Soạn VNEN văn 9 bài 7: Cảnh ngày xuân – Kiều ở lầu Ngưng Bích

Soạn văn bài: Cảnh ngày xuân – Kiều ở lầu Ngưng Bích - Sách hướng dẫn học Ngữ Văn 9 tập 1 trang 57. Sách này nằm trong bộ VNEN của chương trình mới. Dưới đây sẽ hướng dẫn trả lời và giải đáp các câu hỏi trong bài học. Cách soạn chi tiết, dễ hiểu. Hi vọng các em học sinh nắm tốt kiến thức bài học.

Giải đáp câu hỏi và bài tập

A. Hoạt động khởi động

  • Kể tên một số tác phẩm văn học viết về mùa xuân mà em biết.
  • Những vẻ đẹp nổi bật được khắc họa trong các tác phẩm đó là gì?

B. Hoạt động hình thành kiến thức

1. Đọc văn bản

2. Tìm hiểu văn bản

a) Hoàn thiện sơ đồ sau để thấy được kết cấu và nội dung chính của đoạn thơ

Cảnh ngày xuân

4 câu thơ đầu

8 câu thơ tiếp

6 câu thơ cuối

b) Khung cảnh mùa xuân được miêu tả qua những chi tiết nào? Nêu nhận xét về cách dùng từ ngữ và bút pháp nghệ thuật của Nguyễn Du khi tả cảnh mùa xuân.

c) Không khí và hoạt động của lễ hội trong tiết Thanh Minh được thể hiện như thế nào? Cách miêu tả của tác giả có gì đặc sắc?

d) So sánh cảnh vật không khí mùa xuân trong 6 câu thơ cuối và bốn câu thơ đầu. Cách dùng từ của tác giả trong những câu thơ này có gì đáng chú ý?

e) Nêu cảm nhận chung của em về đoạn thơ Cảnh ngày xuân

3. Trau dồi vốn từ

a) Thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm qua đoạn trích sau là gì

      Tiếng Việt hiện nay có khả năng rất lớn, phải nói là khả năng vô bờ bến để diễn tả đời sống tư tưởng và tình cảm ngày càng phong phú, đẹp đẽ của dân tộc ta. Bản thân nó đã giàu nó lại còn có khả năng biến hóa vô cùng, nếu chúng ta biết giữ nó, dùng nó, biết phát triển nó.

       Chúng ta có thể lấy rất nhiều ví dụ. Trong tiếng ta, một chữ có thể dùng để diễn tả rất nhiều ý, hoặc ngược lại, một ý nhưng lại có bao nhiêu chữ để diễn tả. Vì vậy, nếu nói tiếng Việt của ta có những khả năng rất lớn để diễn đạt tư tưởng và tình cảm trong nhiều thể văn thì điều đó hoàn toàn đúng. Không sợ tiếng ta nghèo chỉ sợ chúng ta không biết dùng tiếng ta.

(Phạm Văn Đồng, Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt)

b) Chỉ ra lỗi diễn đạt trong những câu sau

(1) Việt Nam chúng ta có rất nhiều thắng cảnh đẹp.

(2) Các nhà khoa học dự đoán những chiếc bình này đã có cách đây khoảng 2.500 năm.

(3) Trong những năm gần đây, nhà trường đã đẩy mạnh quy mô đào tạo để đáp ứng nhu cầu học tập của xã hội.

c) Vì sao trong khi nói/viết thường có hiện tượng mắc lỗi diễn đạt như trên (do “tiếng ta nghèo” hay vì người viết “không biết dùng tiếng ta”)? Theo em cần phải làm gì để tránh được những lỗi diễn đạt ấy?

d) Đọc đoạn trích sau và rút ra cho bản thân ít nhất 2 bài học về trau dồi vốn từ:

      Từ lúc chưa có ý thức, cho tới lúc có ý thức, chúng ta đã học chữ của Nguyễn Du chắc ai cũng đồng ý với tôi rằng nếu chữ nghĩa "Truyện Kiều" mà xoàng xĩnh thôi thì chắc Truyện Kiều, dù tư tưởng sâu xa đến đâu cũng chưa thể thành sách của mọi người. Tôi càng phục tài học với sức sáng tạo của Nguyễn Du trong chữ nghĩa, khi tôi đọc đến câu thơ ông viết ông đã " ở trong ruộng bãi để học câu hát hay của người trồng dâu". Đó không phải là một câu nói bóng, mà nó là một tâm sự, một kế hoạch học chữ, hay nói theo cách nói của chúng ta ngày nay: Nguyễn Du đã đi vào lời ăn tiếng nói của nhân dân, cơ sở sáng tạo ngôn ngữ của nhà thơ thiên tài đã dựa thẳng vào đấy.

      Xin kể lại hai ví dụ. Câu thơ Nguyễn Du có chữ "áy" (cỏ áy bóng tà...). Chữ "áy" ấy, tài giỏi đến độ dù ta không hiểu nghĩa nó cũng hiện lên sự ảm đạm. Cho tới năm trước, có dịp đi Thái Bình, về huyện Thái Ninh, tôi được biết chữ áy là tiếng vùng quê ấy. Quê vợ Nguyễn Du ở Thái Bình, Nguyễn Du đã ở lâu đất Thái Bình, "cỏ áy" có nghĩa là cỏ vàng úa. Tiếng "áy" ở Thái Bình đã vào văn chương "Truyện Kiều" và trở thành tuyệt vời.

       Ví dụ nữa, ba chữ "bén duyên tơ" ở "Truyện Kiều". Thông thường, ta hiểu "bén duyên" có thể gần gũi với câu tục ngữ "Lửa gần rơm lâu ngày cũng bén". Nhưng không phải. Trong nghề ươm tơ lúc tháo con tằm lấy tơ thì người ta ngâm tằm vào nồi nước nóng, rồi đem guồng ra, vớt tơ lên quay vào guồng, lúc sợi tơ bắt đầu quay vào guồng, người nhà nghề gọi là "tơ bén". Nếu chỉ viết "bén duyên" không thì còn có thể ngờ, chứ "bén duyên tơ" thì rõ ràng Nguyễn Du của chúng ta đã nghe, học và sáng tạo trên cơ sở công việc người hái dâu chăn tằm. Nguyễn Du đã trau dồi ngôn ngữ, đêm ngày mài dũa chữ nghĩa kì khu biết chừng nào!

(Theo Tô Hoài, Mỗi chữ phải là một hạt ngọc, trong Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, sđd)

C. Hoạt động luyện tập

1. Luyện tập đọc hiểu

a) Đọc văn bản Kiều ở lầu Ngưng Bích

b) Tìm hiểu văn bản

(1) Chỉ ra nội dung chính và nhận xét về kết cấu của đoạn thơ theo gợi ý sau

- 6 câu đầu:…

- … câu tiếp: …

- … câu cuối: …

(2) Khung cảnh thiên nhiên được thể hiện như thế nào trong sáu câu thơ đầu? Trong không gian đó, tâm trạng của Kiều ra sao? Nhận xét về nghệ thuật miêu tả của tác giả.

(3) Nỗi nhớ thương của Kiều hướng tới những ai? Nỗi nhớ thương đó được thể hiện qua những hình ảnh, từ ngữ nào? Nhận xét về Thúy Kiều từ những nỗi niềm thương nhớ đó.

(4) Sự tinh tế và tài năng của Nguyễn Du thể hiện như thế nào khi khắc họa nỗi niềm thương nhớ của Kiều?

(5) Bức tranh thiên nhiên trong 8 câu cuối của đoạn trích được miêu tả với những hình ảnh gì? Những hình ảnh đó đã góp phần thể hiện những trạng thái cảm xúc của Kiều như thế nào?

(6) Theo em, đặc sắc về nghệ thuật trong 8 câu thơ cuối là gì? Hãy sử dụng lý lẽ và dẫn chứng để khẳng định quan điểm của em.

2. Luyện tập trau dồi vốn từ

a) Hoàn thành việc sắp xếp các từ sau vào 3 cột cho phù hợp với từng nét nghĩa của tiếng đồng

đồng âm, đồng ấu, đồng bào, đồng bộ, đồng chí, đồng dạng, đồng giao, đồng khởi, đồng môn, đồng niên, đồng sự, đồng thoại, đồng tiền

- Đồng (cùng nhau, giống nhau):

- Đồng (trẻ em):

- Đồng (chất):

b) Phân biệt nghĩa của các từ ngữ sau và đặt câu với mỗi từ ngữ đó

(1) xấu xa/ xấu xí

(2) tay trắng/ trắng tay

(3) kiểm điểm/ kiểm kê

(4) nhuận bút/ thù lao

c) Cùng nói về màu xanh nhưng ở mỗi đoạn trích, Nguyễn Du lại có cách diễn đạt khác: xanh, xanh xanh. Phân tích sự khác nhau về ý nghĩa và sắc thái biểu cảm của những từ ấy, qua đó chỉ ra dụng ý nghệ thuật của Nguyễn Du.

(1) Cỏ non xanh tận chân trời

Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.

(2) Buồn trông nội cỏ rầu rầu,

Chân mây mặt đất một màu xanh xanh .

(Nguyễn Du, Truyện Kiều)

d) Chủ tịch Hồ Chí Minh có nói tới việc lấy tài liệu để viết như sau:

Muốn có tài liệu thì phải tìm, tức là:

1. Nghe: Lắng tai nghe các cán bộ, nghe các chiến sĩ, nghe đồng bào để lấy mà viết.

2. Hỏi: Hỏi những người đi xa về, hỏi nhân dân, hỏi bộ đội những việc, những tình hình ở các nơi.

3. Thấy: Mình phải đi đến xem xét, mà thấy.

4. Xem: Xem báo chí, xem sách vở. Xem báo chí trong nước, báo chí nước ngoài.

5. Ghi: Những cái gì đã nghe, đã thấy, đã hỏi được, đã học được, thì chép lấy để dùng mà viết […].

(Hồ Chí Minh, Cách viết, trong Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, sđd)

Dựa theo ý kiến trên, hãy nêu cách em sẽ thực hiện để làm tăng vốn từ. Trình bày theo dạng sơ đồ), sau đó cùng trao đổi với bạn để thống nhất câu trả lời.

3. Viết bài tập làm văn số 2 - văn tự sự

Đề 1: Kể về tâm sự của một cuốn sách bị bỏ quên.

Đề 2: Kể lại giấc mơ gặp Kiều ở lầu Ngưng Bích và được nàng chia sẻ tâm trạng trong hoàn cảnh ấy.

Đề 3: Tưởng tượng 20 năm nữa em về thăm quê trong dịp Thanh Minh. Kể lại với bạn về lần thăm quê đó.

D. Hoạt động vận dụng

1. Phân tích, so sánh cảnh mùa xuân trong câu thơ cổ Trung Quốc: “Phương thảo liên thiên bích – Lê chi sổ điểm hoa” (cỏ thơm liền với trời xanh - trên cành lê có mấy bông hoa) với cảnh mùa xuân trong câu thơ: “Cỏ non xanh tận chân trời - Cành lê trắng điểm một vài bông hoa” để thấy được sự tiếp thu và sáng tạo của Nguyễn Du.

2. Đọc các câu thơ và thực hiện yêu cầu

(1) Lòng đâu sẵn mối thương tâm,

Thoắt nghe Kiều đã đầm đầm châu sa.

(2) Nỗi mình thêm tức nỗi nhà,

Thềm hoa một bước lệ hoa mấy hàng.

(3) Nhìn càng lã chã giọt hồng,

Rỉ tai, nàng mới giãi lòng thấp cao.

(4) Nàng càng giọt ngọc như chan

Nỗi lòng luống những bàng hoàng niềm tây

(5) Giọt châu lã chã khôn cầm,

Cúi đầu chàng những gạt thầm giọt tương.

(6) Dòng thu như xối cơn sầu,

Dứt lời, nàng cũng gieo đầu một bên.

(Nguyễn Du, Truyện Kiều)

Liệt kê các từ đồng nghĩa

Giải thích nghĩa

Nhận xét về tài năng ngôn ngữ của Nguyễn Du

 

 

 

E. Hoạt động tìm tòi mở rộng

Sưu tầm một số đoạn thơ (ngoài những đoạn trong sách Hướng dẫn học Ngữ Văn 8 tập 1) tả cảnh mùa xuân, tả cảnh ngụ tình trong Truyện Kiều .Trao đổi với bạn bè về giá trị đặc sắc của một trong những đoạn thơ đó.

Từ khóa tìm kiếm google:

giải bài 7 cảnh ngày xuân – kiều ở lầu ngưng bích, cảnh ngày xuân – kiều ở lầu ngưng bích trang 57, cảnh ngày xuân – kiều ở lầu ngưng bích sách vnen ngữ văn 9, giải ngữ văn 9 sách vnen chi tiết dễ hiểu.
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Soạn VNEN văn 9 bài 7: Cảnh ngày xuân – Kiều ở lầu Ngưng Bích . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn VNEN ngữ văn 9 tập 1. Phần trình bày do Hải Linh tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận