Giải vật lí 11 sách cánh diều bài 3 Năng lượng trong dao động điều hòa

Hướng dẫn học môn vật lí 11 sách cánh diều. Dưới đây là lời giải chi tiết bài 3 Năng lượng trong dao động điều hòa. Từng bài tập được giải chi tiết, rõ ràng, dễ hiểu. Hi vọng, hocthoi.net sẽ hỗ trợ các em trong quá trình học tập, giúp các em ngày càng tiến bộ hơn.

KHỞI ĐỘNG

Câu hỏi: Một con lắc đơn lớn được treo ở sảnh của toà nhà Liên Hợp Quốc tại thành phố New York, Mỹ. Quả cầu có khối lượng 91 kg và sợi dây treo dài 22,9 m. Con lắc liên tục dao động với chu kì 9,6 s. Khi con lắc đơn dao động, nó có những dạng năng lượng nào? 

Lời giải:

- Con lắc chuyển động nên nó có động năng.

- Khi con lắc chuyển động, nó có sự thay đổi độ cao so với mốc tính thế năng (giả sử chọn ở VTCB) nên nó có thế năng. 

I. SỰ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG TRONG DAO ĐỘNG ĐIỀU HÒA

Câu hỏi 1: Mô tả sự biến đổi động năng và thế năng của con lắc đơn khi quả cầu đi từ vị trí biên A, qua vị trí cân bằng O rồi sang vị trí biên B.

Lời giải:

  • Tại vị trí A : Khi con lắc tiếp tục di chuyển từ vị trí cân bằng sang vị trí biên A, tốc độ của nó giảm dần làm cho động năng giảm dần. Đồng thời, độ cao của vật tăng dần làm cho thế năng của nó tăng dần.

  • Khi quả cầu đi qua vị trí cân bằng O: Lúc này, động năng của con lắc đơn lớn nhất và thế năng bằng 0. Vật treo ở vị trí thấp nhất và chuyển hướng đi ngược lại.

  • Tại vị trí B: Khi con lắc di chuyển từ vị trí biên B vào vị trí cân bằng O, tốc độ của vật tăng dần làm cho động năng của nó tăng dần. Trong khi đó, độ cao của vật giảm dần làm cho thế năng của nó giảm dần.

Câu hỏi 2: Chứng minh rằng cơ năng dao động của con lắc đơn tỉ lệ thuận với bình phương của biên độ dao động.

Lời giải:

Cơ năng = động năng cực đại nên:

$W=\frac{1}{2}mv^{2}_{max}=\frac{1}{2}m(\omega A)^{2}= \frac{1}{2} \omega^{2}A^{2}$

$\Rightarrow$ cơ năng dao động của con lắc đơn tỉ lệ thuận với bình phương của biên độ dao động.

II. ĐỒ THỊ NĂNG LƯỢNG TRONG DAO ĐỘNG ĐIÊU HÒA

Câu hỏi 3: Dựa vào đồ thị Hình 3.3, mô tả sự thay đổi của động năng và thế năng của con lắc đơn khi vật đi từ vị trí biên về vị trí cân bằng và từ vị trí cân bằng đến vị trí biên.

Lời giải:

Tại vị trí biên thế năng cực đại, động năng bằng 0, tại vị trí cân bằng thì thế năng bằng 0, động năng cực đại.

Khi đi từ biên về VTCB thì thế năng giảm dần về 0, động năng tăng dần đến giá trị cực đại.

 

Khi đi từ VTCB ra biên thì thế năng tăng dần đến giá trị cực đại, động năng giảm dần về 0.

Luyện tập 1: Dựa vào đồ thị Hình 34, tìm số lần vật có động năng bằng thế năng trong mỗi chu kì dao động của vật.

Lời giải:
Trong một chu kì, động năng và thế năng bằng nhau 4 lần, khoảng thời gian bằng nhau là $\frac{T}{4}$

Luyện tập 2: So sánh chu kì biến đổi của động năng và thế năng với chu kì dao động của vật.

Lời giải:
Trong mỗi chu kì dao động, luôn có sự biến đổi qua lại giữa động năng và thế năng: Khi động năng tăng thì thế năng giảm và ngược lại nhưng tổng của chúng luôn không đổi.

Luyện tập 3:Cho đồ thị vận tốc – thời gian của một con lắc đơn dao động như Hình 3.5. Biết rằng khối lượng của vật treo vào sợi dây là 0,2 kg. Xác định:

a) Chu kì và tần số góc của con lắc.

b) Vận tốc cực đại của vật.

c) Cơ năng của con lắc.

d) Biên độ của vật.

Lời giải:

a) Chu kì và tần số góc của con lắc. 

Chu kì T = 1,2 

Tần số góc  $\omega=\frac{2\pi }{T} =\frac{2\pi}{1,2}\pi\approx 5,24 rad / s $

b) Vận tốc cực đại của vật.

Theo đồ thì biết biên độ A = 0,35

$v_{max}= 0,35 m / s$

c) Cơ năng của con lắc.

$W= \frac{1}{2}mv^{2}_{max}=\frac{1}{2}.0,2 .0,35^{2}=0,012J $

d) Biên độ của vật.

$A = \frac{v_{max}}{\omega}=\frac{1,8320,35}{5,24}=0,067m=6,7cm$

Vận dụng:Đồ thị Hình 3.6 mô tả sự thay đổi động năng theo li độ của quả cầu có khối lượng 0,4 kg trong một con lắc lò xo treo thẳng đứng. Xác định:

a) Cơ năng của con lắc lò xo.

b) Vận tốc cực đại của quả cầu.

c) Thế năng của con lắc lò xo khi quả cầu ở vị trí có li độ 2 cm.

Lời giải:

a) Từ đồ thị ta thấy cơ năng = động năng cực đại.

W = Wdmax = 80 mJ

b)

$W_{dmax}=\frac{1}{2}mv^{2}_{max} \Rightarrow 80.10^{-3}=\frac{1}{2}.0,4.v^{2}_{max}$

$\Rightarrow v_{max} = 0,632 m/s $

c) Khi li độ bằng 2 cm thì dựa vào đồ thị ta thấy động năng có giá trị là Wđ = 60 mJ.

 

Thế năng tại vị trí đó: Wt = W – Wđ = 80 – 60 = 20 mJ

Từ khóa tìm kiếm google:

Giải vật lí 11 cánh diều bài 3 Năng lượng trong dao động điều hòa, giải vật lí 11 sách cánh diều bài 3 Năng lượng trong dao động điều hòa, giải bài 3 Năng lượng trong dao động điều hòa vật lí 11
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Giải vật lí 11 sách cánh diều bài 3 Năng lượng trong dao động điều hòa . Bài học nằm trong chuyên mục: Giải Vật lí 11 cánh diều. Phần trình bày do Ngọc Diễm tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận