Danh mục bài soạn

Giải SBT Cánh diều môn KHTN 8 bài 13 Phân bón hóa học

Hướng dẫn giải chi tiết bài 13 Phân bón hóa học bài tập KHTN 8 cánh diều. Đây là một trong những bộ sách mới được bộ Giáo dục và đào tạo phê duyệt nên ít nhiều học sinh còn bỡ ngỡ và gặp nhiều khó khăn trong quá trình học. Do đó, hãy để Hocthoi là công cụ đắc lực hỗ trợ các em, giúp các em thêm tự tin trong việc học môn Khoa học tự nhiên 8

Câu 13.1: Một trong các nguyên tố hoá học cần cung cấp cho cây trồng với một lượng nhỏ (vi lượng) dưới dạng hợp chất là

A. N.                          B. Zn.                         C. P.                        D. K.

Trả lời

Chọn đáp án B.

Phân bón hoá học được chia thành ba loại:

  • Phân bón đa lượng cung cấp cho cây các nguyên tố dinh dưỡng: N, P, K.

  • Phân bón trung lượng cung cấp cho cây các nguyên tố dinh dưỡng: Ca, Mg, S.

  • Phân bón vi lượng cung cấp một lượng rất nhỏ các nguyên tố dinh dưỡng: Si, B, Zn, Fe, Cu,...

Câu 13.2: Công thức hoá học của một trong các loại phân đạm là

A. KCl.

B. NaCl.

C. MgSO$_{4}$.

D. NH$_{4}$NO$_{3}$.

Trả lời

Chọn đáp án D.

Câu 13.3: Công thức hoá học của một trong các loại phân bón kép là

A. K$_{2}$SO$_{4}$.

B. (NH$_{4}$)$_{2}$SO$_{4}$.

C. KNO$_{3}$.

D. Ca$_{3}$(PO$_{4}$)$_{2}$

Trả lời

Chọn đáp án C.

Câu 13.4: Trong các hoá chất sau đây, những hoá chất nào được dùng làm phân bón hoá học: KOH, NaCO$_{3}$, KC1, K$_{2}$SO$_{4}$, Ca(OH)$_{2}$, (NH$_{4}$)$_{2}$SO$_{4}$?

Trả lời

Hoá chất nào được dùng làm phân bón hoá học: KC1, K$_{2}$SO$_{4}$, (NH$_{4}$)$_{2}$SO$_{4}$.

Câu 13.5: Trong các hợp chất chứa N sau đây, những hợp chất nào được dùng làm phân đạm để bón cho cây trồng: NaNO$_{3}$, KNO$_{3}$, CO(NH$_{2}$)$_{2}$, NO, HNO$_{3}$?

Trả lời

Hợp chất nào được dùng làm phân đạm để bón cho cây trồng: KNO$_{3}$, CO(NH$_{2}$)$_{2}$.

Câu 13.6: Để cây lúa phát triển tốt và đạt năng suất cao, ngoài các loại phân hữu cơ, cần bón bổ sung phân hoá học như phân đạm, phân lân và phân kali. Với một loại giống lúa theo khuyến cáo, khối lượng phân đạm urea cần bón cho 1 ha trong một vụ như sau:

Thời kì

Lượng phân bón/ha

Bón lót

25 kg phân đạm urea

Bón thúc đợt 1

50 kg phân đạm urea

Bón thúc đợt 2

50 kg phân đạm urea

Bón đón đòng

30 kg phân đạm urea

a) Tính khối lượng phân đạm urea cần bón cho 1 ha lúa trong một vụ.

b) Tính khối lượng N có trong phân đạm urea cần bón cho 1 ha lúa trong một vụ.

c) Phải dùng bao nhiêu kg phân đạm ammonium nitrate (NH$_{4}$NO$_{3}$) để có được khối lượng N như trong lượng phân đạm urea cần bón ở trên?

Trả lời

a) Khối lượng phân đạm cần bón cho 1 ha lúa trong một vụ là:

25 + 50 + 50 + 30 = 155 kg.

b) Khối lượng N có trong 155 kg CO(NH$_{2}$)$_{2}$ là 

$\frac{2.M_{N}}{M_{CO(NH_{2})_{2}}}.155=\frac{2.14}{60}.155$ = 72,3 kg.

c) Khối lượng phân đạm NH$_{4}$NO$_{3}$ có chứa 72,3 kg N là 

$\frac{80}{2.14}.72,3$ = 206,57 kg.

Câu 13.7: Người ta sử dụng phân NPK (30-9-9) để bón cho cây ngô trong một vụ như sau:

Thời kì

Lượng phân bón/ha

Bón thúc đợt 1

120 kg NPK (30-9-9)

Bón thúc đợt 2

90 kg NPK (30-9-9)

Bón thúc đợt 3

90 kg NPK (30-9-9)

a) Tính khối lượng phân NPK (30-9-9) cần bón cho 1 ha cây ngô trong một vụ.

b) Tính khối lượng N cần bón cho 1 ha cây ngô trong một vụ.

Trả lời

a) Lượng phân NPK (30-9-9) cần bón cho 1 ha cây ngô trong một vụ là 

120 + 90 + 90 = 300 kg.

b) Trong phân NPK (30-9-9), khối lượng N chiếm tỉ lệ 30%.

Lượng N có trong 300 kg phân bón hỗn hợp (30-9-9) cần bón cho 1 ha cây ngô trong một vụ là  300.30% = 90 kg.

Câu 13.8: Trong canh tác cây cà phê theo khuyến cáo, ở giai đoạn 1 (ba năm đầu tiên), lượng phân bón hỗn hợp NPK dùng cho 1 ha cây cà phê như sau:

Thời kì

Lượng phân bón/ha

Năm 1

300 kg phân hỗn hợp NPK (16-16-8)

Năm 2

600 kg phân hỗn hợp NPK (16-16-8)

Năm 3

800 kg phân hỗn hợp NPK (16-16-8)

a) Tính khối lượng phân hỗn hợp NPK (16-16-8) cần dùng để bón cho 1 ha cây cà phê trong giai đoạn 1.

b) Tính khối lượng N có trong phân NPK (16-16-8) cần bón cho 1 ha cây cà phê trong giai đoạn 1.

Trả lời

a) Khối lượng phân NPK (16-16-8) cần bón cho 1 ha cây cà phê trong ba năm đầu là 

300 + 600 + 800 = 1 700 kg.

b) Khối lượng N có trong 1 700 kg phân hỗn hợp NPK (16-16-8) cần bón cho 1 hạ cây cà phê trong ba năm là 

1 700.16% = 272 kg.

Từ khóa tìm kiếm google:

Giải sách bài tập khoa học tự nhiên 8 cánh diều, Giải SBT khoa học tự nhiên 8 CD, Giải sách bài tập khoa học tự nhiên CD bài 13 Phân bón hóa học
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Giải SBT Cánh diều môn KHTN 8 bài 13 Phân bón hóa học . Bài học nằm trong chuyên mục: Giải SBT Khoa học tự nhiên 8 cánh diều. Phần trình bày do Ngọc Hà CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận