạn.

Gợi ý câu hỏi:

+ Nhân vật trong tình huống tên là gì?

+ Tình bạn của họ có phải là tình bạn đẹp không? Vì sao?

+ Họ đã làm gì để xây dựng và giữ gìn tình bạn của mình?

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 người để trao đổi về cách thức xây dựng và giữ gìn tình bạn.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc nhóm, thảo luận tình huống SHS tr.10 và rút ra cách thức xây dựng và giữ gìn tình bạn.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS trong quá trình học tập.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện một số nhóm trả lời:

+ Nhân vật trong tình huống là Huy và Hoàng, 2 người bạn thân từ lớp 6.

+ Tình bạn của họ là tình bạn đẹp. Vì cả hai đều luôn quan tâm, giúp đỡ và chia sẻ với nhau.

+ Cách xây dựng và giữ gìn tình bạn: Huy và Hoàng hỗ trợ nhau trong quá trình học tập, cùng tham gia câu lạc bộ thể thao, thường xuyên tâm sự với nhau về vấn đề cuộc sống,...

- GV mời HS nêu cách thức xây dựng và giữ gìn tình bạn.

Gợi ý:

+ Luôn quan tâm giúp đỡ nhau trong học tập và cuộc sống

+ An ủi, chia sẻ, động viên bạn khi bạn gặp chuyện buồn

+ Biết thông cảm, chia sẻ, tha thứ cho nhau.

- GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV tổng kết lại ý kiến và kết luận.

- GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo.

b. Cách thức xây dựng và giữ gìn tình bạn

Trong mối quan hệ bạn bè, chúng ta cần có niềm tin, sự bao dung, độ lượng, lắng nghe và chia sẻ,... cùng nhau. Đó là bí quyết để chúng ta giữ gìn và phát triển tình bạn đẹp.

Nhiệm vụ 3: Xây dựng tình bạn đẹp

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành các nhóm (giữ nguyên nhóm ở Nhiệm vụ 2) và yêu cầu các nhóm theo luận để tham gia hoạt động “Cùng làm chiếc bánh tình bạn”:

+ Thảo luận về nguyên liệu để làm “chiếc bánh tình bạn”.

+ Xác định cách thức tiến hành làm “chiếc bánh tình bạn”.

Gợi ý:

+ Giới thiệu chiếc bánh tình bạn đã được thực hiện.

- Sau khi các nhóm trình bày, GV đặt thêm một số câu hỏi:

+ Tại sao các em chọn nguyên liệu này để làm bánh tình bạn?

+ Trong những nguyên liệu đó, nguyên liệu nào không thể thiếu?

+ Có những lưu ý gì khi làm chiếc bạn tình bạn?

+ ...

- GV hướng dẫn HS rút ra kết luận về cách xây dựng tình bạn đẹp.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

 

c. Xây dựng tình bạn đẹp

Để xây dựng tình bạn đẹp, cần hội tụ rất nhiều yếu tố và đòi hỏi sự cố gắng, nỗ lực vun đắp của mỗi cá nhân tron

Từ khóa tìm kiếm google:

Giáo ánh Hoạt động trải nghiệm 8 cánh diều, soạn mới giáo án hoạt động trải nghiệm 8 cánh diều công văn mới, soạn giáo án HĐTN 8 cánh diều Chủ đề 1: Môi trường học đường
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Tải giáo án Hoạt động trải nghiệm 8 Cánh diều Chủ đề 1: Môi trường học đường . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn mới Hoạt động trải nghiệm 8 cánh diều. Phần trình bày do Ngọc Hà CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận