Danh mục bài soạn

Giải SBT vật lí 10 sách kết nối bài 10 Sự rơi tự do

Hướng dẫn giải bài 10 Sự rơi tự do, sách bài tập vật lí 10, bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống. Đây là một trong những bộ sách mới được bộ Giáo dục và đào tạo phê duyệt nên ít nhiều học sinh còn bỡ ngỡ và gặp nhiều khó khăn trong quá trình học. Do đó hãy để Hocthoi.net là công cụ đắc lực hỗ trợ các em, giúp các em tự tin trong học tập.

Giải đáp câu hỏi và bài tập

Bài tập 10.1:  Chuyển động của vật nào dưới đây sẽ được coi là rơi tự do nếu được thả rơi?

A. Một chiếc khăn voan nhẹ.

B. Một sợi chỉ.

C. Một chiếc lá cây rụng.

D. Một viên sỏi.

Bài tập 10.2: Chuyển động nào dưới đây có thể coi như là chuyển động rơi tự do?

A. Chuyển động của một viên bi sắt được ném theo phương nằm ngang.

B. Chuyển động của một viên bi sắt được ném theo phương xiên góc.

C. Chuyển động của một viên bi sắt được thả rơi.

D. Chuyển động của một viên bi sắt được ném lên cao.

Bài tập 10.3 Thả một hòn sỏi từ độ cao h xuống đất. Hòn sỏi rơi trong 2 s. Nếu thả hòn sỏi từ độ cao 2 h xuống đất thì hòn sỏi sẽ rơi trong bao lâu?

A. 2 s.         

B. $2\sqrt{2}$ s.              

C. 4 s.         

D. $4\sqrt{2}$ s.

Bài tập 10.4: Thả vật rơi tự do từ độ cao h xuống đất. Công thức tính vận tốc của vật khi chạm đất là:

A. $v=2\sqrt{gh}$

B. $v=\sqrt{2gh}$

C. $v=\sqrt{gh}$

D. $v=\sqrt{\frac{gh}{2}}$

Bài tập 10.5: Một vật được thả rơi tự do từ độ cao 9,8 m xuống đất. Bỏ qua lực cản của không khí. Lấy gia tốc rơi tự do g = 9,8 $m/s^{2}$. Vận tốc v của vật trước khi chạm đất bằng

A. 9,82–√ m/s.

B. 9,8 m/s.

C. 98 m/s.

D. 6,9 m/s.

Bài tập 10.6: Hai vật được thả rơi tự do đồng thời từ hai độ cao khác nhau h1, và h2. Khoảng thời gian rơi của vật thứ nhất gấp đôi thời gian rơi của vật thứ hai. Bỏ qua lực cản của không khí. Tỉ số các độ cao $\frac{h1}{h2}$ là:

A. $\frac{h1}{h2}$= 2

B. $\frac{h1}{h2}$ = 0,5

C. $\frac{h1}{h2}$ = 4

D. $\frac{h1}{h2}$ = 1

Bài tập 10.7: Tính khoảng thời gian rơi tự do t của một viên đá. Cho biết trong giây cuối cùng trước khi chạm đất, vật đã rơi được đoạn đường dài 24,5 m. Lấy gia tốc rơi tự do g = 9,8 $m/s^{2}$.

Bài tập 10.8: Tính quãng đường mà vật rơi tự do đi được trong giây thứ tư kể từ lúc được thả rơi. Trong khoảng thời gian đó vận tốc của vật đã tăng lên bao nhiêu? Lấy gia tốc rơi tự do g = 9,8 $m/s^{2}$.

Bài tập 10.9: Thả một hòn đá rơi từ miệng một cái hang sâu xuống đến đáy. Sau 4 s kể từ lúc bắt đầu thả thì nghe tiếng hòn đá chạm vào đáy. Tính chiều sâu của hang. Biết vận tốc truyền âm trong không khí là 330 m/s. Lấy g = 9,8 $m/s^{2}$.

Bài tập 10.10: Thả một hòn sỏi từ trên gác cao xuống đất. Trong giây cuối cùng hòn sỏi rơi được quãng đường 15 m. Tính độ cao của điểm từ đó bắt đầu thả rơi hòn sỏi. Lấy g = 9,8 $m/s^{2}$.

Từ khóa tìm kiếm google:

Giải SBT vật lí 10 sách kết nối bài 10 Sự rơi tự do
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Giải SBT vật lí 10 sách kết nối bài 10 Sự rơi tự do . Bài học nằm trong chuyên mục: Giải SBT vật lí 10 kết nối tri thức. Phần trình bày do Thư CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận