Danh mục bài soạn

Giải SBT vật lí 10 sách kết nối bài 13 Tổng hợp và phân tích lực. Cân bằng lực

Hướng dẫn giải bài 13 Tổng hợp và phân tích lực. Cân bằng lực, sách bài tập vật lí 10, bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống. Đây là một trong những bộ sách mới được bộ Giáo dục và đào tạo phê duyệt nên ít nhiều học sinh còn bỡ ngỡ và gặp nhiều khó khăn trong quá trình học. Do đó hãy để Hocthoi.net là công cụ đắc lực hỗ trợ các em, giúp các em tự tin trong học tập.

Giải đáp câu hỏi và bài tập

Bài tập 13.1:  Một chất điểm chịu tác dụng đồng thời của hai lực $\rightarrow F1$ và $\rightarrow F2$ thì hợp lực $\rightarrow F$  của chúng luôn có độ lớn thoả mãn hệ thức

A. F = F1 – F2. 

B. F = F1 + F2.

C. | F1 – F2 | ≤ F ≤ F1 + F2.

D. $F2 = F1^{2} + F2^{2}$.

Bài tập 13.2: Hợp lực của hai lực $\rightarrow F1$ và $\rightarrow F2$ hợp với nhau một góc α có độ lớn thoả mãn hệ thức

A. F = F1 + F2.

B. F = F1 – F2.      

C. $F^{2} = F1^{2} + F2^{2} – 2F1F2cosα$.

D. $F^{2} = F1^{2} + F2^{2} + 2F1F2cosα$.

Bài tập 13.3: Nếu một chất điểm chuyển động dưới tác dụng của hai lực $\rightarrow F1$ và $\rightarrow F2$ khác phương, $\rightarrow F$  là hợp lực của hai lực đó thì vectơ gia tốc của chất điểm

A. cùng phương, cùng chiều với lực$\rightarrow F1$

B, cùng phương, cùng chiều với lực$\rightarrow F2$

C. cùng phương, cùng chiều với lực $\rightarrow F$  

D. cùng phương, ngược chiều với lực $\rightarrow F$ 

Bài tập 13.4: Một chất điểm chịu tác dụng của một lực $\rightarrow F$  có độ lớn là 20 N. Nếu hai lực thành phần của lực đó vuông góc với nhau có độ lớn lần lượt là F1 = 12 N và F2 thì F2 bằng

A. 8N.

B. 16 N.

C. 32 N

D. 20 N.

Bài tập 13.5: Hai lực có giá đồng quy có độ lớn là 6 N và 8 N và có phương vuông góc với nhau. Hợp lực của hai lực này có độ lớn là

A. 4N.

B. 10 N.

C. 2 N.

D. 48 N

Bài tập 13.6: Hai lực khác phương $\rightarrow F1$ và$\rightarrow F2$ có độ lớn F1 = F2 = 20 N, góc tạo bởi hai lực này là $60^{\circ}$. Hợp lực của hai lực này có độ lớn là

A. 14,1 N.

B. 20$\sqrt{3}$ N.

C. 17,3 N.

D. 20 N.

Bài tập 13.7 Hai lực khác phương có độ lớn bằng 9 N và 12 N. Hợp lực của hai lực này không thể có độ lớn nào sau đây?

A. 2 N.

B. 15 N.

C. 11,1 N.

D. 21 N.

Bài tập 13.8 Một chất điểm chịu tác dụng của hai lực có độ lớn 18 N và 24 N. Biết hợp lực của hai lực này có giá trị 30 N, góc tạo bởi hai lực này là

A. 90°.

B. 30°.

C. 45°.

D. 60°.

Bài tập 13.9:  Một chất điểm chịu tác dụng của ba lực $\rightarrow F1$,$\rightarrow F2$,$\rightarrow F3$ có cùng độ lớn 12 N. Biết góc tạo bởi các lực ($\rightarrow F1$,$\rightarrow F2$) = ($\rightarrow F2$,$\rightarrow F3$) = 60^{\circ}$ (Hình 13.1). Hợp lực của ba lực này có độ lớn là

A. 6 N.

B. 24 N.
C. 10,4 N.
D. 20,8 N.

Bài tập 13.10: Một con nhện đang treo mình dưới một sợi tơ theo phương thẳng đứng thì bị một cơn gió thổi theo phương ngang làm dây treo lệch đi so với phương thẳng đứng một góc 30°. Biết trọng lượng của con nhện là P = 0,1 N. Xác định độ lớn của lực mà gió tác dụng lên con nhện ở vị trí cân bằng trong Hình 13.2.

Giải bài tập 13.10 trang 26 SBT vật lí 10 kết nối

Bài tập 13.11 Một vật chịu tác dụng đồng thời của bồn lực như Hình 13.3. Độ lớn của các lực lần lượt là F1 = 10 N, F2 = 20 N, F3 = 22 N, F4 = 36 N. Xác định phương, chiều và độ lớn của hợp lực do các lực này tác dụng lên vật.

Giải bài tập 13.11 trang 26 SBT vật lí 10 kết nối

Bài tập 13.12: Một cái đèn được treo vào hai sợi dây giống nhau như Hình 13.4. Biết trọng lượng của đèn là 25 N, hai dây làm thành góc 60°. Xác định lực căng của dây.

Giải bài tập 13.12 trang 27 SBT vật lí 10 kết nối

Từ khóa tìm kiếm google:

Giải SBT vật lí 10 sách kết nối bài 13 Tổng hợp và phân tích lực. Cân bằng lực
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Giải SBT vật lí 10 sách kết nối bài 13 Tổng hợp và phân tích lực. Cân bằng lực . Bài học nằm trong chuyên mục: Giải SBT vật lí 10 kết nối tri thức. Phần trình bày do Thư CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận