Danh mục bài soạn

Giải tự nhiên xã hội 3 kết nối tri thức bài 13 Một số bộ phận của thực vật

Hướng dẫn học môn Tự nhiên xã hội 3 sách mới kết nối tri thức với cuộc sống. Dưới đây là lời giải chi tiết bài 13: Một số bộ phận của thực vật. Từng bài tập được giải chi tiết, rõ ràng, dễ hiểu. Hi vọng, hocthoi.net sẽ hỗ trợ các em trong quá trình học tập, giúp các em ngày càng tiến bộ hơn.

MỞ ĐẦU

Xung quanh chúng ta có rất nhiều cây khác nhau. Em thích cây nào nhất? Vì sao?

Lời giải:

Em thích nhất là cây phượng vĩ vì cây phượng gắn liền với lứa tuổi học trò chúng em. Hoa phượng đỏ mang trong mình những kí ức tuổi học trò rất ý nghĩa. Chúng thường nở vào những dịp kết thúc năm học và chúng em được nghỉ hè, tạm thời xa rời mái trường thân yêu và bạn bè.

KHÁM PHÁ 1

Câu hỏi 1. Các bạn trong hình 1 đang quan sát những cây nào? Nêu đặc điểm của một số cây trong hình.

Lời giải:

Các bạn trong hình đang quan sát cây su hào, cây cau.

Đặc điểm của một số loại cây trong hình:

  • Cây su hào : lá dài, màu xanh đậm, thân phình to tạo thành củ.
  • Cây cau: thân cột, cao, lá to, phiến lá xẻ sâu hình dạng lông chim.
  • Cây bắp cải: phiến lá màu xanh nhạt, có nhiều lớp lá xếp lên nhau tạo thành hình cầu.
  • Cây xoài: thân gỗ, cao, lá xoài mọc so le, thuôn dài, lá màu xanh lục đậm ở mặt trên và mặt dưới màu xanh nhạt.

Câu hỏi 2. Quan sát hình 2 và nhận xét đặc điểm của rễ cọc, rễ chùm.

Lời giải:

  • Rễ cọc gồm một rễ cái mọc sâu xuống đất và có những rễ con mọc ra từ rễ cái.
  • Rễ chùm gồm nhiều rễ gần bằng nhau mọc toả ra từ một thân cây tạo thành một chùm.

THỰC HÀNH 1

Câu hỏi 1. Sắp xếp các cây từ hình 3 đến hình 6 vào nhóm cây rễ cọc, rễ chùm.

Lời giải:

  • Nhóm cây có rễ cọc: cây rau dền, cây bưởi.
  • Nhóm cây có rễ chùm:cây cần tây, cây lúa.

Câu hỏi 2. Nhận xét và so sánh hình dạng, kích thước các rễ cây đó.

Lời giải:

  • Rễ cọc: rễ to, dài, cứng.
  • Rễ chùm: rễ bé, mỏng, mềm.

KHÁM PHÁ 2

Câu hỏi 1. Quan sát các hình dưới đây và cho biết:

  • Cây nào có thân đứng, thân leo, thân bò?
  • Cây nào có thân gỗ, thân thảo?

Lời giải:

  • Cây thân đứng: cây lúa, cây mít.
  • Cây thân leo: cây mướp.
  • Cây thân bò: cây dưa hấu.
  • Cây thân gỗ: cây mít.
  • Cây thân thảo: cây lúa, cây mướp, cây dưa hấu.

Câu hỏi 2. Nhận xét, so sánh về đặc điểm, hình dạng của các thân cây.

Lời giải:

So sánh về đặc điểm và hình dạng của các thân cây:

  • Cây thân gỗ có thân khỏe, cứng, kích thước cao lớn, có cành và chắc chắn hơn.
  • Cây thân thảo có thân mềm, kích thước ngắn và nhỏ nhưng linh hoạt hơn.
  • Cây thân mọc đứng sẽ cao và cứng cáp hơn cây thân leo hoặc thân bò (mềm, yếu và thấp).

THỰC HÀNH 2

Quan sát thực vật xung quanh, viết vào vở tên cây theo gợi ý:

Lời giải:

  • Cây thân đứng: cây phượng vĩ, cây bằng lăng, cây hướng dương.
  • Cây thân bò: cây rau má, cây cỏ gà, cây dưa hấu.
  • Cây thân leo: cây mướp, cây bí đao, cây mồng tơi, cây bầu. 

KHÁM PHÁ 3

Câu hỏi 1. Chỉ và nói tên các bộ phận của lá cây ở hình 11.

Lời giải:

Các bộ phận của lá cây: phiến lá, gân lá, cuống lá.

Câu hỏi 2. Nhận xét và so sánh về hình dạng, kích thước, màu sắc của một số lá cây ở các hình dưới đây.

Lời giải:

So sánh về hình dạng, kích thước, màu sắc của một số lá cây ở các hình dưới đây:

STT

Tên lá cây

Màu sắc

Kích thước

Hình dạng

1

Lá lúa

Màu xanh đậm

Nhỏ

Lá  rất dài, thon và mỏng

2

Lá vú sữa

Màu xanh đậm

Nhỏ

Lá hình bầu dục, hơi cong

3

Lá mướp

Màu xanh đậm

Nhỏ

Viền lá hình răng cưa

4

Lá ngải cứu

Màu xanh đậm

Nhỏ

Lá hơi nhọn về phần đầu

5

Lá huyết dụ

Mặt trên màu đỏ hồng, mặt dưới màu xanh xám.

Nhỏ

Lá thon dài hình mũi giáo.

6

Lá gấm vàng

Viền lá màu vàng, ở giữa màu đỏ đậm

Nhỏ

Lá hình bầu dục hơi nhọn về phần đầu như mũi giáo.

7

Lá tía tô

Một mặt xanh, một mặt tím

Nhỏ

Hình trái tim, mép răng cưa

8

Lá dong

Màu xanh

Rất to

Lá dài, hình bầu dục

9

Lá sen

Mặt trên xanh đậm, nhẵn bóng; mặt dưới xanh nhạt, nhám

To

Mép lá hơi uốn lượn, gân tỏa tròn, nổi rõ ở mặt dưới

10

Lá thông

Màu xanh đậm

Nhỏ

Lá dài, thon, mỏng.

THỰC HÀNH 3

Câu hỏi 1. Quan sát một lá cây, vẽ và ghi tên các bộ phận của lá cây đó.

Lời giải:

Vẽ và ghi tên các bộ phận của lá cây:

Câu hỏi 2. Chia sẻ với các bạn về tên, đặc điểm của lá cây em đã vẽ.

Lời giải:

  • Tên: Lá phong.
  • Đặc điểm: lá có màu xanh lục vào mùa hè và màu vàng, cam, đỏ vào mùa thu. Viền lá có hình răng cưa, đầu lá nhọn, cuống lá có màu đỏ.

KHÁM PHÁ 4

Câu hỏi 1. Chỉ, nói tên các bộ phận của hoa và quả.

Lời giải:

  • Các bộ phận của hoa: nhụy hoa, nhị hoa, cánh hoa, đài hoa.
  • Các bộ phận của quả: vỏ, thịt quả, hạt.

Câu hỏi 2. Nhận xét và so sánh về màu sắc, hình dạng của hoa, quả.

Lời giải:

Nhận xét và so sánh:

STT

Tên hoa/quả

Màu sắc

Hình dạng

1

Hoa hồng

Màu đỏ

Có nhiều cánh hơi tròn, xếp chồng lên nhau và nở xòe trong rất đẹp mắt.

2

Hoa cúc

Màu vàng

Cánh hoa thon dài, xếp thành từng lớp với nhau

3

Hoa đào

Màu hồng trắng

Cánh hoa mỏng, hơi tròn.

4

Quả thanh long

Vỏ màu hồng, thịt quả màu trắng, hạt màu đen

Hình bầu dục, có nhiều tai lá xanh, đầu quả lõm sâu thành một hốc.

5

Quả chuối

Vỏ màu vàng, thịt quả vàng nhạt

Hình thuôn dài, hơi cong.

6

Quả cam

Vỏ màu xanh, thịt quả màu cam, hạt màu cam nhạt.

Hình cầu, vỏ mỏng

THỰC HÀNH 4

Giới thiệu với bạn về đặc điểm của hoa và quả khác mà em biết.

 

Lời giải:

Hoa sen:
  • Màu sắc: trắng hồng.
  • Hình dạng: Cánh hoa sen có hình dáng giống chiếc thuyền úp chồng vào nhau. Khi nở rộ, hoa tỏa ra nhiều lớp cánh đan xen xếp chồng lên nhau.
  • Mùi hương: Mùi thơm ngan ngát, thanh khiết, nhẹ nhàng.
Quả dưa hấu:
  • Màu sắc: vỏ màu xanh, thịt quả màu đỏ, hạt màu đen.
  • Hình dạng: hình bầu dục, vỏ dày và cứng.
  • Kích thước: to

VẬN DỤNG

Câu hỏi 1. Tìm hiểu cây ở trường hoặc nơi em sống theo gợi ý sau:

Lời giải:

Tên cây

Đặc điểm

Rễ

Thân

Hoa

Quả

Cây cau

chùm

đứng

màu xanh, dài

màu trắng

màu xanh

Cây dưa hấu

cọc

màu xanh, hình oval

màu vàng

màu xanh

Cây xoài

cọc

đứng

màu xanh, hình thuôn dài

màu hồng nhạt

màu xanh, vàng

Câu hỏi 2. Nhận xét và so sánh về đặc điểm của các cây đó.

Lời giải:

  • Các loại cây đều có những đặc điểm khác nhau về rễ, thân, lá, hoa.
  • Chúng rất đa dạng về kích thước, màu sắc và hình dáng.

Từ khóa tìm kiếm google:

giải tự nhiên xã hội 3 kết nối tri thức, giải tự nhiên xã hội 3 sách mới, giải tnxh 3 KNTT, giải bài Một số bộ phận của thực vật
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Giải tự nhiên xã hội 3 kết nối tri thức bài 13 Một số bộ phận của thực vật . Bài học nằm trong chuyên mục: Giải tự nhiên và xã hội 3 kết nối tri thức. Phần trình bày do Quỳnh Chi tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận