Giải SBT sinh học 10 sách kết nối Chương 7: Virus

Hướng dẫn giải chi tiết Chương 7: Virus, sách bài tập Sinh học lớp 10 - bộ sách kết nối. Đây là một trong những bộ sách mới được bộ Giáo dục và đào tạo phê duyệt nên ít nhiều học sinh còn bỡ ngỡ và gặp nhiều khó khăn trong quá trình học. Do đó, hãy để Hocthoi.net là công cụ đắc lực hỗ trợ các em, giúp các em thêm tự tin trong học tập.

Giải đáp câu hỏi và bài tập

Bài tập 1: Những bộ phận nào dưới đây không có ở virus?

A. Protein.

B. Ribosome.

C. Acid nucleic.

D. Một số loại enzyme.

Bài tập 2: Khi virus HIV tồn tại trong hệ gene người dưới dạng tiền virus thì hệ gen của HIV được nhân lên bằng cách nào trong số các cách nêu dưới đây?

A. Enzyme phiên mã của tế bào phiên mã ra các hân tử RNA của HIV.

B. Enzyme của virus phiên mã từ tiền virus ra các phân tử RNA của HIV.

C. Có một số phân tử RNA của HIV được bảo quản trong tế bào người dùng làm khuôn để tạo ra các phân tử RNA của HIV ngay cả khi hệ gene của HIV đã tích hợp vào hệ gene người.

D. Hệ gen của HIV được nhân bản cùng sự nhân bản của hệ gene người khi tế bào người phân chia.

Bài tập 3: Nguyên nhân nào khiến virus cúm dễ phát sinh ra những chủng virus mới?

A. Vật chất di truyền của chúng là DNA.

B. Chúng có nhiều loại vật chủ khác nhau.

C. Chúng không có lớp vỏ nên dễ bị đột biến.

D. Vật chất di truyền của chúng là RNA.

Bài tập 4: Dùng thuốc điều trị bệnh ADIS để điều trị bệnh cúm sẽ không đem lại hiệu quả thuốc cao là vì

A. vật chất di truyền của hai loại virus này là hai loại nucleic khác nhau.

B. số lượng phân tử acid nucleic của hai loại khác nhau.

C. các protein của HIV khác với các protein của virus cúm.

D. virus HIV có vỏ bọc còn virus cúm thì không.

Bài tập 5: Vật chất di truyền của một virus là:

A. DNA.

B. RNA.

C. DNA và RNA.

D. DNA hoặc RNA.

Bài tập 6: Trình tự nào dưới đây phản ánh đúng trình tự của một phần trong chu kì nhân lên của virus HIV?

  1. Tích hợp DNA mạch kép vào hệ gene của tế bào chủ.

  2. Tổng hợp protein của virus.

  3. DNA của virus được phiên mã thành RNA của virus.

  4. Enzyme phiên mã ngược tổng hợp DNA mạch đơn từ RNA của virus.

  5. Tổng hợp mạch DNA có trình tự bổ sung với mạch DNA được phiên mã ngược từ RNA.

A. 5 → 2 → 1 → 3 → 4.

B. 5 → 2 → 3 → 4 → 1.

C. 4 → 1 → 2 → 3 → 5.

D. 4 → 5 → 1 → 3 → 2.

Bài tập 7: Cho các bước trong quá trình nhân lên của virus như sau:

1. Sự xâm nhập;      2. Lắp ráp;      3. Tổng hợp;      4. Hấp phụ;      5. Giải phóng

Trình tự nào dưới đây phản ánh đúng diễn biến quá trình nhân lên của virus?

A. 1 → 2 → 3 → 4 → 5.

B. 4 → 1 → 3 → 2 → 5.

C. 4 → 1 → 2 → 3 → 5.

D. 4 → 3 → 1 → 2 → 5.

Bài tập 8: Khẳng định nào dưới đây về sự bùng nổ của một dịch virus mới nổi là đúng?

A. Virus chuyển từ vật chủ này sang vật chủ khác.

B. Virus mới được hình thành do sự tái tổ hợp vật chất di truyền của hai loại virus khác nhau.

C. Đột biến ở một loại virus mà nó chỉ lây nhiễm được ở người.

D. Virus bằng cách nào đó có thể vô hiệu hoá hệ miễn dịch của người.

Bài tập 9: Hiện tượng nào dưới đây không tìm thấy trong chu kì tan của virus?

A. Tổng hợp các đại phân tử sinh học.

B. Sự xâm nhập của virus vào tế bào chủ.

C. Lắp ráp các bộ phận tạo ra các virus mới.

D. Tích hợp hệ gene của virus vào hệ gene của tế bào chủ.

Bài tập 10: Hãy ghép các ô chữ tách rời vào vị trí thích hợp và trả lời các câu hỏi (?) trong bản đồ khái niệm dưới đây:

Bài tập 10. Hãy ghép các ô chữ tách rời vào vị trí thích hợp và trả lời các câu hỏi (?) trong bản đồ khái niệm dưới đây:

Bài tập 11: Vẽ bản đồ khái niệm với khái niệm sau đây: Virus, Vật chất di truyền, DNA, RNA, Vỏ capsid, Vỏ ngoài, Quá trình nhân lên, Hấp phụ, Xâm nhập, Tổng hợp, Lắp ráp, Giải phóng, Sinh tan, Tiềm tan.

Bài tập 12: Nêu những điểm khác biệt giữa chu kì nhân lên của virus theo kiểu tiềm tan và sinh tan.

Bài tập 13: Virus gây bệnh cho người bằng những cách nào?

Bài tập 14: Hãy đề xuất cơ chế có thể làm xuất hiện virus mới nổi gây bệnh cho người khi con người phá rừng trồng các cây nông, lâm nghiệp.

Bài tập 15: Con người đã thành công trong việc xóa sổ một số virus gây bệnh ở người. Theo em, những loại virus gây bệnh như thế nào thì dễ bị con người tiêu diệt hoàn toàn? Loại virus nào thì khó loại bỏ hoàn toàn khỏi cơ thể người?

Bài tập 16: Tại sao khi xâm nhập vào tế bào của hệ miễn dịch người nhiễm HIV lại không gây ra triệu chứng bệnh lí ngay mà nhiều năm sau người nhiễm HIV mới biểu hiện triệu chứng AIDS.

Bài tập 17: HIV truyền từ người này sang người khác bằng những con đường nào?

Bài tập 18: Một bạn học sinh thắc mắc hỏi: Virus đầu tiên trên trái đất xuất hiện từ đâu? Bạn đó tự đưa ra giả thuyết cho rằng, virus có cấu tạo đơn giản nên xuất hiện trước trên Trái Đất từ các hợp chất đơn giản, sau đó tiến hoá có thêm các bộ phận khác của tế bào nên dần hình thành nên những tế bào đầu tiên. Với những gì đã học về virus, em có đồng ý hay không đồng ý với giả thuyết của bạn?

Bài tập 19: Virus sinh học có đặc điểm gì giống so với virus máy tính?

Bài tập 20: Một trong những thành tựu của công nghệ tế bào là công nghệ thay thế gene gây bệnh của tế bào bằng gene lành (liệu pháp gene). Các nhà khoa học lợi dụng đặc điểm nào của virus để chuyển gene vào tế bào học?

Bài tập 21: Thể thực khuẩn có thể chuyển gene từ vi khuẩn này sang vi khuẩn khác bằng cách nào? Liệu có thể sử dụng virus có đặc điểm tương tự như thể thực khuẩn để chuyển một gene nào đó từ tế bào của loài này sang loài khác?

Từ khóa tìm kiếm google:

giải sbt sinh học 10 sách mới, giải sinh học 10 kết nối tri thức, giải sinh học 10 kntt, giải sinh học 10 KNTT chương 7 virus, giải chương 7 virus
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Giải SBT sinh học 10 sách kết nối Chương 7: Virus . Bài học nằm trong chuyên mục: Giải SBT sinh học 10 kết nối tri thức. Phần trình bày do Thanh Tuyền CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận