Soạn VNEN văn 9 bài 15: Chiếc lược ngà

Soạn văn bài: Chiếc lược ngà - Sách VNEN ngữ văn lớp 9 trang 128. Phần dưới sẽ hướng dẫn trả lời và giải đáp các câu hỏi trong bài học. Cách soạn chi tiết, dễ hiểu, Hi vọng các em học sinh nắm tốt kiến thức bài học.

Giải đáp câu hỏi và bài tập

A. Hoạt động khởi động

Hãy đọc một bài thơ/ đoạn thơ hoặc một câu chuyện kể về tình cha con

B. Hoạt động hình thành kiến thức

1. Đọc văn bản "Chiếc lược ngà"

2. Tìm hiểu văn bản

a) Em hãy kể tóm tắt cốt truyện của đoạn trích. Tình huống nào đã bộc lộ sâu sắc và cảm động tình cha con của ông Sáu và bé Thu?

b) Tìm hiểu và phân tích diễn biến tâm lí, hành động của bé Thu trong lần gặp cha, khi ông Sáu được về phép. Qua đó hãy nhận xét về tính cách nhân vật bé Thu và nghệ thuật miêu tả tâm lí của tác giả.

c) Tình cảm sâu nặng và cao đẹp của ông Sáu đối với con đã được thể hiện qua những chi tiết, sự việc nào? Điều đó đã bộc lộ thêm nét đẹp gì trong tâm hồn của người cán bộ cách mạng ấy?

d) Truyện được kể theo lời trần thuật của nhân vật nào? Cách chọn ngôi kể như vậy có tác dụng gì trong việc xây dựng nhân vật và thể hiện nội dung tư tưởng của truyện?

C. Hoạt động luyện tập

1. Luyện tập đọc hiểu văn bản Chiếc lược ngà

Em hãy viết lại đoạn truyện kể lại cuộc gặp gỡ cuối cùng của hai cha con ông Sáu theo lời hồi tưởng của một nhân vật khác (ông Sáu hoặc bé Thu).

2. Luyện tập về thơ và truyện hiện đại

a) Điền vào chỗ trống để hoàn thiện bảng thống kê (vào vở) tác phẩm thơ và truyện hiện đại theo mẫu sau:

Tác phẩm/

Đoạn trích

Tác giả

Thể loại

Hoàn cảnh sáng tác

Nội dung chính

Đặc sắc nghệ thuật

Làng

Kim Lân

 

 

 

 

Lặng lẽ Sa Pa

 

Truyện ngắn

 

 

 

Chiếc lược ngà

 

 

 

 

 

 

Tác phẩm

 

Tác giả

Thể thơ và phương thức biểu đạt

Hoàn cảnh sáng tác

Nội dung chính

Đặc sắc nghệ thuật

Đồng chí

Chính Hữu

 

 

 

 

Bài thơ về tiểu đội xe không kính

Phạm Tiến Duật

 

 

 

 

Đoàn thuyền đánh cá

 

 

 

 

 

Bếp lửa

 

 

 

 

 

Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ

 

 

 

 

 

Ánh trăng

 

 

 

 

 

b) Vẽ sơ đồ tư duy (vào vở) về các truyện ngắn đã học (chủ đề tác phẩm, nội dung cụ thể hóa chủ đề, đặc sắc nghệ thuật).

Học sinh tự nghiên cứu.

3. Luyện tập về Tiếng Việt

a) Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi

Nghe mẹ nó bảo gọi ba vào ăn cơm thì nó bảo lại: 

- Thì má cứ kêu đi

Mẹ nó đâm nổi giận quơ đũa bếp dọa đánh, nó phải gọi nhưng lại nói trổng:

- Vô ăn cơm! 

(Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà)

(1) Câu “Vô ăn cơm!” của bé Thu vi phạm phương châm hội thoại nào? Hãy sửa lại câu trên để đảm bảo phương châm hội thoại khi giao tiếp.

(2) Bằng hiểu biết của mình sau khi đọc truyện ngắn Chiếc lược ngà, hãy giải thích lí do vì sao bé Thu vi phạm phương châm hội thoại trong đoạn trích trên.

b) Vận dụng một số kiến thức đã học về một số phép tu từ từ vựng để phân tích nét nghệ thuật độc đáo trong những đoạn trích sau:

( 1)  Một dãy núi mà hai màu mây 

Nơi nắng nơi mưa, khí trời cũng khác

Như anh với em, như Nam với Bắc 

Như đông với tây một dải rừng liền. 

(Phạm Tiến Duật, Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây)

(2) Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa. Đó là tiếng "ba" mà nó cố đè nén trong bao nhiêu năm nay, tiếng "ba" như vỡ tung ra từ đáy lòng nó, nó vừa kêu vừa chạy xô tới, nhanh như một con sóc, nó chạy thót lên và dang hai tay ôm chặt lấy cổ ba nó.

(Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà)

(3)  Đồng chiêm phả nắng lên không
Cánh cò dẫn gió qua thung lúa vàng
Gió nâng tiếng hát chói chang
Long lanh lưỡi hái liếm ngang chân trời.

(Nguyễn Duy, Tiếng hát mùa gặt)

4. Luyện tập về tập làm văn

a) Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi

Con bé thấy lạ quá, nó chớp mắt nhìn tôi như muốn hỏi đó là ai, mặt nó bỗng tái đi, rồi vụt chạy và kêu thét lên : “Má! Má!”. Còn anh, anh đứng sững lại đó, nhìn theo con, nỗi đau đớn khiến mặt anh sầm lại trông thật đáng thương và hai tay buông xuống như bị gãy.

(Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà)

(1) Đoạn trích trên được kể theo ngôi kể nào?

(2) Tác giả sử dụng đối thoại, độc thoại hay độc thoại nội tâm? Vai trò. Tác dụng của yếu tố này trong đoạn trích trên?

(3) Lẽ ra, cuộc gặp mặt sau tám năm xa cách sẽ ngập tràn niềm vui và hạnh phúc nhưng trong câu chuyện, cuộc gặp ấy lại khiến nhân vật “anh“ đau đớn. Vì sao vậy? Hãy lí giải bằng một đoạn văn ngắn (trong đó có sử dụng yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận).

b) Hệ thống lại kiến thức tập là, văn trong chương trình Ngữ văn lớp 9, học kì I một số nội dung lớn:

(1) Văn bản thuyết minh: các yếu tố miêu tả, tự sự trong văn bản thuyết minh.

(2) Văn bản tự sự:

- Các yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận trong văn bản tự sự.

- Vai trò, tác dụng, hình thức thể hiện của các yếu tố đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự.

- Người kể chuyện trong văn bản tự sự.

D. Hoạt động vận dụng

Vận dụng kiến thức đã học để làm bài kiểm tra trên lớp về thơ và truyện hiện đại. Gợi ý một số nội dung kiểm tra như sau:

1. Phân tích nét nổi bật trong tính cách nhân vật ông Hai (truyện ngắn Làng của Kim Lân). Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật này của tác giả. Quan hệ giữa tình yêu làng quê và lòng yêu nước của nhân vật ông Hai.

2. Vẻ đẹp trong cách sống, trong tâm hồn và trong những suy nghĩ của nhân vật anh thanh một mình trên trạm khí tượng giữa núi cao trong truyện Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long.

3) Cảm nghĩ của em về nhân vật bé Thu và tình cha con trong chiến tranh ở truyện Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng.

4) Cảm nhận của em về hình ảnh người lính trong hai bài thơ Đồng chí (Chính Hữu) và Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật).

5) Tình yêu  con và lòng yêu nước, gắn bó với cách mạng của người mẹ Tà ôi biểu hiện trong những lời ru ở bài thơ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ của Nguyễn Khoa Điềm.

6) Phân tích bút pháp xây dựng hình ảnh thơ trong các bài thơ: Đồng chí  (Chính Hữu), Đoàn thuyền đánh cá (Huy Cận), Ánh trăng (Nguyễn Duy).

7) Phân tích những hình ảnh biểu tượng: đầu súng trăng treo ( trong bài Đồng chí), trăng (trong bài Ánh trăng). Chọn bình một đoạn thơ đặc sắc trong các bài đã học.

E. Hoạt động mở rộng

1. Kể lại một kỉ niệm không thể quên với người cha thân yêu của mình, trong đó có sử dụng kết hợp các yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận.

( Học sinh tự nghiên cứu)

2. Sưu tầm và đọc thêm các tác phẩm (thơ và truyện) viết về tình cha con.

3. Dựa vào câu hỏi gợi ý bên dưới để đọc hiểu đoạn trích

Cha lại dắt con đi trên cát mịn,

Ánh nắng chảy đầy vai

Cha trầm ngâm nhìn mãi cuối chân trời

Con lại trỏ cánh buồm xa hỏi khẽ:

“Cha mượn cho con cánh buồm trắng nhé,

Để con đi!”

Lời của con hay tiếng sóng thầm thì

Hay tiếng của lòng cha từ một thời xa thẳm

Lần đầu tiên trước biển khơi vô tận

Cha gặp lại mình trong tiếng ước mơ con.

(Hoàng Trung Thông, Những cánh buồm)

a) Đoạn trích được viết theo thể loại nào?

b) Tìm lời dẫn trong đoạn trích và cho biết đó là lời dẫn trực tiếp hay lời dẫn gián tiếp.

c) Em hiểu như thế nào về ý nghĩa của hình ảnh những cánh buồm trắng?

d) Từ tâm sự: “Cha gặp lại mình trong tiếng ước mơ con”, em có thể rút ra bài học gì cho bản thân?

Từ khóa tìm kiếm google:

giải bài 15 chiếc lược ngà, chiếc lược ngà trang 128, bài chiếc lược ngà sách vnen ngữ văn 9, giải ngữ văn 9 sách vnen chi tiết dễ hiểu.
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Soạn VNEN văn 9 bài 15: Chiếc lược ngà . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn VNEN ngữ văn 9 tập 1. Phần trình bày do Hải Linh tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận