Danh mục bài soạn

Giải Ngữ văn 11 tập 1 sách Cánh Diều bài 2 Tự đánh giá

Hướng dẫn học môn Ngữ văn 11 tập 1 sách mới Cánh Diều. Dưới đây là lời giải chi tiết bài 2 Tự đánh giá. Từng bài tập được giải chi tiết, rõ ràng, dễ hiểu. Hi vọng, hocthoi.net sẽ hỗ trợ các em trong quá trình học tập, giúp các em ngày càng tiến bộ hơn.

Câu hỏi 1. Trường hợp nào dưới đây không phải là điển cố?

A. Trưởng huỳnh 

B. Rèm the

C. Giấc hòe

D. Đỉnh Giáp non thần

Lời giải:

  • B. Rèm the

Câu hỏi 2. Trong câu thơ: Nàng rằng: “Khoảng vắng đêm trường/ Vì hoa nên phải trổ đường tìm hoa”, từ “hoa” được dùng với biện pháp tu từ nào?

A. So sánh

C. Ước lệ

B. Hoán dụ 

D. Ẩn dụ

Lời giải:

  • B. Hoán dụ 

Câu hỏi 3. Nhận xét nào dưới đây phù hợp với đêm thề nguyền của Kim Trọng – Thúy Kiều trong đoạn trích?

A. Giản dị, thân mật

B. Cầu kì, phức tạp

C. Thơ mộng, thiêng liêng

D. Lễ nghi, khách sáo

Lời giải:

  • A. Giản dị, thân mật

Câu hỏi 4. Những hành động “vội rủ rèm the”, “Vì hoa nên phải trổ đường tìm hoa”, “Xăm xăm băng lối vườn khuya một mình”, cho thấy trong tình yêu, Thúy Kiều là người như thế nào?

A. Vội vàng và nông nổi

B. Táo bạo nhưng sỗ sàng

C. Mạnh dạn và chủ động

D. Chân thật nhưng thiếu vẻ đẹp nữ tính

Lời giải:

  • C. Mạnh dạn và chủ động

Câu hỏi 5. Câu thơ “Bây giờ rõ mặt đôi ta/ Biết đâu rồi nữa chẳng là chiêm bao” cho thấy Thúy Kiều đang sống trong tâm trạng như thế nào? Vì sao?

Lời giải:

  • Thúy Kiều cảm thấy dù tình yêu đang ở lúc nồng nàn, say đắm nhất thì nàng luôn lo lắng liệu đó có phải giấc chiêm bao, mọi thứ phải chăng rồi sẽ tan biến.

Câu hỏi 6. Bình luận nhận định sau của Hoài Thanh: “Gót chân nàng “thoăn thoắt” đi sang nhà Kim Trọng, cái hình ảnh nàng “Xăm xăm băng nẻo vườn khuya một mình” bây giờ đây vẫn còn có thể làm cho một số người ngơ ngác, phân vân.”. (Trích Nguyễn Du: một trái tim lớn, một nghệ sĩ lớn)

Lời giải:

  • Kiều đi tìm gặp Kim Trọng, Nàng với những bước chân nhanh nhẹn “xăm xăm”, can đảm đến bên nhân tình cùng nhau xướng họa văn thơ, tâm sự bầu bạn. Theo từng bước đi đó của Thúy Kiều là tư tưởng tiến bộ của Nguyễn Du, mở rộng ranh giới tình cảm cho nhân vật. Nàng cứ thế bước đi trong vườn khuya, dần lạc vào ảo mộng.

Câu hỏi 7. Cảm nhận của em về không gian của cuộc thề nguyền.

Lời giải:

Không gian thơ mộng, thiêng liêng của cuộc thề nguyện:

- Hình ảnh: Ánh trăng, le lói, ánh đèn chập chờn, bước chân người đẹp nhẹ nhàng => không gian đẹp nhưng có cảm giác như hư ảo.

- Hương thơm sâu.

- Trăng tròn => thiên nhiên vĩ đại vĩnh hằng => tình yêu thiêng liêng được đất trời chứng giám.

- Ghi tên tờ giấy viết lời tuyên thệ.

- Tặng kỷ vật: Tóc mây.

=> Lời nguyền trong không gian: Thơ mộng, trang trọng, thiêng liêng.

Câu hỏi 8. Phân tích tác dụng nghệ thuật của hình tượng “trăng” trong đoạn trích.

Lời giải:

  • Hình tượng “trăng” trong đoạn trích là biểu tượng cho sự sum vầy, đoàn viên, sự hạnh phúc mỹ mãn, biểu thị cho tình yêu trong sáng, thuần khiết và chân thành của Thúy Kiều và Kim Trọng, trở thành minh chứng thiêng liêng cho tình yêu tuyệt đẹp của đôi trai tài gái sắc.

Câu hỏi 9. Nêu suy nghĩ của em về tình yêu Thúy Kiều – Kim Trọng qua văn bản Thề nguyền.

Lời giải:

  • Đoạn trích thề nguyền đã thể hiện những cung bậc tình cảm trong tình yêu của Kim Trọng và Thúy Kiều. Lời thề là sự khẳng định cho niềm tin, lòng thuỷ chung son sắt của hai con người, nó cho tình yêu một chỗ dựa vững chắc, bền chặt. Chẳng thế Thuý Kiều và Kim Trọng đều xem nó là minh chứng cho tình yêu của mình trong văn học trung đại Việt Nam. Những quan niệm trong tình yêu của Kim - Kiều đã đi ngược lại với quan niệm về bổn phận làm con thời kì đó. Họ vượt qua mọi rào cản đến với nhau. Tình Yêu Kim - Kiều là một tình yêu đẹp và hiếm có trong thời kì đó.

HƯỚNG DẪN TỰ HỌC 

Câu hỏi 1: Tìm đọc thêm:

- Một số bài học chữ Hán của Nguyễn Du: Long Thành cầm giả ca (Bài ca người gảy đàn đất Long Thành), Điếu La Thành ca giả (Viếng ca nữ đất La Thành), Sở kiến hành (Những điều trông thấy),…

- Văn tế thập loại chúng sinh (Văn chiêu hồn).

Lời giải:

- Bài thơ Long Thành cầm giả ca (Bài ca người gảy đàn đất Long Thành):

Long thành giai nhân,

Bất ký danh tự.

Ðộc thiện huyền cầm,

Cử thành chi nhân dĩ cầm danh.

Học đắc tiên triều cung trung “Cung phụng” khúc,

...

Thuỳ nhân tả thử đồ

Trì dĩ phụng quân vương

Câu hỏi 2: Trên cơ sở phân tích điểm tương đồng giữa bài Đọc “Tiểu Thanh kí” với đoạn thơ sau trong Truyện Kiều: “Rằng: Hồng nhan tự thưở xưa/ Cái điều bạc mệnh có chừa ai đâu/ Nỗi niềm tưởng đến mà đau/ Thấy người nằm đó biết sau thế nào?”, tìm hiểu đề tài mà Nguyễn Du quan tâm trong sáng tác của ông.

Lời giải:
Nguyễn Du là một trong những nhà thơ luôn đau đáu khôn nguôi về phận đời bất hạnh của người phụ nữ, người phụ nữ là hình ảnh trung tâm trong các tác phẩm của ông. Đặc điểm chung của những tác phẩm đó là khắc họa người phụ nữ mang những vẻ đẹp về cả ngoại hình lẫn phẩm chất. Họ là những người tài sắc vẹn toàn, nhưng lại truân chuyên. Họ đều phải trải qua những tháng ngày bất hạnh, tuy là những người ở những thời đại khác nhau, song đều gặp chung ở số phận tài hoa nhưng bạc mệnh.

Câu hỏi 3: Tìm đọc một số bài phân tích, đánh giá về Truyện Kiều (nhất là các bài liên quan đến các đoạn trích trong sách giáo khoa), một số bài thơ viết về Nguyễn Du và Truyện Kiều (ví dụ: Kính gửi cụ Nguyễn Du của Tố Hữu, Bài học nhỏ về nhà thơ lớn của Tế Hanh, Nhớ Tố Như của Huy Cận, Bên mộ cụ Nguyễn Du của Vương Trọng,…)

Lời giải:

- Kính gửi cụ Nguyễn Du (Tố Hữu):

Nửa đêm qua huyện Nghi Xuân

Bâng khuâng nhớ Cụ, thương thân nàng Kiều... 

Hỡi lòng tê tái thương yêu

Giữa dòng trong đục, bánh bèo lênh đênh

Ngổn ngang bên nghĩa bên tình

Trời đêm đâu biết gửi mình nơi nao?

Ngẩn ngơ trông ngọn cờ đào

Đành như thân gái sóng xao Tiền Đường! 

Nỗi niềm xưa nghĩ mà thương:

Dẫu lìa ngó ý, còn vương tơ lòng...

Nhân tình, nhắm mắt, chưa xong

Biết ai hậu thế, khóc cùng Tố Như?

Mai sau, dù có bao giờ...

Câu thơ thuở trước, đâu ngờ hôm nay! 

Tiếng đàn xưa đứt ngang dây

Hai trăm năm lại càng say lòng người

Trải bao gió dập sóng dồi

Tấm lòng thơ vẫn tình đời thiết tha

Đau đớn thay phận đàn bà

Hỡi ôi, thân ấy biết là mấy thân! 

Ngẫm xem qua kiếp phong trần

Đời vui nay đã nửa phần vui đây.

Song còn bao nỗi chua cay

Gớm quân Ưng Khuyển, ghê bầy Sở Khanh.

Cũng loài hổ báo ruồi xanh

Cũng phường gian ác hôi tanh hại người! 

Tiếng thơ ai động đất trời

Nghe như non nước vọng lời nghìn thu

Nghìn năm sau nhớ Nguyễn Du

Tiếng thương như tiếng mẹ ru những ngày.

Hỡi Người xưa của ta nay

Khúc vui xin lại so dây cùng Người! 

Sông Lam nước chảy bên đồi

Bỗng nghe trống giục ba hồi gọi quân...

- Bài học nhỏ về nhà thơ lớn (Tế Hanh)

Tôi về Nghi Xuân

Hỏi quê nhà thi sĩ

Một bà cụ trả lời tôi giản dị:

Nguyễn Du nào tôi chẳng nhớ tên 

Tôi nói thêm: Nguyễn Du người đã viết

Truyện thơ nôm hay nhất, Truyện Kiều

Cụ vội đáp: Thế thì tôi biết

Rẽ hướng này ông hãy đi theo 

Cụ vui vẻ: Chúng tôi ai chẳng thuộc

Một ít câu Kiều như từ thuở ông cha

Người yêu đoạn cuối Kim Kiều tái hợp

Người yêu đoạn đầu trong cõi người ta 

Đoạn báo oán báo ân tôi thích nhất

Khi Thuý Kiều vạch tội lũ Hoạn thư

Bọn Khuyển Ưng, Tú bà, Sở Khanh… đền tội ác

Và sư Giác Duyên, chị quản gia… được trả nghĩa nhân từ 

Tôi chào cụ ra đi, suy nghĩ:

Đây là thơ không biết có thời gian

Nhà thi sĩ của những nhà thi sĩ

Ôi người con yêu quý của Việt Nam! 

Một nhân vật như Thuý Kiều đã đi vào lịch sử

Chịu thay chúng ta bao áp bức trên đời

Những câu thơ thành ca dao tục ngữ

Ru hồn ta như tiếng mẹ ru nôi 

Bà cụ không nhớ tên Nguyễn Du có gì đâu đáng trách

Một cái tên như bao cái tên thường

Nhưng cụ đã gửi lòng trong áng sách

Theo dõi đời Kiều từng đoạn từng chương 

Cuộc gặp gỡ tình cờ đem cho tôi bài học

Như thể qua hai trăm năm, nhà thơ nhắn lại bây giờ

Hãy đi con đường vào trái tim bạn đọc

Người ta có thể quên tên người làm thơ nhưng đừng để quên thơ

Từ khóa tìm kiếm google:

Giải ngữ văn 11 cánh diều bài 2 Tự đánh giá, giải ngữ văn 11 sách cánh diều bài 2 Tự đánh giá, giải bài 2 Tự đánh giá ngữ văn 11
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Giải Ngữ văn 11 tập 1 sách Cánh Diều bài 2 Tự đánh giá . Bài học nằm trong chuyên mục: Giải ngữ văn 11 tập 1 cánh diều. Phần trình bày do Ngọc Diễm tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận