Danh mục bài soạn

Giải SBT KTPL 10 sách cánh diều bài 11 Công dân với hệ thống chính trị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Hướng dẫn giải bài Công dân với hệ thống chính trị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 10 bộ sách cánh diều. Đây là một trong những bộ sách mới được bộ Giáo dục và đào tạo phê duyệt nên ít nhiều học sinh còn bỡ ngỡ và gặp nhiều khó khăn trong quá trình học. Do đó, hãy để Hocthoi.net là công cụ đắc lực hỗ trợ các em, giúp các em thêm tự tin trong học tập.

Giải đáp câu hỏi và bài tập

Bài tập 1: Em hãy quan sát hình ảnh dưới đây và cho biết:

- Tên của tổ chức thể hiện trong từng hình.

- Đặc điểm cơ bản của tổ chức.

- Vị trí của tổ chức trong hệ thống chính trị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Em hãy quan sát hình ảnh dưới đây và cho biết

Bài tập 2: Em hãy ghép nội dung ở cột B với một nội dung ở cột A sao cho phù hợp.

A

B

1. Tổ chức chính trị

a. Đảng Cộng sản Việt Nam

2. Tổ chức liên minh chính trị

b. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

c. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

3. Tổ chức chính trị - xã hội

d. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh

e. Hội Nông dân Việt Nam

4. Tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp

g. Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam

h. Hội Cựu chiến binh Việt Nam

5. Tổ chức xã hội

i. Hội Nhà báo Việt Nam

k. Đoàn Luật sư Việt Nam

6. Tổ chức xã hội - nghề nghiệp

m. Hội Luật gia Việt Nam

n. Hội Người cao tuổi Việt Nam

Bài tập 3: Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?

A. Đảng Cộng sản Việt Nam là tổ chức chính trị có vai trò lãnh đạo hệ thống chính trị nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

B. Mục tiêu chung của các bộ phận cấu thành hệ thống chính trị Việt Nam là giữ vững độc lập dân tộc và đi lên chủ nghĩa xã hội.

C. Trong hệ thống chính trị nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nhà nước được xác định là một tổ chức chính trị cầm quyền. 

D. Mọi hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân trong hệ thống chính trị ở Việt Nam đều phục vụ cho lợi ích của dân tộc.

E. Trong hệ thống chính trị ở Việt Nam, quyền lực của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là quyền lực của nhân dân giao cho.

G. Hệ thống chính trị nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được xây dựng trên nền tảng lí luận của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.

H. Bảo đảm sự thống nhất giữa bản chất của giai cấp công nhân và tính nhân dân, tính dân tộc rộng rãi là đặc điểm của hệ thống chính trị ở Việt Nam.

Bài tập 4: Em hãy phân tích đặc điểm của hệ thống chính trị ở Việt Nam. 

Đặc điểm

Phân tích

1. Tính nhất nguyên

 

2. Tính thống nhất

 

3. Gắn bó mật thiết với nhân dân, chịu sự kiểm tra giám sát của nhân dân

 

4. Sự kết hợp giữa tính giai cấp và tính dân tộc

 

Bài tập 5: Đọc thông tin

Điểm mới trong xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị

     ... Đại hội XIII của Đảng đặt ra yêu cầu đầu tiên là cần tiếp tục tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh. Xây dựng Đảng và xây dựng hệ thống chính trị có mối quan hệ biện chứng tác động qua lại, ảnh hưởng lẫn nhau. Hệ thống chính trị là thống nhất trong một chỉnh thể vì mục tiêu chung với vai trò Đảng Cộng sản là hạt nhân quan trọng, vừa là thành viên vừa là lãnh đạo hệ thống chính trị, Nhà nước và xã hội. Trong hệ thống chính trị Nhà nước, chính quyền, các tổ chức đoàn thể nhân dân, xã hội đều có tổ chức Đảng từ tổ Đảng, cấp uỷ, chi bộ.... Sự lãnh đạo của Đảng còn thể hiện đặc biệt ở công tác cán bộ, thông qua việc Đảng giới thiệu những đảng viên ưu tú của mình ứng cử vào các vị trí lãnh đạo chủ chốt của Nhà nước và cả hệ thống chính trị.

     Muốn tăng cường sức mạnh của hệ thống chính trị cân phải đối mới đồng bộ, Đảng phải thực thi vai trò lãnh đạo toàn diện, đặc biệt ở việc tổ chức thực thi đường lối. Đây có thể nói là khâu quyết định. Hệ thống chính trị cần được lãnh đạo toàn diện cả về mặt thể chế, tổ chức, phương thức hoạt động và kiểm soát quyền lực.

     Mối quan hệ giữa xây dựng, chỉnh đốn Đảng phải gắn liền với xây dựng Nhà nước và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh còn thể hiện ở chỗ Nhà nước trong sạch, vững mạnh, hiệu lực, hiệu quả, liêm chính vì dân; Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức, đoàn thể chính trị – xã hội phát huy mạnh mẽ vai trò chức năng, nhiệm vụ của mình trong việc giám sát và thực thi đường lối, chủ trương của Đảng trong cuộc sống. Các thành viên thực hiện tốt được điều đó sẽ phát huy được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, góp phần vào việc văn hành tốt cơ chế “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lí, Nhân dân làm chủ”.

     Đảng thực hiện được vai trò hạt nhân lãnh đạo toàn diện, trực tiếp của mình thông qua Nhà nước là trung tâm của hệ thống chính trị, do vậy xây dựng Nhà nước vững mạnh, liêm chính, hiệu lực, hiệu quả, có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Nhà nước chính là nơi thể chế hoá đường lối, chủ trương của Đảng, tổ chức thực hiện các quyết sách lãnh đạo của Đảng thành chính sách, pháp luật, chương trình, kế hoạch cụ thể, phù hợp với thực tiễn phát triển đất nước. Cũng như vậy, Đảng và Nhà nước chỉ vững mạnh, hoàn thành được nhiệm vụ của mình khi và chỉ khi có Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị – xã hội phát huy hết vai trò, trách nhiệm, thực hiện giám sát thực thi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tổ chức vận động, giáo dục đoàn viên, hội viên chấp hành luật pháp, chính sách; đồng thời chăm lo, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, hội viên; giúp đoàn viên, hội viên nâng cao trình độ về mọi mặt và xây dựng cuộc sống mới; tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội....

(Theo dangcongsan.vn)

a) Cấu trúc và đặc điểm của hệ thống chính trị nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được thể hiện như thế nào trong thông tin?

b) Dựa vào thông tin, em hãy vẽ sơ đồ cấu trúc hệ thống chính trị Việt Nam. 

Bài tập 6: Nhận định nào dưới đây của bạn A đúng khi phát biểu về đặc điểm của hệ thống chính trị Việt Nam?

(Khoanh tròn chữ cái trước cậu em lựa chọn) 

A. Do một đảng duy nhất lãnh đạo là Đảng Cộng sản Việt Nam. 

B. Thực hiện đa nguyên chính trị và đa đảng lãnh đạo.

C. Hoạt động theo cơ chế dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra. 

D. Đảm bảo quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân lao động.

Bài tập 7: Em hãy liệt kê những việc công dân cần làm để thực hiện nghĩa vụ xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính trị ở Việt Nam.

Đảng Cộng sản Việt Nam

Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân

1.

1.

1.

2.

2.

2.

3.

3.

3.

4.

4.

4.

5.

5.

5.

Bài tập 8: Trong hệ thống chính trị Việt Nam, các quan hệ chính trị giữa các thành tố cấu thành được xác lập theo cơ chế nào dưới đây?

(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)

A. Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lí, nhân dân làm chủ.

B. Đảng tổ chức, Nhà nước thực hiện, nhân dân giám sát.

C. Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra.

D. Dân biết, dân hỏi, dân làm, dân kiểm tra.

Bài tập 9: Tổ chức nào dưới đây giữ vị trí trụ cột trong hệ thống chính trị ở Việt Nam? 

(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)

A. Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

B. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

C. Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

D. Công đoàn Việt Nam.

Bài tập 10: Em hãy thể hiện rõ thái độ phê phán, đấu tranh với những hành vi chống phá hệ thống chính trị Việt nam bằng thái độ, việc làm phù hợp với quy định của pháp luật theo bảng sau:

Hành vi cần phê phán, đấu tranh

Thái độ, việc làm cần thực hiện

1.

 

2.

 

3.

 

4.

 

5.

 

Bài tập 11: Em hãy lấy ví dụ để làm rõ nguyên tắc hoạt động của hệ thống chính trị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 

Nguyên tắc

Ví dụ

1. Đảm bảo quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.

 

2. Đảm bảo tính pháp quyền.

 

3. Đảm bảo tập trung dân chủ, lãnh đạo tập thể, cá nhân phụ trách.

 

4. Đảm bảo quyền lực nhà nước là tập trung thống nhất, không phân chia, nhưng có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực thi các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp.

 

Bài tập 12: Trong hệ thống chính trị, Đảng Cộng sản Việt Nam là một tổ chức thành viên của tổ chức chính trị – xã hội nào dưới đây?

(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)

A. Nhà nước.

B. Mặt trận Tổ quốc.

C. Quốc hội.

D. Công đoàn. 

Bài tập 13: Trong hệ thống chính trị nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam không bao gồm tổ chức chính trị - xã hội nào dưới đây?

(Khoanh tròn chữ cải trước câu em lựa chọn)

A. Hội Nhà báo Việt Nam.

B. Hội Cựu chiến binh Việt Nam.

C. Hội Nông dân Việt Nam.

D. Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam. 

Bài tập 14: Người nào dưới đây đang công tác trong tổ chức chính trị - xã hội của hệ thống chính trị Việt Nam?

(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn) 

A. Chị M là Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ của huyện X.

B. Anh K là Chủ nhiệm câu lạc bộ nghệ thuật phường Y.

C. Bà N là thành viên của đội văn nghệ Hoạ Mi thuộc xã Z. 

D. Ông T là chủ trang trại nuôi tôm thẻ trắng ở thôn V.

Bài tập 15: Việc làm nào dưới đây của học sinh trung học phổ thông là biểu hiện của việc thực hiện nghĩa vụ công dân trong xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính trị?

(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn) 

A. Góp ý cho dự thảo Báo cáo tổng kết công tác Đoàn Thanh niên.

B. Phổ biến quy định về bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân.

C. Tổ chức lấy ý kiến nhân dân về việc sửa đổi văn bản pháp luật. 

D. Triển khai thực hiện nhiệm vụ của Hội Nông dân nhiệm kì mới.

Bài tập 16: Hành động của chủ thể nào dưới đây là biểu hiện của việc thực hiện nghĩa vụ công dân trong xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính trị?

(Khoanh tròn chữ cái trước cậu em lựa chọn)

A. Chị M tố cáo hành vi chống phá Đảng và Nhà nước.

B. Ông D khiếu nại về quyết định xử phạt của cảnh sát giao thông.

C. Anh P đầu tư vốn và công nghệ để cải tiến quy trình sản xuất.

D. Cô N biên soạn tài liệu chuyển đổi kĩ thuật số cho học sinh.

Bài tập 17: Xử lí tình huống

Tình huống 1. Anh M đã sử dụng Facebook kết bạn với Q, thông qua mạng xã hội này M hướng dẫn (đăng nhập vào một trang mạng có tên là "VT” và đề nghị Q chia sẻ những thông tin đọc được với bạn bè, người thân. Khi Q truy cập trang "VT". Q đã phát hiện thấy nhiều bài viết, thông tin có nội dung phản ánh sai lệch sự việc, vu cáo, bịa đặt, nói xấu chế độ xã hội chủ nghĩa. Q đã kể lại những thông tin này với A và P. A cho rằng đó chỉ là những thông tin trên mạng nên không cần để ý, nhưng P thì thấy rằng đây là việc phải báo với cơ quan chức năng.

a) Em hãy nhận xét suy nghĩ và việc làm của M, Q, A, P.

b) Nếu là người được Q kể lại những thông tin trên trang “VT", em sẽ xử lí như thế nào? Vì sao?

     Tình huống 2. Trong bối cảnh các thế lực thù địch đang tìm mọi cách để chống phá đất nước ta trên nhiều lĩnh vực, nếu ở nơi em sinh sống phát hiện thấy kẻ xấu phát tờ rơi tuyên truyền nói xấu Đảng, Nhà nước, chính quyền địa phương, em sẽ chọn cách nào dưới đây để thực hiện nghĩa vụ công dân trong việc bảo vệ Nhà nước và chính quyền nhân dân mà vẫn đảm bảo an toàn cho bản thân? Hãy giải thích vì sao em chọn cách làm đó mà không chọn các cách còn lại.

Cách 1. Trao đổi về nội dung tờ rơi với các bạn trong lớp.

Cách 2. Báo với cô giáo chủ nhiệm về nội dung của tờ rơi.

Cách 3. Đưa lên trang Facebook nội dung của tờ rơi này.

     Tình huống 3. Sau 29 năm là quân nhân chuyên nghiệp, ông Q xuất ngũ và trở về quê hương sinh sống. Ông Q mong muốn được làm việc trong hệ thống chính trị ở địa phương để tiếp tục đóng góp sức mình phục vụ quê hương.

a) Em nhận xét như thế nào về nguyện vọng của ông Q.

b) Theo em, tổ chức chính trị - xã hội nào có thể đáp ứng được nguyện vọng của ông Q? Vì sao?

Bài tập 18: Giả sử chứng kiến người hàng xóm cạnh nhà em vì ghen ghét, đố kị, bất mãn nên thường xuyên đặt điều nói xấu chính quyền, cán bộ địa phương. 

Em hãy thực hiện nghĩa vụ công dân bằng cách viết ra 3 cách ứng xử phù hợp với quy định của pháp luật mà em có thể thực hiện được.

Bài tập 19: Em hãy tìm hiểu về một tổ chức chính trị - xã hội ở nơi em đang cư trú và ghi tóm tắt lại: 

- Cấu trúc, đặc điểm, nhiệm vụ của tổ chức này. 

- Những đóng góp của tổ chức này đối với người dân địa phương.

Bài tập 20: Em hãy tự đánh giá việc thực hiện nghĩa vụ xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính trị của mình tại nơi cư trú bằng cách viết ra những công việc em đã làm và kết quả đạt được, hướng khắc phục những việc kết quả chưa tốt.

Những việc đã làm

Kết quả

Hướng khắc phục những việc kết quả chưa tốt

Tốt

Chưa tốt

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Từ khóa tìm kiếm google:

Giải SBT KTPL 10 cánh diều bài 11, giải sách bài tập giáo dục kinh tế pháp luật 10 CD bài Công dân với hệ thống chính trị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, giải sách bài tập môn KTPL 10 cánh diều bài 11
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Giải SBT KTPL 10 sách cánh diều bài 11 Công dân với hệ thống chính trị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam . Bài học nằm trong chuyên mục: Giải SBT giáo dục kinh tế pháp luật 10 cánh diều. Phần trình bày do Trần Ngọc CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận