Tải giáo án Công dân 8 KNTT bài 3: Lao động cần cù, sáng tạo

Giáo án Công dân 8 Kết nối tri thức bài 3: Lao động cần cù, sáng tạo được biên soạn đầy đủ chi tiết. Nội dung bài học hay kết hợp với phương pháp mới - hướng phát triển năng lực bám sát mẫu Giáo án môn Công dân chuẩn của Bộ Giáo dục. Tài liệu có file tải về, thao tác dễ dàng. Thầy cô kéo xuống tham khảo

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 3: LAO ĐỘNG CẦN CÙ, SÁNG TẠO

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nêu được khái niệm cần cù, sáng tạo trong lao động và một số biểu hiện của cần cù, sáng tạo trong lao động.
  • Giải thích được ý nghĩa của cần cù, sáng tạo trong lao động.
  • Thể hiện được sự cần cù, sáng tạo trong lao động của bản thân.
  • Trân trọng những thành quả lao động; quý trọng và học hỏi những tấm gương cần cù, sáng tạo trong lao động; phê phán những biểu hiện chây lười, thụ động trong lao động.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực riêng:

  • Năng lực điều chỉnh hành vi: tự nhận thức được sở thích, điểm mạnh, điểm yếu của bản thân trong việc thực hiện cần cù, sáng tạo trong lao động hằng ngày.
  • Năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội: nhận biết được một số hiện tượng, vấn đề của đời sống xã hội liên quan đến cần cù, sáng tạo trong lao động; thu thập, xử lý thông tin, tìm hiểu một số hiện tượng, sự kiện, tình huống phản ánh sự cần cù, sáng tạo trong lao động; lựa chọn, đề xuất được cách giải quyết và tham gia giải quyết vấn đề liên quan đến thực hiện cần cù, sáng tạo trong lao động ở đời sống thực tế.
  1. Phẩm chất
  • Tích cực, tự giác tham gia các hoạt động lao động phù hợp với lứa tuổi.
  • Có trách nhiệm, trung thực và không ngừng sáng tạo trong lao động.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SHS, SGV, SBT Giáo dục công dân 8.
  • Một số hình ảnh, thông tin, khẩu hiệu, câu chuyện, tình huống,... có nội dung liên quan đến chủ đề bài học.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SHS Giáo dục công dân 8.
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Khai thác vốn sống, trải nghiệm của bản thân HS về lao động cần cù, sáng tạo; tạo tâm thế tích cực, hứng thú học tập của HS và kết nối với bài học mới.
  3. Nội dung:

- GV tổ chức trò chơi “tiếp sức”: tìm những câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ nói về lao động cần cù, sáng tạo.

- GV dẫn dắt HS vào bài học. 

  1. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về một số câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ nói về lao động cần cù, sáng tạo và chuẩn kiến thức của GV.

d.Tổ chức thực hiện: 

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành 2 đội, lần lượt mỗi đội đọc một câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ nói về lao động cần cù, sáng tạo.

- GV nêu câu hỏi thảo luận cho các nhóm:

+ Em hãy chia sẻ hiểu biết của mình về ý nghĩa của những câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ vừa tìm được?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS chia đội nhỏ 3 – 4 HS để thực hiện công việc cụ thể trong đội, vận dụng hiểu biết thực tế, suy nghĩ và tìm ra đáp án.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV mời đại diện 2 – 3 HS của từng đội trả lời câu hỏi.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, đội nào tìm được đúng và nhiều câu hơn sẽ thắng.

- GV lấy thêm ví dụ về các câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ nói về lao động cần cù, sáng tạo:

+ Ai ơi đừng bỏ ruộng hoang

Bao nhiêu tấc đất tấc vàng bấy nhiêu.

+ Ai ơi sớm tối chuyên cần

Cày sâu cuốc bẫm có phần về sau.

+ Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ.

+ Trâu ơi ta bảo trâu này,

Trâu ra ngoài ruộng, trâu cày với ta.

   Cấy cày vốn nghiệp nông gia,

Ta đây trâu đấy ai mà quản công,

   Bao giờ cây lúa còn bông,

Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn.

- GV dẫn dắt vào bài học:

Lao động làm nên cuộc sống, sáng tạo ra cuộc sống. Lao động cần cù, sáng tạo giúp nâng cao chất lượng, hiệu quả cuộc sống. Vì vậy, các em cần có hiểu biết về lao động cần cù, sáng tạo và rèn luyện phẩm chất này.

Để tìm hiểu rõ hơn về đề này, chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 3: Lao động cần cù, sáng tạo.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Tìm hiểu khái niệm và biểu hiện của cần cù, sáng tạo trong lao động

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được khái niệm và biểu hiện của cần cù, sáng tạo trong lao động.
  2. Nội dung:

- GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm đôi, đọc và tìm hiểu câu chuyện “Một tấm gương lao động cần cù, sáng tạo” trong SHS tr.16, 17 và trả lời câu hỏi.

- GV cùng HS rút ra kết luận về khái niệm và biểu hiện của cần cù, sáng tạo trong lao động.

  1. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về khái niệm và biểu hiện của cần cù, sáng tạo trong lao động và chuẩn kiến thức của GV.
  2. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV mời 1 HS đọc câu chuyện “Một tấm gương lao động cần cù, sáng tạo” trong SHS tr.16, 17.

- GV hướng dẫn HS cả lớp thành 4 nhóm và yêu cầu các nhóm thực hiện nhiệm vụ:

+ Nhóm 1: Đọc câu chuyện và trả lời câu hỏi a: Hãy nêu những biểu hiện cần cù, sáng tạo trong lao động của Niu-tơn qua câu chuyện trên?

+ Nhóm 2: Đọc câu chuyện và trả lời câu hỏi b: Các bạn học sinh trong tranh đã lao động như thế nào, sáng tạo ra sao để chế tạo được rô-bốt?

+ Nhóm 3: Đọc câu chuyện và trả lời câu hỏi c: Em hiểu như thế nào là lao động cần cù, sáng tạo? Hãy nêu các biểu hiện của cần cù, sáng tạo trong lao động?

+ Nhóm 4: Đọc câu chuyện và trả lời câu hỏi d: Em học hỏi được điều gì từ những tấm gương lao động cần cù, sáng tạo trên?

- GV tổng hợp các ý kiến trên bảng lớp.

- GV hướng dẫn HS rút ra kết luận và nêu khái niệm và biểu hiện của cần cù, sáng tạo trong lao động.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc theo nhóm, đọc câu chuyện trong SHS, thảo luận và trả lời câu hỏi.

- HS rút ra kết luận về khái niệm và biểu hiện của cần cù, sáng tạo trong lao động theo hướng dẫn của GV.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.

+ Câu hỏi a: Hằng ngày, Niu-tơn thường giam mình trong phòng làm việc để đọc sách, loay hoay đục đẽo và chế tạo nhiều thứ. Có lần đến nhà dược sĩ Cờ-lác, ông xin được một chiếc hộp xinh xắn, về nhà, ông cặm cụi đến quên ăn, quên ngủ để tạo ra được một chiếc đồng hồ nước. Là người yêu thích Toán học, Niu-tơn đã bỏ ra hai mươi năm lao động, cật lực để hoàn thành cuốn “Các nguyên lí Toán học của Triết học Tự nhiên”.

+ Câu hỏi b: Các bạn HS đã trải qua nhiều lần thất bại nhưng vẫn tìm mọi cách để khiến cho rô-bốt hoạt động bằng cách thử sáng tạo cải tiến bộ điều khiển và đã thành công.

+ Câu hỏi c: Lao động cần cù, sáng tạo là chăm chỉ, chịu khó làm việc và thường xuyên suy nghĩ, tìm ra cách giải quyết tối ưu nhằm không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả lao động. Những biểu hiện của cần cù, sáng tạo trong lao động là:

●       Chăm chỉ, chịu khó làm việc thường xuyên.

●       Luôn luôn suy nghĩ, tìm tòi, cải tiến phương pháp để lao động có hiệu quả.

●       Nghiêm khắc sửa chữa sai lầm, rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân.

+ Câu hỏi d: Từ những tấm gương như Niu-tơn và các bạn HS trong bức tranh, em học hỏi được đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động, học tập và sinh hoạt hằng ngày.

- GV mời đại diện 1 – 2 HS rút ra kết luận và nêu khái niệm và biểu hiện của sự cần cù, sáng tạo trong lao động.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận.

- GV chuyển sang nội dung mới.

1. Tìm hiểu khái niệm và biểu hiện của cần cù, sáng tạo trong lao động.

- Khái niệm:

+ Lao động cần cù là chăm chỉ, chịu khó làm việc một cách thường xuyên, phấn đấu hết mình vì công việc.

+ Lao động sáng tạo là luôn luôn suy nghĩ, cải tiến để tìm tòi cái mới, tìm ra cách giải quyết tối ưu nhằm không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả lao động.

- Biểu hiện:

+ Lao động cần cù: Chăm chỉ, chịu khó làm việc một cách thường xuyên.

+ Lao động sáng tạo: Luôn luôn suy nghĩ, tìm tòi, cải tiến phương pháp để lao động có hiệu quả; nghiêm khắc sửa chữa sai lầm, rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân.

 

Hoạt động 2. Tìm hiểu ý nghĩa của cần cù, sáng tạo trong lao động

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS giải thích được ý nghĩa của cần cù, sáng tạo trong lao động.
  2. Nội dung:

- GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm, quan sát bức tranh, đọc các thông tin 1,2 trong SHS tr.17, 18 và trả lời câu hỏi.

- GV cùng HS rút ra kết luận về ý nghĩa của cần cù, sáng tạo trong lao động.

  1. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về ý nghĩa của cần cù, sáng tạo trong lao động và chuẩn kiến thức của GV.
  2. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS cả lớp thành 6 nhóm (2 nhóm cùng thực hiện một nhiệm vụ).

- GV nêu nhiệm vụ cho các nhóm:

+ Nhóm 1, 2: Quan sát bức tranh trong SHS tr.17 và trả lời câu hỏi a: Qua bức tranh, em hãy cho biết kết quả đã đạt được nhờ sự cần cù, sáng tạo trong lao động là gì?

+ Nhóm 3, 4: Đọc thông tin 1 SHS tr.18 và trả lời câu hỏi a: Qua trường hợp trên, em hãy cho biết kết quả đã đạt được nhờ sự cần cù, sáng tạo trong lao động là gì?

+ Nhóm 5, 6: Đọc thông tin 2 SHS tr.18 và trả lời câu hỏi b: Việc chưa cần cù, sáng tạo trong lao động khiến gia đình anh Dũng gặp khó khăn gì?

- GV tiếp tục yêu cầu HS thảo luận theo nhóm và trả lời câu hỏi c: Theo em, vì sao cần phải rèn luyện đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động? Nêu những việc cần làm để rèn luyện đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động.

- GV tổng hợp các ý kiến trên bảng lớp.

- GV hướng dẫn HS rút ra kết luận và nêu ý nghĩa của cần cù, sáng tạo trong lao động.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập.

- HS thảo luận theo nhóm, quan sát bức tranh và đọc thông tin 1, 2 SHS tr.17, 18 và trả lời câu hỏi.

- HS liên hệ bản thân, thực tế, nêu lí do cần phải rèn luyện đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động và lấy ví dụ những việc cần làm để rèn luyện đức tính ấy.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận về bức tranh, thông tin 1, 2 SHS tr.17, 18:

+ Câu hỏi a (Bức tranh):  Qua bức tranh, chúng ta thấy được nhờ máy gieo hạt của bác M mà sức lao động của người nông dân được giải phóng. Họ không phải mất quá nhiều sức lực để gieo cấy cây trồng mà năng suất lao động vẫn cao.

+ Câu hỏi a (Thông tin 1): Ở trường hợp 1, nhờ vào việc N đã không ngừng tìm tòi, thử nghiệm chế tạo nước rửa bát từ những rác thải sinh hoạt có nguồn gốc từ thực vật như: vỏ hoa quả, gốc rau, củ quả mà N đã thành công khi chế tạo nước rửa bát từ vỏ bưởi. Đây là loại chất tẩy rửa sinh học vừa an toàn, vừa lành tính, vừa không gây ô nhiễm môi trường và còn tận dụng để không lãng phí nguồn rác thải hữu cơ.

+ Câu hỏi b (Thông tin 2): Ở trường hợp 2, việc chưa cần cù, sáng tạo trong lao động khiến kinh tế gia đình anh Dũng gặp nhiều khó khăn vì năng suất cây trồng không cao, thu nhập thấp.

- GV mời đại diện 1 – 2 HS các nhóm trình bày câu trả lời của mình.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án.

- GV kết luận về ý nghĩa của cần cù, sáng tạo trong lao động:

+ Chúng ta cần phải rèn luyện đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động vì cần cù, sáng tạo trong lao động giúp con người:

●       Hoàn thiện và phát triển phẩm chất, năng lực của mỗi cá nhân để nâng cao hiệu quả lao động, góp phần xây dựng quê hương, đất nước.

●       Tạo ra được nhiều giá trị vật chất, tinh thần góp phần cải thiện và nâng cao đời sống.

●       Được mọi người yêu quý, tôn trọng.

+ Để rèn luyện đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động, chúng ta cần: chăm chỉ, chịu khó làm việc một cách thường xuyên; luôn luôn suy nghĩ, tìm tòi, cải tiến phương pháp để lao động có hiệu quả; nghiêm khắc sửa chữa sai lầm, rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân.

=> Học sinh phải quý trọng và học hỏi những tấm gương cần cù, sáng tạo trong lao động, phê phán những biểu hiện chây lười, thụ động trong lao động.

2. Tìm hiểu ý nghĩa của cần cù, sáng tạo trong lao động

- Ý nghĩa của cần cù, sáng tạo trong lao động:

+ Giúp con người hoàn thiện và phát triển phẩm chất, năng lực của mỗi cá nhân để nâng cao hiệu quả lao động, góp phần xây dựng quê hương, đất nước.

+ Tạo ra được nhiều giá trị vật chất, tinh thần góp phần cải thiện và nâng cao đời sống.

+ Được mọi người yêu quý, tôn trọng.

=> Học sinh cần phải quý trọng và học hỏi những tấm gương cần cù, sáng tạo trong lao động; phê phán những biểu hiện chây lười, thụ động trong lao động.

 

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS củng cố kiến thức đã học và thực hành xử lí tình huống cụ thể liên quan đến nội dung bài học.
  3. Nội dung:

- GV yêu cầu HS trả lời nhanh các câu hỏi trắc nghiệm.

- GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi bài tập phần Luyện tập.

  1. Sản phẩm: HS chọn được đáp án đúng cho các câu hỏi trắc nghiệm, hoàn thành câu hỏi bài tập phần Luyện tập và chuẩn kiến thức của GV.
  2. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động 1: Trả lời câu hỏi trắc nghiệm

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV lần lượt đọc các câu hỏi trắc nghiệm và yêu cầu HS xung phong trả lời nhanh:

Câu 1: Thế nào được hiểu là một người cần cù trong lao động?

  1. Hay nghỉ phép vì các lí do không chính đáng
  2. Làm việc một cách thường xuyên, phấn đấu hết mình vì công việc
  3. Chỉ làm những việc mình được giao
  4. Khi có khó khăn thì nhanh chóng đổi sang việc khác

Câu 2: Câu ca dao nào sau đây thể hiện sự cần cù trong lao động?

  1. Ai ơi đừng bỏ ruộng hoang/ Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu
  2. Chuồn chuồn bay thấp mưa ngập bờ ao/ Chuồn chuồn bay cao mưa rào lại tạnh
  3. Một cây làm chẳng nên non/ Ba cây chụm lại lên hòn núi cao
  4. Cha mẹ nuôi con bằng trời bằng bể/ Con nuôi cha mẹ con kể từng ngày

Câu 3: Em tán thành với ý nào dưới đây?

  1. Sáng tạo là khả năng bẩm sinh của con người, không thể rèn luyện mà có được
  2. Những người làm công tác nghiên cứu khoa học mới cần sáng tạo
  3. Trong học tập chỉ cần sự cần cù, không cần sáng tạo
  4. Làm công việc nào cũng cần cần cù và sáng tạo

Câu 4: Em hãy chỉ rõ sự khác nhau của lao động sáng tạo và làm liều?

  1. Sáng tạo là không ngừng cải tiến tìm tòi ra cái mới, làm liều là tìm ra các cách làm có hiệu quả
  2. Sáng tạo là không nghĩ đến hậu quả của mình đã làm, làm liều là không ngừng tìm tòi ra cái mới
  3. Sáng tạo là không ngừng tìm tòi ra cái mới, có giá trị thực tiễn; làm liều là làm theo ý mình, không nghĩ đến hậu quả có thể xảy ra
  4. Sáng tạo và làm liều có ý nghĩa tương đương nhau là tạo ra cái mới trong lao động

Câu 5: Hành vi sau đây có thể hiện sự cần cù, sáng tạo trong lao động “Chị L thường xuyên chế tạo các chai lọ bỏ đi thành các giỏ trồng hoa, trang trí cho không gian nhà thêm xanh tươi”?

  1. Hành động của chị L thể hiện chị là một người sáng tạo trong lao động
  2. Hành động của chị L thể hiện chị là một người cổ hủ
  3. Chị L có thể mua chậu trồng cây mới để có thể chọn được nhiều mẫu mã đẹp hơn
  4. Chị L chỉ chăm chỉ chứ không sáng tạo trong lao động

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng kiến thức đã học và hiểu biết thực tế của bản thân về cần cù, sáng tạo trong lao động để trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời lần lượt các câu hỏi:

Câu

1

2

3

4

5

Đáp án

B

A

D

C

A

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu đáp án khác (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chốt đáp án.

- GV chuyển sang hoạt động mới.

Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi bài tập phần Luyện tập (SHS tr.19 )

Nhiệm vụ 1: Em tán thành hay không tán thành với những ý kiến dưới đây? Vì sao?

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Tải giáo án Công dân 8 KNTT bài 3: Lao động cần cù, sáng tạo . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn mới công dân 8 kết nối tri thức. Phần trình bày do Nhi Nhi TK tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận