Danh mục bài soạn

Giải SBT Kết nối môn KHTN 8 bài 18 Tác dụng làm quay của lực. Monent lực

Hướng dẫn giải chi tiết bài 18 Tác dụng làm quay của lực. Monent lực bài tập KHTN 8 kết nối. Đây là một trong những bộ sách mới được bộ Giáo dục và đào tạo phê duyệt nên ít nhiều học sinh còn bỡ ngỡ và gặp nhiều khó khăn trong quá trình học. Do đó, hãy để Hocthoi là công cụ đắc lực hỗ trợ các em, giúp các em thêm tự tin trong việc học môn Khoa học tự nhiên 8

18. 1. Tác dụng làm quay của lực được đặc trưng bởi đại lượng nào? Đại lượng đó phụ thuộc vào những yếu tố nào?

Lời giải

Tác dụng làm quay của lực được đặc trưng bởi moment lực.

Moment lực phụ thuộc vào độ lớn của lực và khoảng cách từ trục quay tới giá của lực.

18.2. Một thanh thẳng có thể quay quanh trục O (Hình 18,1), lần lượt tác dụng lực F (phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống dưới, độ lớn không dồi) vào các vị trí A, B, C, O. Tác dụng làm quay của lực F tại vị trí nào là lớn nhất?

A. Vị trí O.

B. Vị trí C.

C. Vị trí A.

D. Vị trí B.

Lời giải

Đáp án đúng: C

Vì khoảng cách rA từ trục quay O đến điểm tác dụng của lực F là lớn nhất

18.3. Hãy khoanh vào từ Đúng hoặc"Sai để đánh giá các câu dưới đây khi nói về tác dụng làm quay của lực.

STT

Nói về tác dụng làm quay của lực

Đánh giá

1

Lực tác dụng vào vật có giá song song với trục quay thì sẽ làm quay vật.

Đúng

Sai

2

Lực tác dụng vào vật có giá cắt trục quay thì sẽ làm quay vật.

Đúng

Sai

3

Lực tác dụng vào vật có giá không song song và không cắt trục quay thì sẽ làm quay vật.

Đúng

Sai

4

Lực càng lớn, moment lực càng lớn, tác dụng làm quay càng lớn.

Đúng

Sai

5

Giá của lực càng cách xa trục quay, momen lực càng lớn, tác dụng làm quay càng lớn.

Đúng

Sai

Lời giải: 

1 – Sai; 2 – Sai; 3 – Đúng; 4 – Đúng; 5 – Đúng.

18,4. Hình 18.2 mô tả cân đòn ở trong phòng thí nghiệm, đây là loại cân có trục quay ở giữa. Đàn cân được cân bằng ở trục quay. Cái cân được dùng để cản khối lượng của một vật.

a) Dựa vào điều gì trên Hình 18.2 mà em có thể kết luận rằng vật ở đĩa A nặng hơn vật ở đĩa B?

b) Hãy vẽ hình biểu diễn các lực do các vật đặt ở hai bên đĩa cân tác dụng lên đĩa cân.

Lời giải:

  1. Ta Thấy rằng vật đặt trên đĩa cân A nặng hơn vật đặt trên đĩa cân B khiến cho cái cân nghiêng về phía bên trái.

18.5. Hình 183 mô tả hai bạn A và B ngồi trên bập bênh. Bập bênh là một thanh dài cân

bằng trên trục quay. Trục quay nằm ở chính giữa của thanh.

Hãy đề xuất hai cách để hai bạn A và B có thể làm cân bằng được cái bập bênh.

Lời giải:

Bập bênh đang nghiêng về phía bạn B. Hai cách để làm bập bênh cân bằng:

– Bạn A dịch chuyển ra xa trục quay.

– Bạn B dịch chuyển lại gần trục quay.

18.6. Hình 18.4 cho thấy bác thợ dùng cờ lê dễ vặn một cái bu lông, lực tác dụng của bác thợ đẩy vào tay cầm của cờ lê làm nó quay. 

Dựa vào kiến thức đã học, hãy giải thích vị trí đặt tay của bác thợ khi dùng cờ lê.

Lời giải:

Vị trí cầm vào cờ lên sao cho giá của lực tác dụng càng xa trục quay thì tác dụng lam quay càng lớn

18.7. Em hãy tự làm một cái cân đơn giản bằng cách dùng một mảnh gỗ cân bằng trên một trục quay (Hình 18.5). Chuẩn bị một số vật dụng: thanh gỗ, móc áo, cốc nhựa,...

a) Dùng quả nặng có trọng lượng 1 N. Hãy tìm trong số các đồ vật mà em có, vật nào  nặng hơn 1 N, vật nào nhẹ hơn 1 N.

b) Em hãy đề xuất cách dùng cái cân của em để xác định trọng lượng của các vật em có ở trên.

Lời giải:

Hướng dẫn:

a) Tiến hành thử nghiệm bằng cách treo các vật dụng lên trục quay và quan sát cân bằng. 

Nếu vật nào đó đẩy quả nặng lên thì vật đó nặng hơn quả năng 1 N

Nếu vật nào đó bị quả nặng lên thì vật đó nhẹ hơn quả năng 1 N

b) Gắn một móc áo: Gắn một móc áo ở một đầu thanh gỗ. Đây sẽ là điểm treo cho các vật cần cân.

Đo đạc vật nặng đã biết: Đầu tiên, treo quả nặng có trọng lượng 1 N lên móc áo. Đảm bảo rằng trục quay ở trạng thái cân bằng. Điều này sẽ giúp bạn xác định vị trí cân bằng cơ bản.

Xác định trọng lượng của các vật khác: Tiếp theo, treo các vật dụng khác lên móc áo. Quan sát trục quay để xem liệu nó lệch hơn so với trạng thái cân bằng cơ bản hay không. Nếu lệch, bạn có thể so sánh mức độ lệch để xác định xem vật đó nặng hơn hay nhẹ hơn so với quả nặng 1 N.

Từ khóa tìm kiếm google:

Giải sách bài tập khoa học tự nhiên 8 kết nối, Giải SBT khoa học tự nhiên 8 KN, Giải sách bài tập khoa học tự nhiên 8 KN bài 18 Tác dụng làm quay của lực. Monent lực
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Giải SBT Kết nối môn KHTN 8 bài 18 Tác dụng làm quay của lực. Monent lực . Bài học nằm trong chuyên mục: Giải SBT Khoa học tự nhiên 8 kết nối tri thức. Phần trình bày do Ngọc Hà CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận