Tải giáo án Đạo đức 4 chân trời sáng tạo bài 11: Quyền trẻ em

Giáo án Đạo đức 4 Chân trời sáng tạo bài 11: Quyền trẻ em được phép biên soạn đầy đủ chi tiết. Nội dung bài học hay kết hợp với phương pháp mới - hướng phát triển năng lực bám sát mẫu Giáo án Đạo đức chuẩn của Bộ Giáo dục. Tài liệu có file tải về, thao tác dễ dàng. Thầy cô kéo xuống tham khảo.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

CHỦ ĐỀ 8: QUYỀN VÀ BỔN PHẬN TRẺ EM

BÀI 11: QUYỀN TRẺ EM (2 tiết)

 

  1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Kể được một số quyền cơ bản của trẻ em.
  • Biết vì sao phải thực hiện quyền của trẻ em.
  • Thực hiện được quyền của trẻ em phù hợp với lứa tuổi.
  • Nhắc nhở, giúp đỡ bạn bè thực hiện quyền của trẻ em.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực tự chủ và tự học:
  • Biết được một số quyền cơ bản của trẻ em và vì sao phải thực hiện quyền trẻ em.
  • Tự tìm hiểu, nghiên cứu pháp luật về trẻ em để thực hiện tốt các quyền trẻ em cơ bản của bản thân.
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác:

Năng lực riêng:

  • Năng lực tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội và năng lực điều chỉnh hành vi:
  • Kể được một số quyền cơ bản của trẻ em; Biết vì sao phải thực hiện quyền của trẻ em.
  • Thực hiện được quyền của trẻ em phù hợp với lứa tuổi và nhắc nhở, giúp đỡ bạn bè thực hiện quyền của trẻ em.
  1. Phẩm chất

- Trách nhiệm: Tự giác trong việc thực hiện quyền trẻ em.

- Nhân ái: Có ý thức nhắc nhở, giúp đỡ bạn bè thực hiện quyền trẻ em.

  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Phương pháp dạy học
  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
  1. Thiết bị dạy học
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SHS, SGV, Vở bài tập Đạo đức 4, Luật trẻ em năm 2016.
  • Các hình ảnh minh họa tình huồng về quyền trẻ em.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SHS, Vở bài tập Đạo đức 4.
  • Dụng cụ : Bút viết, bảng con và phấn/ bút lông viết bảng.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế tích cực, hứng thú học tập, chia sẻ kinh nghiệm của bản thân và kết nối vào bài học Quyền trẻ em.

b. Cách tiến hành

- GV tổ cho HS quan sát tranh (SGK tr.55) và nêu yêu cầu:

+ Mô tả nội dung tranh.

+ Chỉ định ngẫu nhiên một HS phát biểu, sau đó yêu cầu HS này mời ngẫu nhiên một bạn tiếp theo chia sẻ.

- GV tiếp tục tổ chức phỏng vấn ngẫu nhiên 2 - 3 HS:

+ Em hiểu như thế nào về câu nói “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui” và “Trẻ em là để yêu thương”?

+ Em có cảm xúc gì khi xem bức tranh mô tả cuộc sống của Tin và Na?

+ Theo em, Tin và Na đã được hưởng những quyền cơ bản nào của trẻ em?

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Tin và Na được hưởng quyền được học tập và vui chơi giải trí.

- GV dẫn dắt vào bài học: Trẻ em là mầm non tương lai của đất nước. Trong bài học ngày hôm nay, thầy/cô và các em sẽ cùng tìm hiểu về “Quyền trẻ em”.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Quan sát tranh và thực hiện yêu cầu.

a. Mục tiêu: HS nêu được một số quyền cơ bản của trẻ em.

b. Cách tiến hành

- GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm đôi, quan sát tranh SGK tr.56 và trả lời câu hỏi:

+ Nêu một số quyền cơ bản của trẻ em được trình bày trong tranh?

+ Kể thêm một số quyền cơ bản của trẻ em mà em biết.

- GV mời đại diện 3 – 5 nhóm trình bày. Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

- GV đánh giá, chốt đáp án:

+ Tranh 1: Quyền được chăm sóc sức khoẻ.

Điều 14. Quyền được chăm sóc sức khoẻ:

Trẻ em có quyền được chăm sóc tốt nhất về sức khoẻ, được ưu tiên tiếp cận, sử dụng dịch vụ phòng bệnh và khám bệnh, chữa bệnh.

+ Tranh 2: Quyền được giáo dục, học tập và phát triển năng khiếu.

Điều 16. Quyền được giáo dục, học tập và phát triển năng khiếu:

1. Trẻ em có quyễn được giáo dục, học tập đề phát triển toàn điện và phát huy tốt nhất tiềm năng của bản thân.

2. Trẻ em được bình đẳng về cơ hội học tập và giáo dục; được phát triển tài năng, năng khiếu, sáng tạo, phát mình.

+ Tranh 3: Quyền vui chơi, giải trí.

Điều 17. Quyền vui chơi, giải trí:

Trẻ em có quyền vui chơi, giải trị được bình đẳng về cơ hội tham gia các hoạt động văn hoá, nghệ thuật, thể dục, thể thao, du lịch phù hợp với độ tuổi)

+ Tranh 4: Quyền được bào vệ khỏi bạc lực, xâm hại.

Điều 27. Quyền được bảo vệ để không bị bạo lực, bỏ rơi, bỏ mặc:

Trẻ em có quyền được bào vệ dưới mọi hình thức đế không bị bạo lực, bỏ rơi bỏ mặc làm tổn hại đến sự phát triển toàn diện của trẻ em.

- GV kết luận: Một số quyền cơ bản của trẻ em:

+ Quyền được chăm sóc sức khoẻ.

+ Quyền được giáo dục, học tập và phát triển năng khiếu.

+ Quyền vui chơi, giải trí.

+ Quyền được bảo vệ khỏi bạo lực, xâm hại.

Hoạt động 2: Đọc câu chuyện và trả lời câu hỏi

a. Mục tiêu: HS nhận biết được vì sao phải thực hiện quyền của trẻ em.

b. Cách tiến hành

- GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm câu chuyện Con muốn đến trường (SGK tr.56 – 57).

- GV đặt câu hỏi:

+ Câu chuyện trên đề cập đến quyền cơ bản nào của trẻ em?

+ Quyền này cần thiết như thế nào đối với cuộc sống của bạn Chi?

Gợi ý: Câu chuyện đề cập đến quyền được giáo dục, học tập và phát triển năng khiếu của trẻ em.).

- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm đôi: Theo em, vì sao phải thực hiện quyền của trẻ em?

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày kết quả thảo luận. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Ý nghĩa của việc thực hiện quyển của trẻ em:

+ Quyền trẻ em là điều cần thiết để trẻ em được sống và lớn lên một cách lành mạnh, an toàn.

+ Nhờ có quyền trẻ em, tất cả các trẻ em thuộc mọi tầng lớp, mọi độ tuổi đều được bảo vệ trước pháp luật.

+ Ngoài ra, quyền trẻ em còn giúp các em tham gia tích cực vào sự phát triển của bản thân và đóng góp vào sự phát triển của đất nước.

Hoạt động 3: Quan sát tranh và trả lời câu hỏi

a. Mục tiêu: HS nhận biết được một số biểu hiện của thực hiện quyển trẻ em và nhắc nhở, giúp đỡ bạn bè thực hiện quyển của trẻ em.

b. Cách tiến hành

- GV tổ chức hoạt động nhóm, chia lớp thành 6 ~ 8 nhóm, giao ngẫu nhiên cho mỗi nhóm quan sát 1 trong 4 bức tranh (SGK tr.57).

- HS thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi: Bạn trong tranh thực hiện quyền của trẻ em như thể nào?

- GV mời lần lượt đại diện các nhóm trình bày kết quả. Các nhóm khác lắng nghe, bổ sung.

- GV chốt kiến thức:

+ Tranh 1: Trao đối, học hỏi kiến thức về quyền trẻ em.

+ Tranh 2: Chủ động tố giác hành vi vi phạm quyền trẻ em.

+ Tranh 3: Nhắc bạn không trêu chọc, xúc phạm ngoại hình, danh dự, nhân phẩm của bạn khác.

+ Tranh 4: Kêu gọi, ủng hộ, quyên góp giúp đỡ những bạn có hoàn cảnh khó khăn đến trường.

- GV kết luận: Em có thể thực hiện quyền trẻ em và nhắc nhờ bạn bè thực hiện quyền trẻ em bằng cách:

+ Nhận biết quyền của trẻ em.

+ Nghiêm túc thực hiện quyền của trẻ em.

+ Nhắc nhở bạn thực hiện quyền của trẻ em.

+ Giúp đỡ bạn thực hiện quyền của trẻ em.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát, lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời.

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS thảo luận theo cặp.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS xung phong đọc bài.

 

- HS chú ý lắng nghe.

 

 

 

 

 

- HS hoạt động theo nhóm.

 

- HS trả lời.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

- HS thảo luận nhóm.

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

Từ khóa tìm kiếm google:

Giáo án Đạo đức 4 chân trời sáng tạo, soạn mới giáo án đạo đức 4 chân trời công văn mới, soạn giáo án đạo đức 4 chân trời bài 11: Quyền trẻ em
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Tải giáo án Đạo đức 4 chân trời sáng tạo bài 11: Quyền trẻ em . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn giáo án đạo đức 4 chân trời sáng tạo. Phần trình bày do Ngọc Hà CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận