echo 12344444;die;

Giáo án word môn hoạt động trải nghiệp hướng nghiệp 8 kết nối tri thức

Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 8 kết nối tri thức với cuộc sống. Giáo án tải về là file word, được soạn theo mẫu CV 5512. Giáo án có đủ các bài trong chương trình kì I + kì II. Cách trình bày chi tiết, khoa học. Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 8 kết nối tri thức là chương mới. Do đó, bộ tài liệu này sẽ là sự tham khảo hữu ích, cũng như giúp giúp giáo viên nhẹ nhàng hơn trong việc giảng dạy

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án word môn hoạt động trải nghiệp hướng nghiệp 8 kết nối tri thức
Giáo án word môn hoạt động trải nghiệp hướng nghiệp 8 kết nối tri thức
Giáo án word môn hoạt động trải nghiệp hướng nghiệp 8 kết nối tri thức
Giáo án word môn hoạt động trải nghiệp hướng nghiệp 8 kết nối tri thức
Giáo án word môn hoạt động trải nghiệp hướng nghiệp 8 kết nối tri thức
Giáo án word môn hoạt động trải nghiệp hướng nghiệp 8 kết nối tri thức
Giáo án word môn hoạt động trải nghiệp hướng nghiệp 8 kết nối tri thức
Giáo án word môn hoạt động trải nghiệp hướng nghiệp 8 kết nối tri thức

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐỀ 2: KHÁM PHÁ BẢN THÂN

MỤC TIÊU CHUNG:

Sau chủ đề này, HS sẽ:

  • Nhận diện được những nét đặc trưng trong tính cách của bản thân.
  • Nhận diện được sự thay đổi cảm xúc của bản thân và biết điều chỉnh cảm xúc theo hướng tích cực.
  • Nhận diện được khả năng tranh biện, thương thuyết của bản thân để bảo vệ quan điểm của mình trong một số tình huống.
  • Rèn luyện được năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động, năng lực thích ứng, phẩm chất trách nhiệm, tự chủ.

--------------------------------------------------------------------------------------------

TUẦN 1:

Tiết 1: Sinh hoạt dưới cờ: Tham gia nói chuyện về chuyên đề

“Nét đẹp tuổi trăng tròn”

  1. MỤC TIÊU:

Sau khi tham gia hoạt động này, HS:

  • - Giới thiệu được một số đặc điểm của lứa tuổi HS THCS thông qua các hình thức khác nhau.
  • - Rèn luyện được đức tính tự tin và khả năng tự nhận thức bản thân.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với TPT, BGH và GV
  • - Một số tài liệu, video clip về đặc điểm lứa tuổi HS THCS.
  • - Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động.
  • - Tư vấn cho HS lớp trực tuần chọn MC.
  • - Nhận đăng kí tham gia hoạt động của các lớp và lên chương trình.
  1. Đối với HS
  • - Các thông tin để giới thiệu về đặc điểm của lứa tuổi HS THCS thông qua các hình thức như: hát, đọc thơ, thuyết trình, trình diễn thời trang, múa, tiểu phẩm,…
  • - Đăng kí các tiết mục với nhà trường

SOẠN GIÁO ÁN HDTN 6 KNTT CHI TIẾT:

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

Hoạt động 1. Chào cờ, sơ kết thi đua tuần và phổ biến nhiệm vụ tuần mới:

- Lễ chào cờ

- Hát Quốc ca, Đoàn ca, Hô khẩu hiệu.

- Giới thiệu đại biểu và các chương trình của tiết chào cờ.

- Nhận xét thi đua tuần.

- Phổ biến nhiệm vụ mới của tuần

Hoạt động 2. Sinh hoạt theo chủ đề: Nét đẹp tuổi trăng tròn

- MC giới thiệu nội dung và ý nghĩa của chủ đề hoạt động.

- Các lớp lên trình bày tiết mục văn nghệ đã chuẩn bị.

- Bình chọn tiết mục hay nhất theo các tiêu chí:

+ Nội dung thể hiện được đặc điểm của lứa tuổi HS THCS.

+ Hình thức thể hiện hấp dẫn, có tính sáng tạo.

+ Có sự chuẩn bị và thái độ tham gia tích cực.

- Đại diện BTC tổng kết hoạt động.

ĐÁNH GIÁ

- GV mời một số HS chia sẻ thu hoạch và cảm xúc của bản thân sau khi tham dự hoạt động sinh hoạt theo chủ đề

HOẠT ĐỘNG TIẾP NỐI

- GV yêu cầu HS suy ngẫm về những nét đặc trưng trong tính cách của bản thân.

--------------------------------------------------------------------------------------------

Tiết 2: Hoạt động giáo dục theo chủ đề:

Tính cách và cảm xúc của tôi – Hoạt động 1, 2

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau khi tham gia hoạt động này, HS:

  • - Nhận diện được những nét đặc trưng trong tính cách của bản thân.
  • - Nhận diện được sự thay đổi cảm xúc của bản thân và biết điều chỉnh cảm xúc theo hướng tích cực.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • - Năng lực tự chủ và tự học: HS biết tự tìm kiếm, chuẩn bị và lựa chọn tài liệu, phương tiện học tập trước giờ học, quá trình tự giác tham gia các và thực hiện các hoạt động học tập cá nhân trong giờ học ở trên lớp,…
  • - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Khả năng phân công và phối hợp thực hiện nhiệm vụ học tập.

Năng lực riêng:

  • - Nhận biết được những nét đặc trưng trong tính cách của bản thân.
  • - Biết được sự thay đổi cảm xúc của bản thân và điều chỉnh.
  1. Phẩm chất:
  • - Có tinh thần trách nhiệm trong học tập.
  • - Nhân ái và trung thực.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với GV
  • - Giáo án, SGK, SBT Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 8
  • - Máy tính, máy chiếu (nếu có)
  • - Ví dụ minh họa về một số nét đặc trưng trong tính cách của bản thân.
  • - Ví dụ minh họa về điều chỉnh cảm xúc theo hướng tích cực.
  1. Đối với HS:
  • - SGK, SBT Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 8
  • - Giấy trắng khổ A4, bút viết.
  • - Các tình huống thay đổi cảm xúc của bản thân.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Giúp HS hứng thú với chủ đề; chỉ rõ những việc cần làm trong chủ đề để đạt được mục tiêu.
  3. Nội dung: GV giới thiệu chủ đề thông qua trò chơi.
  4. Sản phẩm học tập: HS hoàn thành các nhiệm vụ của GV đề ra
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức trò chơi “Kịch câm”

- GV mời 4 HS lên bảng làm nghệ sĩ câm. Sau đó phát cho mỗi HS một mảnh giấy có ghi một nét tính cách để các em suy nghĩ và thể hiện tích cách đó bằng ngôn ngữ cơ thể.

- GV gợi ý:

+ Bạn số 1: Cẩn thận;

+ Bạn số 2: Bừa bãi, cẩu thả.

+ Bạn số 3: Vui vẻ, thân thiện.

+ Bạn số 4: Nhút nhát, tự ti.

- GV yêu cầu lần lượt từng bạn sử dụng ngôn ngữ cơ thể để thể hiện tính cách của mình cho các bạn ở dưới đoán.

SOẠN GIÁO ÁN HDTN 7 KNTT CHUẨN:

- Sau khi kết thúc trò chơi, GV đặt câu hỏi thảo luận: Làm thế nào để đoán được những nét đặc trưng trong tính cách của mỗi cá nhân? Vì sao?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tích cực tham gia trò chơi.

- HS lắng nghe, suy nghĩ và đưa ra câu trả lời

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện một số bạn HS trả lời câu hỏi.

- Các HS khác nhận xét, nêu ý kiến khác (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương thái độ học tập của HS.

- GV kết luận: Những nét đặc trưng trong tính cách của một cá nhân thường được biểu hiện thông qua cử chỉ, điệu bộ, hành động, việc làm, thói quen,… của người đó.

- GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Những cử chỉ, điệu bộ, hành động thể hiện tính cách của mỗi người. Em đã biết nét đặc trưng trong tính cách của mình là gì chưa? Chúng ta cùng nhau khám phá thông qua bài học ngày hôm nay nhé.

SOẠN GIÁO ÁN HDTN 8 KNTT MỚI KHÁC:

Hoạt động 1: Tìm hiểu những nét đặc trưng trong tính cách bản thân

  1. Mục tiêu: HS biết cách xác định những nét đặc trưng trong tính cách của bản thân.
  2. Nội dung: GV lần lượt tổ chức các nhiệm vụ, HS quan sát, theo dõi và thực hiện theo yêu cầu.
  3. Sản phẩm học tập: HS biết được nét đặc trưng trong tính cách của mình
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1. Chia sẻ một số nét đặc trưng trong tính cách của bản thân

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức trò chơi “Ai nhanh ai thắng?”

- GV chia lớp thành 3 nhóm, xếp thành 3 hàng dọc và phổ biến luật chơi: Các em hãy lần lượt viết những tính từ chỉ tính cách của một người. Trong 3 phút, đội nào ghi được nhiều hơn thì đội đó sẽ dành chiến thắng.

- GV gợi ý:

- GV có thể tự nêu những nét đặc trưng trong tính cách của bản thân làm ví dụ: Cô là một người rất vui vẻ, hòa đồng, năng động và hài hước.

- GV mời đại diện của từng nhóm lên chia sẻ những nét đặc trưng trong tích cách của mình để làm mẫu cho các bạn.

- GV mời một số HS chia sẻ và một số HS khác nêu cảm nhận của bản thân sau khi nghe bạn chia sẻ.

- GV cho HS xem đoạn video sau:

youtu.be/k1I7oreP-cA (0:29 - 2:37)

- GV đặt câu hỏi: Sau khi xem xong video, em thấy người con trong video có những tính cách gì? Hành động nào của người con thể hiện tính cách đó? Người cha đã làm gì để rèn luyện tính cách cho người con?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin mục 1, xem video và quan sát gợi ý - SGK tr.14.

- HS tham gia trò chơi để trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 3 nhóm chia sẻ.

- GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, chốt lại những nét đặc trưng trong tính cách của HS dựa vào nội dung mà HS đã chia sẻ.

- Chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo.

Nhiệm vụ 2. Thảo luận về cách xác định nét đặc trưng trong tính cách của bản thân

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV đặt câu hỏi: Em thấy bản thân mình là một người có tính cách như thế nào? Làm sao để em xác định được tính cách đó của bản thân? Em nghĩ bạn cùng bàn với mình là một người như thế nào?

- GV gợi ý cho HS: Em hãy nêu tính cách của mình bằng hai gợi ý sau đây:

+ Dựa trên những biểu hiện cụ thể trong hoạt động học tập, lao động và giao tiếp của bản thân.

+ Dựa trên nhận xét của các bạn, người thân.

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi: Làm thế nào để xác định được chính xác những nét đặc trưng trong tính cách của bản thân?

- GV cho các nhóm tranh luận về câu trả lời của nhóm mình.

- GV tổng hợp các ý kiến và kết luận: Để xác định được những nét đặc trưng trong tính cách của bản thân, chúng ta cần căn cứ vào:

+ Những sở thích, hành vi, thói quen trong học tập, giao tiếp, ứng xử, lao động và sinh hoạt hằng ngày của bản thân.

+ Kết quả các hoạt động trong học tập, giao tiếp, ứng xử, lao động,… của bản thân.

+ Nhận xét của những người thân thiết, gần gũi, hiểu rõ về mình.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin mục 2 SGK tr.14.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời một số HS chia sẻ trước lớp.

- GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV tổng hợp các ý kiến và kết luận.

- GV nhận xét, tổng kết, chuyển sang HĐ mới.

I. Tìm hiểu những nét đặc trưng trong tính cách của bản thân

1. Chia sẻ một số nét đặc trưng trong tính cách của bản thân

Một số tính từ chỉ nét đặc trưng trong tính cách của bản thân:

- Tích cực: Vui vẻ, hòa đồng, cởi mở, thân thiện, dễ gần, cẩn thận, thú vị, chăm chỉ, tốt bụng, lịch sự, ít nói, dịu dàng, tự tin, nghiêm túc, nhiệt tình, lạc quan, khéo léo, nhẹ nhàng, hài hước, hoạt ngôn,…

- Tiêu cực: nóng tính, cẩu thả, lười biếng, nhút nhát, bi quan, ghê gớm, nghiêm khắc, ích kỉ, nóng tính, lạnh lùng, kiêu căng, thô lỗ, khoe khoang,…

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Người con trong video có tính cách lười biếng nhưng lại ham ăn.

- Biểu hiện: Người cha thấy cái móng ngựa rơi ở bên đường và bảo người con xuống nhặt nhưng người con lại giả vờ ngủ và không quan tâm mặc dù người cha đã nói đến hai lần.

- Để rèn luyện tính cách cho người con, mỗi lần đi trên đường người cha lại đánh rơi một quả anh đào để người con chạy xuống nhặt 100 lần.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Thảo luận về cách xác định nét đặc trưng trong tính cách của bản thân.

Gợi ý:

- Dựa trên những biểu hiện cụ thể trong hoạt động học tập, lao động và giao tiếp của bản thân: Em là một người chăm chỉ, hòa đồng, dễ tính, cởi mở.

- Dựa trên nhận xét của các bạn, người thân: Em là một người năng động, hài hước, vui vẻ, lạc quan.

- Em nghĩ bạn cùng bàn là một người chăm chỉ, ít nói, nhút nhát.

SOẠN GIÁO ÁN TẤT CẢ CÁC MÔN LỚP 8 MỚI:

Hoạt động 2: Tìm hiểu về sự thay đổi cảm xúc của bản thân và cách điều chỉnh cảm xúc theo hướng tích cực.

  1. Mục tiêu: HS nêu được các bước điều chỉnh cảm xúc theo hướng tích cực
  2. Nội dung: GV lần lượt tổ chức các nhiệm vụ, HS quan sát, theo dõi và thực hiện theo yêu cầu.
  3. Sản phẩm học tập: HS biết cách kiểm soát cảm xúc của bản thân.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Nhận diện sự thay đổi cảm xúc của nhân vật trong tình huống sau:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS đọc tình huống – SGK tr.14 và trả lời câu hỏi: Em hãy nhận diện sự thay đổi cảm xúc của nhân vật trong tình huống sau:

- GV tiếp tục đặt câu hỏi: Nếu em ở trong trường hợp giống bạn Khoa, em sẽ có cảm xúc như thế nào? Vì sao?

- GV tiếp tục nêu thêm một tình huống để HS nhận diện: Lan tan học đợi anh Nam đến đón thì trời đổ cơn mưa to. Nhưng đợi mãi 15 phút rồi 30 phút không thấy anh Nam đến, Lan nghĩ anh đã quên hôm nay đón mình. Lan rất bực bội và giận dỗi anh Nam. Lan đang định lên xe buýt đi về nhà thì lấy anh Nam người lấm lem đi đến. Anh Nam nói rằng vì trời mưa to, đường trơn trượt nên anh Nam bị ngã xe nhưng Lan không chịu nghe mà vẫn rất cáu giận và không thèm nói chuyện với anh Nam. Khi về đến nhà, mẹ có hỏi lý do nhưng Lan lại vùng vằng bỏ lên trên phòng.

- GV đặt câu hỏi: Nếu em là bạn Lan, em sẽ có cảm xúc như thế nào và em sẽ cư xử ra sao? Vì sao?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin mục 1, đọc tình huống – SGK tr.34.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS trong quá trình học tập.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi một số HS trả lời và GV ghi câu trả lời lên bảng.

- GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV tổng kết lại ý kiến.

- GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo.

Nhiệm vụ 2: Chia sẻ một tình huống em đã có sự thay đổi cảm xúc và cách điều chỉnh cảm xúc của em theo hướng tích cực.

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV đặt câu hỏi: Em đã từng có tình huống nào có cảm xúc tức giận, tiêu cực hay chưa? Khi đó, em đã làm thế nào để thay đổi cảm xúc từ tiêu cực sang tích cực.

- GV gợi ý:

+ Tình huống xảy ra như thế nào?

+ Cảm xúc khi đó của em là gì?

+ Cảm xúc đó đã thay đổi như thế nào?

+ Em đã làm gì để điều chỉnh được cảm xúc của mình?

- GV lấy ví dụ: Để chuẩn bị cho tiết kiểm tra ngày mai bạn Trang nhờ chị gái mua giúp mình một tập giấy kiểm tra. Nhưng chị phải tăng ca và đi làm về muộn nên không thể mua được. Bạn Trang đã tỏ thái độ vùng vằng và cáu giận với chị mình. Mẹ biết câu chuyện và đã vào nói chuyện với Trang rằng hôm nay chị đã làm việc rất mệt và còn phải về muộn, ngày mai mẹ sẽ đưa Trang đi học sớm và mua luôn. Mẹ khuyên Trang nên thông cảm và thương chị gái mình hơn. Trang hiểu ra vấn đề và xin lỗi chị.

- GV cho HS xem video về kiềm chế sự nóng giận: youtu.be/mClBkFwKcZs

- GV đặt câu hỏi: Sau khi xem xong video, em hãy cho biết tại sao bạn Bờm lại tức giận với bạn Cò? Bạn Bờm đã làm gì để điều chỉnh cảm xúc của bản thân?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin mục 2 – SGK tr.15.

- HS đưa ra tình huống về sự thay đổi cảm xúc từ tiêu cực sang tích cực của bản thân.

- GV quan sát và hỗ trợ (khi cần thiết)

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 3 – 4 HS chia sẻ trước lớp.

- GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV tổng kết lại ý kiến.

- GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo.

Nhiệm vụ 3: Thảo luận về cách điều chỉnh cảm xúc theo hướng tích cực

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm (4 HS) và trả lời câu hỏi:

+ Cảm xúc tiêu cực thường nảy sinh do nguyên nhân chủ yếu nào?

+ Suy nghĩ tích cực/tiêu cực ảnh hưởng như thế nào đến cảm xúc của bản thân? Cho ví dụ?

+ Phải điều chỉnh cảm xúc tiêu cực thành cảm xúc tích cực như thế nào cho hiệu quả?

- GV tổng hợp các ý kiến và tóm tắt các bước điều chỉnh cảm xúc bằng sơ đồ.

- GV cho HS xem video về bí quyết kiểm soát cảm xúc: youtu.be/RvrhBGZklD4.

- GV kết luận: Trong cuộc sống hàng ngày, có rất nhiều sự việc, tình huống xảy ra tác động đến cảm xúc của mỗi chúng ta. Nếu tác động đó tạo nên cảm xúc tích cực sẽ mang lại suy nghĩ, hành vi, cách ứng xử tích cực cho ta và ngược lại, nếu ta có cảm xúc tiêu cực trước tác động nào đó sẽ dẫn tới suy nghĩ, hành vi, cách ứng xử tiêu cực, có thể gây ra những hậu quả không tốt, thậm chí rất nguy hại. Vì vậy, nhận diện được và biết cách điều chỉnh cảm xúc của bản thân theo hướng tích cực là kĩ năng sống cần thiết mà mỗi người cần rèn luyện để làm cho cuộc sống tinh thần của chúng ta trở nên tốt đẹp hơn.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin mục 3 – SGK tr.15.

- Các HS thảo luận nhóm

- GV theo dõi, hỗ trợ HS trong quá trình học tập.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi một số HS chia sẻ trước lớp

- GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV tổng kết, động viên và khen ngợi HS.

- GV chuyển sang Hoạt động tiếp theo.

II. Tìm hiểu về sự thay đổi cảm xúc của bản thân và cách điều chỉnh cảm xúc theo hướng tích cực.

1. Nhận diện sự thay đổi cảm xúc của nhân vật trong tình huống sau:

Gợi ý:

- Cảm xúc ban đầu: bực bội, khó chịu vì Khoa nghĩ Minh ngại đi xa hoặc quên hẹn.

- Thay đổi cảm xúc: Khi nhìn thấy Minh mặt mũi đỏ gay, mồ hôi nhễ nhại, thất thểu dắt chiếc xe đạp bị hỏng thì cơn giận của Khoa đã tan biến.

Gợi ý:

- Cảm xúc ban đầu: bực bội, giận dỗi vì nghĩ rằng anh Nam quên đón mình. Khi anh Nam giải thích lý do thì vẫn không chịu nghe.

- Nếu em là bạn Lan, em sẽ hỏi thăm anh trai xem ngã có bị xước xát ở đâu không, có ảnh hưởng đến cơ thể không và thông cảm cho anh trai vì trời mưa, anh bị ngã xe chứ không phải anh quên đón mình.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Chia sẻ một tình huống em đã có sự thay đổi cảm xúc và cách điều chỉnh cảm xúc của em theo hướng tích cực

Gợi ý: Trả lời tình huống

- Tình huống xảy ra: Chị gái không kịp mua giấy kiểm tra cho Trang.

- Cảm xúc lúc đó: cáu giận, lo lắng, vùng vằng.

- Cảm xúc thay đổi: khi nghe mẹ nói rằng chị đi làm về rất mệt.

- Cách điều chỉnh cảm xúc: tâm sự và nghe lời khuyên của mẹ.

Gợi ý: Trả lời câu hỏi video

- Bờm giận Cò vì bạn Cò hù làm nguệch nét vẽ và hỏng bức tranh của bạn Bờm.

- Bạn Bờm đã điều chỉnh cảm xúc bằng cách:

+ Nghe lời khuyên của mẹ: Tranh hỏng thì có thể vẽ lại nhưng mất đi một người bạn thì không lấy lại được.

+ Bình tĩnh, hít thở thật sâu, uống một cốc nước mát để tinh thần thoải mái hơn.

+ Bỏ qua lỗi lầm của bạn.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3. Thảo luận về cách điều chỉnh cảm xúc theo hướng tích cực

Gợi ý:

- Cảm xúc tiêu cực nảy sinh do sự tức giận, bối rối, bồn chồn, lo lắng, sợ hãi, ghen tỵ, buồn bã, xấu hổ, bất an,…

- Suy nghĩ tiêu cực dẫn tới những hành vi, cư xử, lời nói tiêu cực vì trong lúc nóng giận, mất bình tĩnh.

Ví dụ: Anh Nam rất tức giận vì Nhung làm hỏng mô hình đồ chơi của anh nên đã quát nạt và đánh Nhung.

- Suy nghĩ tích cực dẫn tới những hành vi, cư xử, lời nói tích cực vì tinh thần đang thoải mái.

Ví dụ: Hoa chạy nhảy làm vỡ bình hoa của mẹ nhưng mẹ không quát nạt, đánh Hoa mà chỉ đưa ra những lời khuyên nhẹ nhàng để Hoa hiểu.

- Cách điều chỉnh cảm xúc tiêu cực thành tích cực hiệu quả:

+ Bình tĩnh, hít một hơi thật sâu.

+ Ngồi thiền.

+ Tâm sự với người tin cậy.

+ Chấp nhận cảm xúc tiêu cực.

 ...CÒN TIẾP

Từ khóa tìm kiếmgiáo án word lớp 8 sách mới, giáo án word lớp hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 8 kết nối tri thức với cuộc sống, giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 8 sách kết nối tri thức , giáo án hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp lớp 8 KNTT trọn bộ

Giáo án word môn hoạt động trải nghiệp hướng nghiệp 8 kết nối tri thức

MỘT VÀI THÔNG TIN

  • Giáo án tải về là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Font chữ: Time New Roman, trình bày rõ ràng, khoa học.
  • Tất cả các bài đều soạn như mẫu ở trên

THỜI GIAN BÀN GIAO GIÁO ÁN WORD:

  • Khi đặt: nhận đủ giáo án kì I + 1/2 kì 2
  • 15/12: bàn giao đủ cả năm

THỜI GIAN BÀN GIAO GIÁO ÁN POWERPOINT:

  • Khi đặt: nhận đủ giáo án kì 1
  • 30/11: bàn giao 1/2 kì 2
  • 30/01: bàn giao đủ cả năm

PHÍ GIÁO ÁN:

Với môn Toán, Ngữ văn:

  • Word: 350k/ kì/ mỗi môn - 400k/ cả năm/ mỗi môn
  • Powerpoint: 450k/ kì/ mỗi môn - 500k/ cả năm/ mỗi môn
  • Word +Powerpoint: 600k/ kì/ mỗi môn - 700k/ cả năm/ mỗi môn

Với các môn còn lại:

  • Word: 300k/ kì/ mỗi môn - 350k/ cả năm/ mỗi môn
  • Powerpoint: 400k/ kì/mỗi môn - 450k/ cả năm/ mỗi môn
  • Word +Powerpoint: 500k/ kì/ mỗi môn - 600k/ cả năm/ mỗi môn

=> Khi đặt: tặng kèm luôn mẫu đề kiểm  tra ma trận+ 5 phiếu trắc nghiệm

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo đặt trước

Xem thêm giáo án các môn khác

Cách đặt mua:

Liên hệ Zalo Fidutech - nhấn vào đây

Chat hỗ trợ
Chat ngay