Tải giáo án Công dân 8 KNTT bài 10: Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân

Giáo án Công dân 8 Kết nối tri thức bài 10: Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân được biên soạn đầy đủ chi tiết. Nội dung bài học hay kết hợp với phương pháp mới - hướng phát triển năng lực bám sát mẫu Giáo án môn Công dân chuẩn của Bộ Giáo dục. Tài liệu có file tải về, thao tác dễ dàng. Thầy cô kéo xuống tham khảo

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 10: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ LAO ĐỘNG CỦA CÔNG DÂN

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Phân tích được tầm quan trọng của lao động đối với đời sống con người.
  • Nêu được một số quy định của pháp luật về quyền, nghĩa vụ lao động của công dân và lao động chưa thành niên.
  • Nêu được một số quyền và nghĩa vụ cơ bản của các bên tham gia hợp đồng lao động, lập được hợp đồng lao động có nội dung đơn giản giữa những người sử dụng lao động và người lao động.
  • Tích cực, chủ động tham gia lao động ở gia đình, trường, lớp và cộng đồng phù hợp lứa tuổi.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực riêng:

  • Năng lực điều chỉnh hành vi: Tự đánh giá được thái độ, hành vi lao động của bản thân trong đời sống thực tế; Có kế hoạch và thực hiện kế hoạch khắc phục, cải thiện những điểm chưa tốt, chưa phù hợp trong lao động của bản thân.
  • Năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội: Tìm hiểu, phân tích được một số hiện tượng về quyền và nghĩa vụ lao động của công dân trong thực tiễn cuộc sống; Vận dụng được các kiến thức đã học để phân tích, đánh giá, xử lí tình huống trong đời sống thực tiễn có liên quan đến quyền và nghĩa vụ lao động của công dân.
  1. Phẩm chất
  • Tích cực, chủ động tham gia lao động ở gia đình, trường, lớp và cộng đồng phù hợp với lứa tuổi.
  • Có trách nhiệm thực hiện tốt mọi quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ lao động của công dân, lao động chưa thành niên, quyền và nghĩa vụ cơ bản của các bên tham gia hợp đồng lao động.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SHS, SGV, SBT Giáo dục công dân 8.
  • Một số câu chuyện, bài báo, hình ảnh có liên quan đến nội dung bài học Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân.
  • Máy tính, máy chiếu, bài giảng powerpoint,... (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SHS Giáo dục công dân 8.
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Khai thác vốn sống, trải nghiệm, cảm nhận, suy nghĩ của HS về lao động.
  3. Nội dung:

- GV yêu cầu HS kể về một số hoạt động mà em đã từng thực hiện ở gia đình, nhà trường hoặc cộng đồng và nêu ý nghĩa của các hoạt động đó.

- GV dẫn dắt HS vào bài học.

  1. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về một số hoạt động mà em đã từng thực hiện ở gia đình, nhà trường hoặc cộng đồng và nêu ý nghĩa của các hoạt động đó.

d.Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS kể về một số hoạt động mà em đã từng thực hiện ở gia đình, nhà trường hoặc cộng đồng và nêu ý nghĩa của các hoạt động đó.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng hiểu biết thực tế, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV mời đại diện 1 – 2 kể về một số hoạt động mà em đã từng thực hiện ở gia đình, nhà trường hoặc cộng đồng và nêu ý nghĩa của các hoạt động đó.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Lao động là hoạt động có mục đích của con người nhằm tạo ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần cho xã hội. Đó là hoạt động chủ yếu, quan trọng nhất của con người, là nhân tố quyết định sự tồn tại, phát triển của đất nước và nhân loại. Mỗi người cần nhận thức được vai trò quan trọng của lao động để thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ lao động của bản thân, góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh, văn minh.

Để tìm hiểu rõ hơn về đề này, chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 10: Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Tìm hiểu vai trò của lao động đối với đời sống con người

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS phân tích được tầm quan trọng của lao động đối với đời sống con người.
  2. Nội dung:

- GV yêu cầu HS làm việc nhóm, đọc thông tin trong SHS tr.59, 60 và trả lời câu hỏi.

- GV cùng HS rút ra kết luận về vai trò của lao động đối với đời sống con người.

  1. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về vai trò của lao động đối với đời sống con người và chuẩn kiến thức của GV.
  2. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV mời 1-2 HS đọc thông tin SHS tr.59, 60.

- GV hướng dẫn HS cả lớp thành 4 nhóm và yêu cầu các nhóm thực hiện nhiệm vụ:

+ Nhóm 1, 2: Đọc thông tin và trả lời câu hỏi a: Em hãy cho biết, trong thông tin trên, việc lao động của Giêm Oát đã mang lại ý nghĩa gì?

+ Nhóm 3, 4: Đọc thông tin và trả lời câu hỏi b: Hãy phân tích tầm quan trọng của lao động đối với đời sống con người.

- GV tổng hợp các ý kiến trên bảng lớp.

- GV hướng dẫn HS rút ra kết luận về vai trò của lao động đối với đời sống con người.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc theo nhóm, đọc thông tin SHS, thảo luận và trả lời câu hỏi.

- HS rút ra kết luận về vai trò của lao động đối với đời sống con người.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận:

+ Câu hỏi a:

Giêm Oát đã lao động bằng cách nghiên cứu, sáng chế ra máy hơi nước và hoàn thiện máy hơi nước thành động cơ nhiệt vạn năng chạy bằng than và nước.

Việc lao động của Giêm Oát đã tạo ra một sự chuyển biến lớn:

●       Tạo ra nguồn động lực mới làm giảm nhẹ sức lao động của con người, tạo điều kiện cho sự chuyển biến từ việc lao động bằng tay gang sử dụng máy móc;

●       Đánh dấu bước nhảy vọt cách mạng trong lịch sử sản xuất của nhân loại, bước chuyển cơ bản từ nền văn minh nông nghiệp sang văn minh công nghiệp;

●       Hình thành quy mô sản xuất lớn, nâng cao sản lượng hàng hóa.

●       Dẫn đến những bước chuyển biến lớn về giao thông vận tải khi tàu thủy và xe lửa chạy bằng đầu máy hơi nước xuất hiện. Hệ thống đường sắt phát triển nhanh, mở rộng khả năng vận chuyển, nối liền các thành thị, các trung tâm công thương nghiệp.

●       Kinh tế phát triển nhanh, các thành phố trở nên sầm uất, thị trường thế giới sôi động.

+ Câu hỏi b: Các vai trò của lao động đối với đời sống con người:

●       Là một trong những nhân tố quyết định sự tồn tại, phát triển của cá nhân, đất nước và nhân loại.

●       Giúp con người tạo ra sản phẩm vật chất, tinh thần nuôi sống bản thân và gia đình, góp phần xây dựng xã hội phát triển, xây dựng đất nước giàu mạnh.

●       Là phương tiện để mỗi người khẳng định được vị trí và sự có mặt của mình trong xã hội, giúp con người làm chủ bản thân, làm chủ cuộc sống của chính mình, đem đến cho con người niềm vui và tìm thấy ý nghĩa thực sự của cuộc sống.

- GV mời đại diện 1 – 2 HS rút ra kết luận về vai trò của lao động đối với đời sống con người.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận.

- GV chuyển sang nội dung mới.

1. Tìm hiểu vai trò của lao động đối với đời sống con người

- Lao động là hoạt động chủ yếu của con người, là nhân tố quyết định sự tồn tại, phát triển của cá nhân, đất nước và nhân loại.

Hoạt động 2. Tìm hiểu một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ lao động của công dân

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ lao động của công dân.
  2. Nội dung:

- GV chia nhóm, hướng dẫn HS đọc thông tin 1, 2, 3 SHS tr.60, 61 và trả lời câu hỏi.

- GV cùng HS rút ra kết luận về một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ lao động của công dân.

  1. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ lao động của công dân và chuẩn kiến thức của GV.
  2. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành 6 nhóm (2 nhóm cùng thực hiện 1 nhiệm vụ) và yêu cầu các nhóm thực hiện nhiệm vụ:

+ Nhóm 1, 2: Dựa vào thông tin pháp luật, em hãy chỉ ra các nhân vật trong thông tin, trường hợp 2 đã thực hiện quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ lao động của công dân như thế nào?

+ Nhóm 3, 4: Dựa vào thông tin pháp luật, em hãy chỉ ra các nhân vật trong thông tin, trường hợp 3 đã thực hiện quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ lao động của công dân như thế nào?

+ Nhóm 5, 6: Em hãy nêu một số ví dụ thực hiện tốt quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ lao động của công dân trong đời sống hằng ngày ?

- GV hướng dẫn HS rút ra kết luận về một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ lao động của công dân.

Bước 2: HS tiếp nhận thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin SHS, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi.

- HS rút ra kết luận về một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ lao động của công dân.

- GV quan sát, hướng dẫn (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện từng nhóm trả lời câu hỏi:

+ Nhóm 1, 2: Trường hợp 2: Bạn C đã thực hiện quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ lao động của công dân bằng việc lựa chọn nghề nghiệp (nghề trang điểm) cho mình. Bố mẹ C đã thực hiện quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ lao động của công dân bằng việc tôn trọng quyết định lựa chọn nghề nghiệp của con trai, không ép buộc con phải từ bỏ nguyện vọng của mình.

+ Nhóm 3, 4: Trường hợp 3: Anh T đã thực hiện quyền và nghĩa vụ lao động của công dân bằng cách tham gia ứng tuyển và làm việc tại một công ty để tạo ra thu nhập nuôi sống bản thân và giúp đỡ bố mẹ.

+ Nhóm 5, 6: Ví dụ thực hiện tốt quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ lao động của công dân trong đời sống hằng ngày:

●       HS lựa chọn ngành nghề để đăng kí thi đại học.

●       Sinh viên sư phạm tham gia kì thi tuyển viên chức của các sở giáo dục và đào tạo.

●       Trẻ em phụ giúp bố mẹ làm việc nhà.

●       HS tìm hiểu thông tin về các ngành nghề trong xã hội;...

- GV rút ra kết luận về những quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ lao động của công dân.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chốt đáp án.

- GV chuyển sang nội dung mới.

2. Tìm hiểu một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ lao động của công dân

- Theo quy định của pháp luật :

+ Công dân có quyền làm việc, lựa chọn nghề nghiệp, việc làm và nơi làm việc để đáp ứng nhu cầu của bản thân, gia đình và cống hiến cho xã hội.

+ Công dân có nghĩa vụ lao động để nuôi sống bản thân, gia đình và góp phần phát triển đất nước.

Hoạt động 3. Tìm hiểu một số quy định của pháp luật về lao động chưa thành niên

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được một số quy định của pháp luật về lao động chưa thành niên.
  2. Nội dung:

- GV chia nhóm, đọc thông tin, quan sát các bức tranh SHS tr.61, 62, 63 và trả lời câu hỏi.

- GV lấy thêm ví dụ về những quy định của pháp luật về lao động vị thành niên.

- GV cùng HS rút ra kết luận về một số quy định của pháp luật về lao động chưa thành niên.

  1. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về một số quy định của pháp luật về lao động chưa thành niên và chuẩn kiến thức của GV.
  2. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành 4 nhóm và yêu cầu các nhóm đọc thông tin, quan sát tranh và thực hiện nhiệm vụ:

+ Nhóm 1: Đọc các thông tin, quan sát các bức tranh và trả lời câu hỏi: Em hãy cho biết những nhân vật trong bức tranh 1 đã thực hiện quy định của pháp luật về lao động chưa thành niên như thế nào?

+ Nhóm 2: Đọc các thông tin, quan sát các bức tranh và trả lời câu hỏi: Em hãy cho biết những nhân vật trong bức tranh 2 đã thực hiện quy định của pháp luật về lao động chưa thành niên như thế nào?

+ Nhóm 3: Đọc các thông tin, quan sát các bức tranh và trả lời câu hỏi: Em hãy cho biết những nhân vật trong bức tranh 3 đã thực hiện quy định của pháp luật về lao động chưa thành niên như thế nào?

+ Nhóm 4: Đọc các thông tin, quan sát các bức tranh và trả lời câu hỏi: Em hãy cho biết những nhân vật trong bức tranh 4 đã thực hiện quy định của pháp luật về lao động chưa thành niên như thế nào?

- GV giới thiệu thêm những quy định của pháp luật về lao động chưa thành niên.

- GV hướng dẫn HS rút ra kết luận về một số quy định của pháp luật về lao động chưa thành niên.

Bước 2: HS tiếp nhận thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin, quan sát bức tranh SHS, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi.

- HS rút ra kết luận về một số quy định của pháp luật về lao động chưa thành niên.

- GV quan sát, hướng dẫn (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện từng nhóm trả lời câu hỏi:

+ Bức tranh 1: Người đàn ông chưa thực hiện đúng quy định của pháp luật về lao động chưa thành niên khi sử dụng lao động trẻ em (bạn nam) làm công việc nặng nhọc, quá sức, ở môi trường công trường xây dựng nguy hiểm, không đảm bảo an toàn.

+ Bức tranh 2: Người đàn ông chưa thực hiện đúng quy định của pháp luật về lao động chưa thành niên khi sử dụng lao động trẻ em làm công việc phá dỡ nhà cũ nặng nhọc, nguy hiểm.

+ Bức tranh 3: Các nhân vật đã thực hiện đúng quy định của pháp luật về lao động chưa thành niên vì công việc ở cơ sở sản xuất đồ thủ công đan lát là công việc phù hợp với điều kiện sức khỏe của lao động chưa thành niên, công việc đó đã được sự đồng ý của phụ huynh và có sự giao kết rõ ràng bằng hợp đồng lao động.

+ Bức tranh 4: Người phụ nữ đã thực hiện đúng quy định của pháp luật về lao động chưa thành niên khi từ chối không nhận bạn trai vào xưởng làm việc ở xưởng cơ khí do công việc ở xưởng là công việc độc hại, nguy hiểm, đòi hỏi có sức khỏe và trình độ chuyên môn, tay nghề phù hợp.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV rút ra kết luận về một số quy định của pháp luật về lao động chưa thành niên.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chốt đáp án.

- GV giới thiệu thêm một số quy định khác của pháp luật về lao động chưa thành niên:

+ Người sử dụng lao động không được tuyển dụng và sử dụng người chưa đủ 13 tuổi làm việc, trừ các công việc nghệ thuật, thể dục, thể thao nhưng không làm tổn hại đến sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách của người chưa đủ 13 tuổi và phải có sự đồng ý của cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

+ Nghiêm cấm phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, sử dụng nhân công dưới độ tuổi lao động tối thiểu,...

- GV chuyển sang nội dung mới.

3. Tìm hiểu một số quy định của pháp luật về lao động chưa thành niên

- Cấm nhận trẻ em chưa đủ 13 tuổi vào làm việc (trừ một số công việc nghệ thuật, thể dục, thể thao theo quy định).

- Cấm sử dụng lao động chưa thành niên vào các công việc nặng nhọc, nguy hiểm, tiếp xúc với hóa chất độc hại, có môi trường lao động không phù hợp cho sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách của người chưa thành niên.

Hoạt động 4. Tìm hiểu quyền và nghĩa vụ cơ bản của các bên tham gia hợp đồng lao động và cách lập hợp đồng có nội dung đơn giản giữa người sử dụng lao động và người lao động

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được một số quyền và nghĩa vụ cơ bản của các bên tham gia hợp đồng lao động và cách lập hợp đồng có nội dung đơn giản giữa người sử dụng lao động và người lao động.
  2. Nội dung:

- GV chia nhóm, đọc thông tin SHS tr.64, 65, 66, 67 và trả lời câu hỏi.

- GV cùng HS rút ra kết luận về một số quyền và nghĩa vụ cơ bản của các bên tham gia hợp đồng lao động và cách lập hợp đồng có nội dung đơn giản giữa người sử dụng lao động và người lao động.

  1. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về một số quyền và nghĩa vụ cơ bản của các bên tham gia hợp đồng lao động và cách lập hợp đồng có nội dung đơn giản giữa người sử dụng lao động và người lao động và chuẩn kiến thức của GV.
  2. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Quyền và nghĩa vụ cơ bản của người lao động

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành 6 nhóm (2 nhóm cùng thực hiện 1 nhiệm vụ) và yêu cầu các nhóm thực hiện nhiệm vụ:

+ Nhóm 1, 2: Đọc các thông tin, trường hợp SHS tr.64, 65 và trả lời câu hỏi: Theo em, các nhân vật trong trường hợp 2 đã thực hiện quyền và nghĩa vụ của người lao động như thế nào?

+ Nhóm 3, 4: Đọc các thông tin, trường hợp SHS tr.64, 65 và trả lời câu hỏi: Theo em, các nhân vật trong trường hợp 3 đã thực hiện quyền và nghĩa vụ của người lao động như thế nào?

+ Nhóm 5, 6: Đọc các thông tin, trường hợp SHS tr.64, 65 và trả lời câu hỏi: Em hãy nêu một số ví dụ thực hiện tốt quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của người lao động trong cuộc sống.

- GV hướng dẫn HS rút ra kết luận về quyền và nghĩa vụ cơ bản của người lao động.

Bước 2: HS tiếp nhận thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc các thông tin SHS tr. 64, 65, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi.

- HS rút ra kết luận về quyền và nghĩa vụ cơ bản của người lao động.

- GV quan sát, hướng dẫn (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện từng nhóm trả lời câu hỏi:

+ Nhóm 1, 2: Trường hợp 2: Chị X và đồng nghiệp đã thực hiện quyền của người lao động bằng việc khiếu nại, yêu cầu Ban giám đốc công ty xem xét giải quyết vấn đề điều kiện lao động không đảm bảo, trang thiết bị bảo hộ không đầy đủ khiến sức khỏe của người lao động không đảm bảo, trang thiết bị bảo hộ không đầy đủ sức khỏe của người lao động bị ảnh hưởng xấu; đồng thời chị X cũng dự định yêu cầu chấm dứt hợp đồng lao động để tìm kiếm một công việc mới nếu điều kiện làm việc không được cải thiện.

+ Nhóm 3, 4: Trường hợp 3: Anh H đã thực hiện nghĩa vụ của người lao động bằng việc nghiêm túc, gương mẫu chấp hành kỉ luật, nội quy của cơ quan và hoàn thành tốt công việc.

+ Nhóm 5, 6: Ví dụ thực hiện tốt quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của người lao động trong cuộc sống:

●       Người lao động tham gia tổ chức Công đoàn.

●       GV đi học thêm để nâng cao trình độ.

●       Người lao động được nghỉ phép năm, nghỉ vào ngày lễ, tết theo quy định của pháp luật.

●       Sinh viên tốt nghiệp được tự do tìm hiểu, nộp đơn ứng tuyển vào các công ty phù hợp;...

- GV rút ra kết luận về quyền và nghĩa vụ cơ bản của người lao động.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chốt đáp án.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

Nhiệm vụ 2: Quyền và nghĩa vụ cơ bản của người sử dụng lao động

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành 6 nhóm (2 nhóm cùng thực hiện 1 nhiệm vụ) và yêu cầu các nhóm thực hiện nhiệm vụ:

+ Nhóm 1, 2: Đọc các thông tin, trường hợp SHS tr.65, 66  và trả lời câu hỏi: Các nhân vật trong trường hợp 2 đã thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động như thế nào?

+ Nhóm 3, 4: Đọc các thông tin, trường hợp SHS tr.65, 66  và trả lời câu hỏi: Các nhân vật trong trường hợp 3 đã thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động như thế nào?

+ Nhóm 5, 6: Đọc các thông tin, trường hợp SHS tr.65, 66  và trả lời câu hỏi: Em hãy nêu một số ví dụ thực hiện tốt quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động trong cuộc sống?

- GV hướng dẫn HS rút ra kết luận về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động.

Bước 2: HS tiếp nhận thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc các thông tin SHS tr.65, 66, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi.

- HS rút ra kết luận về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động.

- GV quan sát, hướng dẫn (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện từng nhóm trả lời câu hỏi:

 

4. Tìm hiểu quyền và nghĩa vụ cơ bản của các bên tham gia hợp đồng lao động và cách lập hợp đồng có nội dung đơn giản giữa người sử dụng lao động và người lao động

- Quyền và nghĩa vụ của người lao động:

+ Người lao động có quyền làm việc, tự do lựa chọn việc làm, nơi làm việc, nghề nghiệp, không bị phân biệt đối xử, không bị cưỡng bức lao động, được hưởng lương phù hợp với trình độ, được gia nhập các tổ chức nghề nghiệp, tổ chức đại diện cho người lao động...;

+ Có nghĩa vụ thực hiện hợp đồng lao động, chấp hành kỉ luật lao động, tuân theo sự quản lí, điều hành của người sử dụng lao động.

- Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động :

+ Người sử dụng lao động có quyền tuyển dụng, bố trí, quản lí, điều hành, giám sát lao động, khen thưởng và xử lí vi phạm kỉ luật lao động, đóng cửa tạm thời nơi làm việc,...

+ Có nghĩa vụ thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và thỏa thuận hợp pháp khác, tôn trọng danh dự và nhân phẩm của người lao động.

 

 

Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Tải giáo án Công dân 8 KNTT bài 10: Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn mới công dân 8 kết nối tri thức. Phần trình bày do Nhi Nhi TK tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận