Giải SBT sinh học 10 sách kết nối Phần mở đầu

Hướng dẫn giải chi tiết Phần mở đầu, sách bài tập Sinh học lớp 10 - bộ sách kết nối. Đây là một trong những bộ sách mới được bộ Giáo dục và đào tạo phê duyệt nên ít nhiều học sinh còn bỡ ngỡ và gặp nhiều khó khăn trong quá trình học. Do đó, hãy để Hocthoi.net là công cụ đắc lực hỗ trợ các em, giúp các em thêm tự tin trong học tập.

Giải đáp câu hỏi và bài tập

Bài tập 1: Vật sống khác với vật không sống vì nó có đặc điểm đặc trưng nào dưới đây?

A. Có khả năng di chuyển.

B. Có khả năng đáp ứng với tín hiệu.

C. Được cấu tạo từ tế bào.

D. Có cấu tạo phức tạp.

Bài tập 2: Đặc điểm chỉ có được do sự sắp xếp và tương tác của các bộ phận cấu thành nên hệ thống được gọi là:

A. đặc điểm mới.

B. đặc điểm nổi trội.

C. đặc điểm phức tạp.

D. đặc điểm đặc trưng.

Bài tập 3: Trình tự các sự kiện nào dưới đây phản ánh đúng trinh tự các bước trong quy trình nghiên cứu khoa học?

A. Đặt câu hỏi -> Quan sát -> Hình thành giả thuyết -> Thiết kế thí nghiệm -> Phân tích kết quả -> Rút ra kết luận.

B. Quan sát -> Hình thành giả thuyết -> Đặt câu hỏi -> Phân tích kết quả -> Thiết kế thí nghiệm -> Rút ra kết luận.

C. Quan sát -> Đặt câu hỏi -> Hình thành giả thuyết -> Thiết kế thí nghiệm -> Phân tích kết quả -> Rút ra kết luận.

D. Hình thành giả thuyết -> Thiết kế thí nghiệm -> Phân tích kết quả -> Đặt ra câu hỏi -> Rút ra kết luận.

Bài tập 4: Phương án nào dưới đây phản ánh đúng trình tự các cấp độ tổ chức của thế giới sống?

A. Nguyên tử -> Phân tử -> Bào quan -> Tế bào -> Mô -> Hệ cơ quan -> Cơ quan -> Cơ thể -> Quần thể -> Quần xã -> Hệ sinh thái.

B. Nguyên tử -> Phân tử -> Bào quan -> Tế bào -> Mô -> Cơ quan -> Hệ cơ quan -> Cơ thể -> Quần thể-> Quần xã -> Hệ sinh thái.

C. Nguyên tử -> Phân tử -> Tế bào -> Bào quan -> Mô -> Cơ quan -> Hệ cơ quan -> Cơ thể -> Quần thể -> Quần xã -> Hệ sinh thái.

D. Nguyên tử -> Phân tử -> Bào quan -> Tế bào -> Cơ thể -> Mô -> Cơ quan -> Hệ cơ quan -> Quần thể -> Quần xã -> Hệ sinh thái.

Bài tập 5: Các đặc điểm chung của thế giới sống gồm:

A. tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc, hệ mở, tự điều chỉnh và liên tục tiến hóa.

B. tổ chức phức tạp, hệ mở, tự điều chỉnh và liên tục tiến hóa.

C. tổ chức từ đơn giản đến phức tạp, hệ thống khép kín và liên tục tiến hóa.

D. hệ mở, tự điều chỉnh, tổ chức từ loài chưa có cấu tạo tế bào như virus tới các sinh vật đa bào và không ngừng tiến hóa.

Bài tập 6: Công việc nào dưới đây là công việc chính của một nhà sinh học hoạt động trong lĩnh vực hóa sinh học?

A. Nghiên cứu các bào quan cấu tạo nên tế bào.

B. Nghiên cứu hệ thống phân loại các sinh vật.

C. Nghiên cứu các phản ứng hoá học xảy ra trong tế bào.

D. Nghiên cứu sự truyền tin tế bào.

Bài tập 7: Darwin là nhà khoa học lỗi lạc đã đưa ra học thuyết tiến hóa Chọn lọc tự nhiên và tự mình làm rất nhiều thí nghiệm kiểm chứng học thuyết của mình. Khi quan sát thấy các cây nắp ấm bắt và ăn thịt các loài côn trùng, ông đã đưa ra giả thuyết cho rằng cây sống ở vùng đất thiếu nitrogen nên chúng phải bắt côn trùng và phân giải protein để lấy nitrogen. Theo em, ông đã làm thí nghiệm như thế nào đề tìm bằng chứng ủng hộ giả thuyết của mình?

Bài tập 8: Để kiểm tra một giả thuyết người ta thường kiểm tra dự đoán của giả thuyết. Dự đoán được trình bày dưới dạng: Nếu... thì... Nếu giả thuyết lá đúng thì điều tất yếu sẽ xảy ra là.... Hãy đưa ra dự đoán của giả thuyết và thiết kế thí nghiệm kiểm chứng giả thuyết cho rằng CO2 cần cho quá trình quang hợp ở cây xanh.

Bài tập 9: Một bạn học sinh quan sát các lá cây rừng nhiệt đới và nhận thấy nhiều lá cây thường có chóp nhọn. Bạn tự hỏi: Lá có chóp nhọn đem lại lợi ích gì cho cây? Em hãy đưa ra giả thuyết cho hiện tượng mà bạn đã quan sát được và tìm cách kiểm chứng giả thuyết của mình.

Bài tập 10: Hãy mô tả một vài cơ chế tự điều chỉnh của cơ thể người. Nêu cơ chế tự điều chỉnh này không hoạt động tốt thì sẽ dẫn đến các bệnh lí như thế nào?

Bài tập 11: Nếu các phân tử DNA luôn tái bản một cách tuyệt đối chính xác thì thế giới sống có liên tục tiến hoá được không? Giải thích.

Bài tập 12: Tin sinh học nghiên cứu những gì? Nêu một số ứng dụng của tin sinh học.

Bài tập 13: Lĩnh vực sinh học nào có thể tạo ra đủ nguồn lương thực và thực phẩm nuôi sống toàn bộ dân số trên Trái Đất trong vái thế kỉ tới khi mà diện tích đất canh tác ngày càng thụ hẹp và phải hướng tới sự phát triển bền vững?

Bài tập 14: Hãy mô tả thành tựu sinh học mới mà em cho là ấn tượng nhất.

Bài tập 15: Phát triển bền vững là gì? Hãy nêu một việc làm cụ thể mà em có thể thực hiện để góp phần vào sự phát triển bền vững.

Từ khóa tìm kiếm google:

giải SBT sinh học 10 kết nối tri thức và cuộc sống, giải SBT sinh học 10 kết nối, giải sách bài tập sinh học 10 KNTT, giải SBT sinh học 10 phần mở đầu
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Giải SBT sinh học 10 sách kết nối Phần mở đầu . Bài học nằm trong chuyên mục: Giải SBT sinh học 10 kết nối tri thức. Phần trình bày do Thanh Tuyền CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận