Tải giáo án Công dân 8 KNTT bài 2: Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc

Giáo án Công dân 8 Kết nối tri thức bài 2: Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc được biên soạn đầy đủ chi tiết. Nội dung bài học hay kết hợp với phương pháp mới - hướng phát triển năng lực bám sát mẫu Giáo án môn Công dân chuẩn của Bộ Giáo dục. Tài liệu có file tải về, thao tác dễ dàng. Thầy cô kéo xuống tham khảo

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 2: TÔN TRỌNG SỰ ĐA DẠNG CỦA CÁC DÂN TỘC

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nêu được một số biểu hiện của sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới.
  • Hiểu được ý nghĩa của việc tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới.
  • Thể hiện được bằng lời nói và việc làm thái độ tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới.
  • Phê phán những hành vi kì thị, phân biệt chủng tộc và văn hóa.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực riêng:

  • Năng lực điều chỉnh hành vi: thể hiện bằng lời nói và việc làm thái độ tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới, đồng thời phê phán những hành vi kì thị, phân biệt chủng tộc và văn hóa.

 

  • Năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội: Biết cách thu thập, xử lí thông tin, tìm hiểu về sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới, đồng thời vận dụng được các kiến thức đã học để đánh giá, xử lí tình huống trong thực tiễn có liên quan đến việc tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc.
  1. Phẩm chất
  • Có tấm lòng nhân ái, khoan dung văn hóa, tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SHS, SGV, SBT Giáo dục công dân 8.
  • Tranh ảnh, truyện, thơ ca, trò chơi, bài hát, những ví dụ thực tế gắn với chủ đề bài học.
  • Máy tính, máy chiếu, bài giảng powerpoint,... (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SHS Giáo dục công dân 8.
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Khơi gợi hứng thú của HS đối với bài học và giúp HS có hiểu biết ban đầu về nội dung bài học.
  3. Nội dung:

- GV tổ chức cho HS chia sẻ về một số phong tục, tập quán của các dân tộc trên thế giới.

- GV dẫn dắt HS vào bài học.

  1. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về một số phong tục, tập quán đặc sắc của các dân tộc trên thế giới và chuẩn kiến thức của GV.

d.Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV tổ chức cho HS chia sẻ về một số phong tục, tập quán của các dân tộc trên thế giới và trả lời câu hỏi:

- Nét đặc sắc của phong tục, tập quán đó là gì?

- Phong tục, tập quán đó có ý nghĩa gì?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình ảnh, vận dụng hiểu biết thực tế, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và lấy ví dụ về một phong tục, tập quán trên thế giới:

+ Ở Mê-xi-cô: tuyệt đối không được tặng hoa hồng vàng, vì màu vàng ở nước này tượng trưng cho sự chết chóc.

+ Ở một số Quốc gia Trung Đông: việc chào ai đó hay ăn bằng tay trái có thể bị coi là thô lỗ và mất vệ sinh. Vì tay trái được sử dụng để tự vệ sinh cá nhân nên tuyệt đối không được dùng tay trái trên bàn ăn hoặc để chào hỏi bạn bè.

- GV dẫn dắt HS vào bài học:

Trong suốt chiều dài lịch sử, mỗi dân tộc đều có những đặc điểm riêng về kinh tế, xã hội và văn hóa, kết tinh từ tài năng, sáng tạo của con người, góp phần tạo nên bức tranh sinh động, phong phú và đa dạng của thế giới. Ngày nay, toàn cầu hóa đang xóa đi sự ngăn cách về không gian địa lí, tạo điều kiện cho việc giao lưu, học hỏi giữa các dân tộc, các nền văn hóa, đồng thời cũng tạo ra nguy cơ làm mất đi tính đa dạng bản sắc văn hóa dân tộc. Bởi vậy, chúng ta cần tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc, chống hành vi kì thị, phân biệt chủng tộc và văn hóa, góp phần xây dựng một thế giới đa sắc màu, hòa bình và phát triển.

Để tìm hiểu rõ hơn về đề này, chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 2: Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Tìm hiểu biểu hiện của sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới.

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được một số biểu hiện của cự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới.
  2. Nội dung:

- GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm, đọc các thông tin trong SHS tr.10, 11 và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn HS kể về những biểu hiện khác của sự đa dạng dân tộc và các nền văn hóa khác trên thế giới.

- GV cùng HS rút ra kết luận về biểu hiện của sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới.

  1. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về những biểu hiện của sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới và chuẩn kiến thức của GV.
  2. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV mời 3 HS đọc lần lượt thông tin 1, 2, 3 SHS tr.10, 11.

- GV hướng dẫn HS cả lớp thành 6 nhóm và yêu cầu các nhóm thực hiện nhiệm vụ:

+ Nhóm 1, 2: Đọc thông tin 1 và trả lời câu hỏi: Nêu những biểu hiện của sự đa dạng dân tộc và các nền văn hóa của Nhật Bản?

+ Nhóm 3, 4: Đọc thông tin 2 và trả lời câu hỏi: Nêu những biểu hiện của sự đa dạng dân tộc và các nền văn hóa của Nga?

+ Nhóm 5, 6: Đọc thông tin 3 và trả lời câu hỏi: Nêu những biểu hiện của sự đa dạng dân tộc và các nền văn hóa của Ni-giê-ri-a?

- GV trình chiếu cho HS quan sát thêm một số hình ảnh liên quan đến phong tục, tập quán của nước…

+ Phong tục, tập quán của Nhật Bản:

●       Trang phục Ki-mô-nô:

●       Lễ hội hoa anh đào:

+ Phong tục tập quán của Nga:

●       Lễ hội tiễn mùa đông:

+ Phong tục tập quán của Ni-giê-ri-a:

●       Lễ hội khoai lang:

- GV mở rộng kiến thức, yêu cầu các nhóm trả lời câu hỏi: Hãy nêu thêm những nét đặc sắc khác của các dân tộc trên?

- GV yêu cầu HS liên hệ thực tế, liên hệ hiểu biết của bản thân và trả lời câu hỏi: Hãy nêu thêm một số biểu hiện của sự đa dạng dân tộc và các nền văn hóa khác trên thế giới mà em biết?

- GV tổng hợp các ý kiến trên bảng lớp.

- GV hướng dẫn HS rút ra kết luận và nêu biểu hiện của sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc theo nhóm, đọc thông tin SHS, thảo luận và trả lời câu hỏi.

- HS liên hệ thực tế, kể thêm biểu hiện của sự đa dạng dân tộc và các nền văn hóa khác trên thế giới.

- HS rút ra kết luận về biểu hiện của sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới theo hướng dẫn của GV.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận (đính kèm bảng kết quả phía dưới hoạt động 1).

- GV mời đại diện 2 – 3 HS kể thêm những nét đặc sắc khác của các dân tộc khác trên thế giới:

+ Tây Ban Nha: Chào nhau bằng cách hôn hai lần lên má, lễ hội đấu bò tót,...

+Nước Anh: văn hóa xếp hàng ở nơi công cộng, văn hóa làm việc đúng giờ,...

- GV mời đại diện 1 – 2 HS rút ra kết luận biểu hiện của sự đa dạng dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận.

- GV chuyển sang nội dung mới.

1. Tìm hiểu biểu hiện của sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới.

- Mỗi dân tộc đều có những nét riêng về tính cách, truyền thống, phong tục tập quán, ngôn ngữ,....

- Những phong tục tập quán đó là những vốn quý của nhân loại cần được tôn trọng, kế thừa và phát huy.

 

 

MỘT SỐ BIỂU HIỆN CỦA SỰ ĐA DẠNG DÂN TỘC VÀ

CÁC NỀN VĂN HÓA Ở MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

             Dân tộc

 

 

Nét văn hóa

Nhật Bản

Nga

Ni-giê-ri-a

Ẩm thực

Món ăn truyền thống là su-si - món cơm trộn giấm dùng chung với hải sản hoặc rau củ.

Món ăn truyền thống là cháo ka-sa và bánh mì đen.

Món ăn truyền thống là cơm giô-lốp nấu từ gạo, cà chua, hành và ớt.

Trang phục

Trang phục truyền thống là ki-mô-nô, được mặc trong các dịp lễ hội và những ngày đặc biệt.

Trang phục truyền thống đa dạng nhưng đều có một điểm chung là màu sắc rực rỡ, lộng lẫy.

Nhiều trang phục truyền thống với điểm chung là màu sắc sặc sỡ, mặc kèm nhiều phụ kiện và trang sức.

Lễ hội đặc sắc

Lễ hội hoa anh đào.

Lễ hội tiễn mùa đông.

Lễ hội khoai lang.

Về màu da

Da vàng

Da trắng

Đa số da đen

Về tính cách con người

Nổi tiếng với tính kỉ luật, chăm chỉ lao động, trung thành và thượng võ.

Vui tính, hài hước, thân thiện và hiếu khách.

Có tính cạnh tranh mạnh mẽ, kì vọng lớn lao và ý chí vươn lên mạnh mẽ.

Hoạt động 2. Tìm hiểu ý nghĩa của việc tôn trọng sự đa dạng dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS giải thích được ý nghĩa của việc tôn trọng sự đa dạng dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới.
  2. Nội dung:

- GV hướng dẫn HS đọc các thông tin SHS tr.12 và trả lời câu hỏi.

Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Tải giáo án Công dân 8 KNTT bài 2: Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn mới công dân 8 kết nối tri thức. Phần trình bày do Nhi Nhi TK tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận