Tải giáo án Đạo đức 4 chân trời sáng tạo bài 3: Em cảm thông giúp đỡ người gặp khó khăn (3 tiết)

Giáo án Đạo đức 4 Chân trời sáng tạo bài 3: Em cảm thông giúp đỡ người gặp khó khăn (3 tiết) được phép biên soạn đầy đủ chi tiết. Nội dung bài học hay kết hợp với phương pháp mới - hướng phát triển năng lực bám sát mẫu Giáo án Đạo đức chuẩn của Bộ Giáo dục. Tài liệu có file tải về, thao tác dễ dàng. Thầy cô kéo xuống tham khảo.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

CHỦ ĐỀ 2: CẢM THÔNG, GIÚP ĐỠ NGƯỜI GẶP KHÓ KHĂN

BÀI 3: EM CẢM THÔNG GIÚP ĐỠ NGƯỜI GẶP KHÓ KHĂN (3 tiết)

 

  1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nêu được một số biểu hiện của sự cảm thông, giúp đỡ người gặp khó khăn.
  • Biết vì sao phải cảm thông, giúp đỡ người gặp khó khăn.
  • Cảm thông, giúp đỡ người gặp khó khăn bằng những lời nói, việc làm cụ thể phù hợp với lứa tuổi.
  • Sẵn sàng giúp đỡ người gặp khó khăn phù hợp với khả năng của bản thân.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp, hợp tác: Tích cực thảo luận nhóm và chung sức cùng nhau để thể hiện sự thực hiện việc giúp đỡ người gặp khó khăn.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Xử lí được các tình huống trong thực tiễn để thể hiện sự cảm thông, giúp đỡ người gặp khó khăn phù hợp với lứa tuổi.

Năng lực riêng:

  • Năng lực điều chỉnh hành vi:
  • Nêu được một số biểu hiện của sự cảm thông, giúp đỡ người gặp khó khăn.
  • Biết vì sao phải cảm thông, giúp đỡ người gặp khó khăn: Cảm thông, giúp đỡ người gặp khó khăn bằng những lời nói, việc làm cụ thể phù hợp với lứa tuổi.
  • Sẵn sàng giúp đỡ người gặp khó khăn phù hợp với khả năng của bản thân.
  1. Phẩm chất
  • Nhân ái : Chia sẻ với những bạn có hoàn cảnh khó khăn, các bạn ở vùng sâu, vùng xa, người khuyết tật và đồng bào bị ảnh hưởng của thiên tai.
  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Phương pháp dạy học
  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
  1. Thiết bị dạy học
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SHS, SGV, Vở bài tập Đạo đức 4.
  • Hình ảnh minh hoạ, tình huống thể hiện sự cảm thông, giúp đỡ người gặp khó khăn.
  • Đồ dùng dành cho trò chơi Vượt chướng ngại vật: khăn bịt mắt, chướng ngại vật.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SHS, Vở bài tập Đạo đức 4.
  • Dụng cụ : Bút viết, bảng con và phấn/ bút lông viết bảng.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: HS có hứng thú học tập, nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới, kết nối vào bài học Em cảm thông, giúp đỡ người gặp khó khăn.

b. Cách tiến hành

- GV tổ chức cho HS tham gia trò chơi “Vượt chướng ngại vật”.

- GV phổ biến Cách chơi:

+ GV chuẩn bị sàn chơi an toàn, bao gồm các chướng ngại vật được sắp xếp trên đường đi.

+ 1 HS bị bịt mắt, 1 HS khác dùng lời hướng dẫn bạn đi từ vạch xuất phát đến vạch đích.

Ví dụ: Sang trái một bước, đi thẳng một bước,...

- GV đặt câu hỏi:

+ Điều gì sẽ xảy ra nếu không có bạn giúp em vượt chướng ngại vật?

+ Khi được bạn giúp đỡ để đi đến vạch đích, em cảm thấy như thế nào?

- HS tham gia trò chơi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV tổng kết, đánh giá hoạt động và dẫn dắt vào bài học: Các bạn HS bị bịt mắt chính là hình ảnh mô phỏng của những người gặp khó khăn. Trong cuộc sống này, cô rất nhiều người gặp phải những hoàn cảnh không may, bất hạnh cần sự cảm thông, giúp đỡ từ người khác. Những hoàn cảnh đó ra sao? Chúng ta nên ứng xử với họ như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu bài học “Em cảm thông, giúp đỡ người gặp khó khăn”

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Quan sát tranh và nêu biểu hiện của sự cảm thông, giúp đỡ người gặp khó khăn.

a. Mục tiêu: HS nêu được một số biểu hiện của sự cảm thông, giúp đỡ người gặp khó khăn.

b. Cách tiến hành

- GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm (4 – 6 HS), quan sát tranh và trả lời câu hỏi: Nêu biểu hiện của sự cảm thông, giúp đỡ người gặp khó khăn.

- GV mời đại diện HS/nhóm nêu biểu hiện sau khi quan sát tranh. Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

- GV gợi ý:

+ Tranh 1: Tham gia văn nghệ gây quỹ “Xuân yêu thương”.

+ Tranh 2: Chủ động thăm hỏi và chia sẻ với bạn khi bạn gặp khó khăn.

+ Tranh 3: Tặng sách cho các bạn ở mái ấm tình thương.

+ Tranh 4: Giúp đỡ người lớn tuổi.

+ Tranh 5: Giúp đỡ người bị bệnh, khuyết tật (giúp đỡ bạn học).

+ Tranh 6: Giúp đỡ người bị tai nạn (em nhỏ bị ngã).

Hoạt động 2: Kể thêm một số biểu hiện của sự cảm thông, giúp đỡ người gặp khó khăn

a. Mục tiêu: HS nêu được thêm một số biểu hiện của sự cảm thông, giúp đỡ người gặp khó khăn.

b. Cách tiến hành

- GV cho HS thảo luận theo nhóm đôi theo kĩ thuật XYZ (2 người. 2 ý kiến, 2 phút): Nêu thêm biểu hiện của sự cảm thông, giúp đỡ người gặp khó khăn.

- GV mời đại diện 3 – 4 nhóm HS phát biểu. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

- GV nhận xét, khen ngợi HS.

- GV mở rộng kiến thức: Một số biểu hiện của sự cảm thông, giúp đỡ người gặp khó khăn như:

+ Dùng tiền tiết kiệm để ừng hộ đồng bào bị lũ hụt.

+ Động viên khi bạn có chuyện buồn,....

Hoạt động 3: Đọc câu chuyện và trả lời câu hỏi

a. Mục tiêu: HS biết vì sao phải cảm thông, giúp đỡ người gặp khó khăn.

b. Cách tiến hành

- GV tổ chức cho HS đọc câu chuyện “Khi nào mẹ về?” theo nhóm bốn.

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

+ Mẹ Na đã làm gì để giúp đỡ những người bệnh?

+ Theo em, vì sao phải cảm thông, giúp đỡ người gặp khó khăn?

- GV mời gọi đại diện HS phát biểu. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức:

Gợi ý:

+ Trong câu chuyện “Khi nào mẹ về?”, mẹ của Na đã tình nguyện tham gia chăm sóc, hỗ trợ bệnh nhân cách lị điều trị Covid-1 9 ở bệnh viện. Mẹ của Na không về nhà vì còn rất nhiều bệnh nhân đang cần sự giúp đỡ.

+ Chúng ta phải cảm thông, giúp đỡ người gặp khó khăn vì:

·        Cảm thông, giúp đỡ người gặp khó khăn góp phần làm cho xã hội tốt đẹp hơn.

·        Cảm thông, giúp đỡ người gặp khó khăn là hành vi văn minh, lịch sự; là biểu hiện của lòng nhân ái.

·        Cảm thông, giúp đỡ người gặp khó khăn mang lại niềm vui cho mình và mọi người.

 

 

 

 

 

 

- HS tham gia trò chơi.

 

- HS lắng nghe luật chơi và tiến hành chơi trò chơi.

 

 

 

 

- HS lắng nghe câu hỏi.

 

 

 

- HS trả lời.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS hoạt động nhóm theo yêu cầu của GV.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời.

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

Từ khóa tìm kiếm google:

Giáo án Đạo đức 4 chân trời sáng tạo, soạn mới giáo án đạo đức 4 chân trời công văn mới, soạn giáo án đạo đức 4 chân trời bài 3: Em cảm thông giúp đỡ người gặp khó khăn (3 tiết)
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Tải giáo án Đạo đức 4 chân trời sáng tạo bài 3: Em cảm thông giúp đỡ người gặp khó khăn (3 tiết) . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn giáo án đạo đức 4 chân trời sáng tạo. Phần trình bày do Ngọc Hà CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận