Danh mục bài soạn

Giải Ngữ văn 11 tập 1 sách Cánh Diều bài 1 Tự đánh giá

Hướng dẫn học môn Ngữ văn 11 tập 1 sách mới Cánh Diều. Dưới đây là lời giải chi tiết bài 1 Tự đánh giá. Từng bài tập được giải chi tiết, rõ ràng, dễ hiểu. Hi vọng, hocthoi.net sẽ hỗ trợ các em trong quá trình học tập, giúp các em ngày càng tiến bộ hơn.

Câu hỏi 1. Nội dung nào dưới đây nói không đúng về ca dao?

A. Ca dao có thể thưởng thức trong mối liên hệ với làn điệu, lối diễn xướng

B. Có thể thưởng thức ca dao như đọc một văn bản văn học viết

C. Ca dao là sáng tác của văn học viết, có tên tác giả

D. Ca dao được đọc như một văn bản văn học viết là khuynh hướng chủ yếu hiện nay

Lời giải:

  • C. Ca dao là sáng tác của văn học viết, có tên tác giả

Câu hỏi 2. Bài Hôm qua tát nước đầu đình thuộc chủ đề nào?

A. Quê hương, đất nước

B. Lao động sản xuất

C. Tình cảm gia đình

D. Tình yêu đôi lứa

Lời giải:

  • D. Tình yêu đôi lứa

Câu hỏi 3. Cách hiểu nào là phù hợp nhất với sự việc chàng trai “Bỏ quên cái áo trên cành hoa sen”?

A. Chàng trai mải ngắm hoa sen nên bỏ quên áo

B. Chàng trai là người có tính lơ đễnh, hay quên

C. Chàng trai tạo cớ làm quen và tiếp xúc với cô gái

D. Chàng trai mải mê với công việc nên bỏ quên áo

Lời giải:

  • C. Chàng trai tạo cớ làm quen và tiếp xúc với cô gái

Câu hỏi 4. Sự kết hợp nào dưới đây phù hợp nhất với bài Hôm qua tát nước đầu đình?

A. Trữ tình – trào phúng

B. Trữ tình – triết lí

C. Tự sự - trữ tình

D. Tự sự - triết lí

Lời giải:

  • C. Tự sự – trữ tình

Câu hỏi 5. Phương án nào thể hiện đúng và đủ nhất những nội dung mà tác giả dân gian đã thể hiện trong hai dòng thơ đầu?

(1) Thời gian

(2) Không gian

(3) Hoàn cảnh gia đình của chàng trai

(4) Lễ vật

(5) Sự việc

A. (1) – (2) – (3)

B. (1) – (2) – (4)

C. (1) – (2) – (5)

D. (2) – (3) – (4)

Lời giải:

  • B. (1) – (2) – (4)

Câu hỏi 6. Hình tượng nào là hình tượng trung tâm, xuyên suốt tám dòng thơ đầu? Hình tượng đó có tác dụng nghệ thuật như thế nào trong việc thể hiện nỗi niềm, tâm trạng của chàng trai.

Lời giải:

  • Hình tượng cái áo của chàng trai là hình tượng trung tâm xuyên suốt tám dòng thơ đầu. Chiếc áo đó như một cái cớ để chàng trai bắt chuyện với cô gái. Chỉ với một “chiếc áo” nhưng anh chàng biết cách dùng nó để tiếp cận và tỏ tình với cô gái một cách rất duyên dáng và hài hước, mà không cảm thấy quá thô lỗ. 

Câu hỏi 7. Những vật mà chàng trai hứa trả công cho cô gái có ý nghĩa như thế nào?

Lời giải:

  • Bày tỏ lòng chân thành của chàng trai, mong muốn tỏ ý muốn hỏi cưới, kết hôn với cô gái.

Câu hỏi 8. Nêu cảm nhận của em về nhân vật chàng trai trong bài Hôm qua tát nước đầu đình.

Lời giải:

  • Chàng trai là một người hài hước và dí dỏm khi dùng "chiếc áo" làm cái cớ trò chuyện và tỏ tình vời cô gái. Chàng cũng là một người táo bạo trong việc thổ lộ tình cảm của mình bằng việc xin lại chiếc áo bị bỏ quên. dù có thể thừa biết rằng cô gái đó không lấy chiếc áo của mình, chẳng qua chàng trai muốn tìm lấy cái cớ để làm quen và tiếp xúc với cô gái đó, đây là một hành động tuy hơi táo bạo nhưng vẫn thể hiện sự lịch sự, tôn trọng của chàng trai đối với cô gái.

Câu hỏi 9. Tìm đọc một số bài ca dao có mô típ “Hôm qua”, từ đó, nhận xét điểm giống và khác nhau giữa bài Hôm qua tát nước đầu đình với những bài ca dao đó.

Lời giải:

- Bài ca dao có mô típ “Hôm qua”:

Hôm qua anh đến chơi nhà,

Thấy mẹ nằm võng, thấy cha nằm giường.

Thấy em nằm đất anh thương,

Anh ra Kẻ Chợ đóng giường tám thang.

- Giống nhau: Từ “hôm qua” thực chất cũng là khoảng thời gian phiếm chỉ, nói đến sự việc trong quá khứ gần, có liên hệ tới hiện tại. Bởi vậy, mô típ của những bài ca dao này hầu như đều lột tả tâm tư, tình cảm nào đó của nhân vật trữ tình lúc hiện tại.

- Khác nhau: nội dung đi sau cụm từ hôm qua có thể khác nhau về không gian, tính chất, sự việc của nhân vật trữ tình muốn thổ lộ.

Câu hỏi 10. Viết một đoạn văn (khoảng 10 – 12 dòng) nói lên điều em thích nhất (về nội dung hoặc nghệ thuật ) ở bài Hôm qua tát nước đầu đình.

Lời giải:
Bài ca dao “Hôm qua tát nước đầu đình” nói về tâm tư tình cảm của chàng trai muốn được thổ lộ và tỏ tình với cô gái mình thương. Đây thật sự là một tình yêu lứa đôi đầy trong sáng và nhẹ nhàng, cho thấy sự ngại ngùng nhưng rất đỗi đáng yêu của chàng trai và cô gái trong chuyện tình cảm. Chàng trai vì muốn tìm cách để tiếp cận với cô gái một cách nhanh chóng nhưng vẫn phải thật tự nhiên và vui vẻ, nên chàng đã tìm ra một lí do nghe qua hết sức hài hước và dí dỏm đó là bỏ quên áo trên cành sen. Trong hai câu tiếp theo, cho thấy sự táo bạo của chàng trai trong việc thổ lộ tình cảm của mình bằng việc xin lại chiếc áo bị bỏ quên. Táo bạo nhưng vẫn thể hiện sự lịch sự, tôn trọng. Tuy là lời tỏ tình nhưng vô cùng kín đáo, vẫn mượn chiếc áo, chàng trai nói những lời ý chỉ về tình cảm của mình và mong muốn có thể kết duyên cùng cô gái, chàng trai đã viện cớ rằng áo bị sứt chỉ, mẹ già chưa thể khâu mà anh ta cũng chưa có vợ nên chiếc áo đã bị rách trong tình trạng như vậy rất lâu rồi. Và nếu cô gái chịu khâu áo giúp mình thì chàng trai sẽ dốc lòng báo đáp công lao ấy. Qua bài ca dao, chúng ta thấy được một tình cảm vô cùng trong sáng và tha thiết của con người làng quê Việt Nam được thể hiện qua những hình ảnh vô cùng gần gũi và giản dị, gắn liền với mỗi chúng ta.

HƯỚNG DẪN TỰ HỌC 

Câu hỏi 1. Tìm đọc thêm một số đoạn trích từ truyện Tiễn dặn người yêu, Bích Câu kì ngộ, các câu ca dao và một số bài thơ hiện đại viết về tình yêu.

Lời giải:

- Đoạn trích truyện Tiễn dặn người yêu:

Quảy gánh qua đồng ruộng,

Người đẹp anh yêu cất bước theo chồng.

...

Cho anh bế con dòng, đừng ngượng,

Nựng con rồng, con phượng, đừng buồn.

 Một số bài ca dao viết về tình yêu:

 Em thời đi cấy ruộng bông

Anh đi cắt lúa để chung một nhà

Đem về phụng dưỡng mẹ cha

Muôn đời tiếng hiếu người ta còn truyền.

Câu hỏi 2. Tìm đọc một số bài phân tích và đánh giá về các tác phẩm đã đọc hiểu trong Bài 1.

Lời giải:

- “Xuân Quỳnh sinh ra để viết thơ tình. Với người phụ nữ ấy thơ ca và tình yêu có lẽ là lý do để tồn tại. Bởi thế mà đọc bài thơ nào của Xuân Quỳnh ta cũng thấy năng lượng tích cực của tình yêu. Xuân Quỳnh yêu mãnh liệt “dữ dội – ồn ào” (Sóng), thậm chí là chủ động để yêu “Em yêu anh, yêu anh như điên” (Thơ viết cho mình và những người con gái khác), đôi khi còn thề thốt “biết yêu anh cả khi chết đi rồi” (Tự hát). Dẫu viết thế là phi lý nhưng cũng khiến người ta phải tin vì nó được viết bởi một trái tim yêu chân thành”. (Thầy Chu Văn Sơn)

- “Ở mỗi tập thơ của Xuân Quỳnh, những bài viết của tình yêu thường để lại nhiều ấn tượng hơn cả. Với giọng điệu hết sức thơ hết sức tự nhiên, bài “Sóng” thể hiện một tình yêu sâu sắc, bồi hồi, thao thức đến cả trong giấc mơ. Dù có những gian truân cách trở, nhưng tình yêu bao giờ cũng đẹp, cũng đến được tận cùng hạnh phúc, như con sóng nhỏ đến với bờ” (Nhà thơ Việt Nam hiện đại, GS Phong Lê chủ biên, Viện Văn học, Nxb KHXH,1984)

- Một nét độc đáo của bài thơ Tôi yêu em nằm ở chỗ nó hoàn toàn không hề có một hình ảnh nào. "Ngọn lửa tình" là hình ảnh Thúy Toàn thêm vào, có lẽ do gợi ý của động từ "tắt" (угасла). Nhưng từ "tắt" ở đây chỉ đơn thuần có ý nghĩa là chấm dứt hẳn, kết thúc hoàn toàn, như khi ta nói "ngày đã tắt", "chiến tranh đã tắt hẳn" hay "hy vọng cuối cùng đã tắt". Chính nét độc đáo này đã gây nên những cuộc tranh cãi thú vị giữa những người theo quan điểm truyền thống (cho rằng "thơ là tư duy bằng hình tượng", rằng một bài thơ hay phải có hình ảnh độc đáo), với những nhà Hình thức chủ nghĩa (chủ trương "Nghệ thuật như là thủ pháp" - tên tiểu luận có tính cách mạng của Shklovsky đã được dịch ra tiếng Việt).

Câu hỏi 3. Sưu tầm một số bài nghị luận về một vấn đề xã hội có đề tài gần gũi với tuổi trẻ học đường, ghi lại các mở bài và kết bài hay, độc đáo.

Lời giải:

- Ví dụ: Đề bài: Thành công chỉ đến khi chúng ta cố gắng hết sức và không ngừng hoàn thiện bản thân mình.

+ Mở bài: Khi sinh ra, bản năng sinh tồn là cái mà mỗi con vật có được. Chúng có thể đứng lên bằng chính đôi chân mình có thể chạy nhảy. Tạo hoá đã ưu ái ban cho chúng những khả năng kì diệu đó. Nhưng con người thì khác khi sinh ra tiếng khóc chào đời là tất cả những gì họ có được. Tiếng oa oa cất lên chỉ đơn giản cho mọi người biết một mầm sống mới đã ra đời. Nhưng mầm sống đó sẽ ra sao? Và tương lai của nó sẽ như thế nào. Cuộc sống phía trước là của chính nó và do nó quyết định. Giống như một nhà triết học đã nói: "Mỗi con vật khi sinh ra đều là tất cả những gì nó có. Chỉ có con người là ngay từ thuở lọt lòng thì chẳng là gì cả. Nó làm thế nào thì nó sẽ trở thành như thế ấy, và nó phải làm bằng tự do của chình nó Tôi chỉ có thể trở thành kẻ do chính tôi làm ra".

+ Kết bài: "Tạo lập! Xây dựng! Phục vụ! Đó là những mệnh lệnh của thiên nhiên. Hãy làm theo những mệnh lệnh đó, và bạn sẽ thấy sự giàu sang và phong phú của vũ trụ là vô tận." hãy sống hết mình và không ngừng phấn đấu ban sẽ tìm thấy được tất cả và làm chủ mọi thứ vì "Tôi chỉ có thể trở thành kẻ do chính tôi làm ra". mà. không phải do ai khác sắp đặt hay ép buộc và tư do chính là trang mà chúng ta có được.

Từ khóa tìm kiếm google:

Giải ngữ văn 11 cánh diều bài 1 Tự đánh giá, giải ngữ văn 11 sách cánh diều bài 1 Tự đánh giá, giải bài 1 Tự đánh giá ngữ văn 11
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Giải Ngữ văn 11 tập 1 sách Cánh Diều bài 1 Tự đánh giá . Bài học nằm trong chuyên mục: Giải ngữ văn 11 tập 1 cánh diều. Phần trình bày do Ngọc Diễm tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận