A. Kiến thức trọng tâm
1. Đọc truyện:
“Đạo đức và kỉ luật”.
* Gợi ý trả lời câu hỏi:
a. Những việc làm nào chứng tỏ anh Hùng là người có tính kỉ luật cao?
Những việc làm chứng tỏ anh Hùng là người có tính kỉ luật cao đó là:
- Thực hiện nghiêm túc những quy định về bảo hộ lao động trong khi làm việc.
- Phải trải qua huấn luyện, đào tạo quy trình kĩ thuật, nhất là về an toàn lao động mới được làm việc.
b. Những việc làm nào của anh Hùng thể hiện anh là người biết chăm lo đến mọi người và có trách nhiệm cao trong công việc?
- Những việc làm của anh Hùng thể hiện anh là người biết chăm lo đến mọi người và có trách nhiệm cao trong công việc là:
- Làm việc trong những ngày mưa rét, ướt hết quần áo để giải phóng mặt đường trong ngày bão đổ cây.
- Làm việc vất vả, thầm lặng lương không cao nhưng anh và đồng đội vẫn vui vẻ và hoàn thành nhiệm vụ.
- Anh không bao giờ đi muộn, sẵn sàng giúp đỡ đồng đội, nhận việc khó khăn nguy hiểm…
c. Để trở thành người sống có đạo đức vì sao chúng ta phải tuân thủ kỉ luật?
- Bởi vì: Đạo đức là những quy định, những chuẩn mực ứng xử của con người với người khác, với công việc với thiên nhiên và môi trường sống, được nhiều người thừa nhận và tự giác thực hiện.
2. Nội dung bài học:
* Các khái niệm:
- Đạo đức là Đạo đức là những quy định, những chuẩn mực ứng xử của con người với người khác, với công việc với thiên nhiên và môi trường sống, được nhiều người thừa nhận và tự giác thực hiện.
- Kỉ luật la những quy định chung của một cộng đồng hoặc tổ chức xã hội (nhà trường, cơ quan…) yêu cầu mọi người phải tuân theo nhằm tạo ra sự thống nhất về hành động để đạt chất lượng, hiệu quả trong công việc.
* Mối quan hệ đạo đức và kỉ luật:
- Đạo đức và kỉ luật có mối quan hệ chặt chẽ. Người có đạo đức là người tự giác tuân thủ kỉ luật và người chấp hành tốt kỉ luật là người có đạo đức. Sống có kỉ luật là biết tự trọng, tôn trọng người khác.
* Ý nghĩa: Tự giác thực hiện những chuẩn mực đạo đức, quy định của cộng đồng, tập thể chúng ta sẽ cảm thấy thoải mái và được mọi người tôn trọng, quý mến.
Bình luận