Danh mục bài soạn

Giải Lịch sử 11 sách KNTT bài 7 Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và chiến tranh giải phóng dân tộc trong lịch sử Việt Nam(Trước cách mạng tháng tám 1945

Hướng dẫn học môn Lịch sử 11 sách mới Kết nối tri thức. Dưới đây là lời giải chi tiết bài 7 Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và chiến tranh giải phóng dân tộc trong lịch sử Việt Nam(Trước cách mạng tháng tám 1945. Từng bài tập được giải chi tiết, rõ ràng, dễ hiểu. Hi vọng, hocthoi.net sẽ hỗ trợ các em trong quá trình học tập, giúp các em ngày càng tiến bộ hơn.

MỞ ĐẦU

Câu hỏi: Hình bên là một con tem trong bộ tem do nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phát hành vào năm 1971 nhân kỉ niệm 200 năm phong trào Tây Sơn. Hãy cho biết hình ảnh đó nhắc đến sự kiện lịch sử nào? Kể tên một số cuộc kháng chiến thắng lợi tiêu biểu trong lịch sử Việt Nam mà em biết. Theo em, những nguyên nhân nào làm nên thắng lợi của cuộc kháng chiến

Hình 1

Lời giải: 

Hình trên là hình ảnh Quang Trung đại phá quân Thanh 

- Có sự lãnh đạo tài tình của vua Quang Trung.

- Tinh thần yêu nước, chiến đấu dũng cảm của nghĩa quân, của nhân dân được phát huy cao độ.

- Nghĩa quân có được sự đồng tình ủng hộ của quân dân và sĩ phu Bắc Hà.

1. Vị trí địa chiến lược của Việt Nam và vai trò, ý nghĩa của chiến tranh bảo vệ tổ quốc trong lịch sử Việt Nam.

Câu hỏi 1: Khai thác hình 2 và thông tin trong mục, nêu vị trí địa chiến lươc của Việt Nam.

Lời giải: 

Việt Nam thuộc khu vực Đông Nam Á, khu vực nằm trên trục đường giao thông quan trọng kết nối châu Á và châu Đại Dương, Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Việt Nam cũng là cầu nối giữa Trung Quốc với khu vực Đông Nam Á, giữa Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo. Cùng với nguồn tài nguyên phong phú, dân cư đông đúc,...

Do đó, Việt Nam trở thành một trong những quốc gia có vị trí địa chiến lược quan trọng. Vì vậy, trong suốt tiến trình lịch sử, Việt Nam luôn phải đối phó với nhiều thế lực ngoại xâm và tiến hành nhiều cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc.

Câu hỏi 2: Cho biết vị trí đó ảnh hưởng như thế nào đến lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam?

Lời giải: 

Vì vị trí địa lí thuận lợi đó, Việt Nam trở thành một trong những quốc gia có vị trí địa chiến lược quan trọng. Vì vậy, trong suốt tiến trình lịch sử, Việt Nam luôn phải đối phó với nhiều thế lực ngoại xâm và tiến hành nhiều cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc.

Câu hỏi 3: Khai thác Tư liệu 1 và thông tin trong mục, phân tích vai trò và ý nghĩa của chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam.

Lời giải: 

Chiến tranh bảo vệ tổ quốc có vai trì quan trọng đối với sự sinh tồn và phát triển của dân tộc Việt Nam. Thắng lợi của những cuộc kháng chiến góp phần bảo vệ vững chắc nền độc lập, giữ gìn bản sắc văn hóa và tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình xây dựng đất nước.

Câu hỏi 4: Hãy nêu nhận xét về các cuộc kháng chiến giành thắng lợi tiêu biểu của dân tộc ta.

Lời giải: 

Đều là cuộc cách mạng có người đứng đầu và có quy mô cụ thể, bên cạnh đó có sự keu gọi cùng chiến đấu chứ không phải diễn ra lẻ tẻ.

Câu hỏi 5: Đọc tư liệu 3-5 và thông tin trong mục, hãy phân tích nguyên nhân thắng lợi của các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm.

Lời giải: 

Nguyên nhân chủ quan: là cuộc chiến tranh chính nghĩa nhằm bảo vệ độc lập dân tộc của nhân dân Việt Nam. Trong các cuộc kháng chiến, nhân dân Việt Nam đã nêu cao truyền thống yêu nước, tinh thần đồng lòng trên dưới, đây là sức mạnh quan trọng nhất đẻ nhân nhân Việt Nam chiến thắng giặc ngoại xâm. Bên cạnh đó, lãnh đạo chỉ huy cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm là các tướng lĩnh tài năng như Ngô Quyền, Lê Hoàn, Lý Thường Kiệt, Trần Quốc Tuấn... và các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm thắng lợi còn do đường lối quân sự đúng đăn, linh hoạt độc đáo và đầy sáng tạo.

2. Một số cuộc kháng chiến không thành công.

a. Khái quát về một số cuộc kháng chiến thành công.

Câu hỏi 1: Kể tên và giới thiệu nét chính về một số cuộc kháng chiến thành công trong lịch sử dân tộc.

Lời giải: 

Một số cuộc kháng chiến thành công:Kháng chiến chông quân Nam Hán, chống quân Tống, chống quân Mông Cổ, chống quan Nguyên, quân Xiêm, quân Thanh...

Những cuộc kháng chiến này đều có người lãnh đạo.

b. Nguyên nhân kháng chiến không thành công

Câu hỏi 1: Hãy giải thích nguyên nhân không thành công của các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm.

Lời giải: 

Do chính quyền nhà nước không củng cố được khối đoàn kết dân tộc, không nhận được sự ủng hộ của khối đoàn dân tộc, không nhận được sự ủng hộ của nhân dân và phạm phải một số sai lầm trong lãnh đạo, chỉ huy kháng chiến.

4. Bài học từ lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam.

Câu hỏi 1: Dựa vào hiểu biết của bản thân, kết hợp khai thác tư liệu 6 và thông tin trong mục, hãy nêu và phân tích một số bài học lịch sử cơ bản từ lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam.

Lời giải: 

Bài học rút ra: 

-Bài học về tinh thần đoàn kết toàn dân đánh giặc

-Nghệ thuật đánh giặc giữ nước

-Bài học về kết thúc chiến tranh, vừa nêu cao tính chính nghĩa của một dân tộc yêu chuộng hòa bình, vừa giữu gìn được thắng lợi và nền hòa bình lâu dài cho đất nước.

LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG

Câu hỏi 1: Lập sơ đồ tư duy về một số cuộc kháng chiến thắng lợi tiêu biểu trước năm 1945.

Lời giải: 

Hình 2

Câu hỏi 2: Kể tên một số vị tướng tài giỏi trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc. Em ấn tượng với vị tướng nào nhất.

Lời giải: 

Ngô Quyền, Lê Hoàn, Lý Thường Kiệt, Trần Quốc Tuấn....

Em ấn tượng với Trần Quốc Tuấn nhất vì có bài bóp nát quả cam mà em đã được học nói về ông.

Câu hỏi 3: Theo em, những bài học trong kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc có giá trị như thế nào trong cuộc xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.

Lời giải: 

Qua những bài học đó con người chúng ta càng thêm yêu quê hướng đất nước mình hơn, biết chân trọng những gì đất nước đã có được. Bên cạnh đó, tình thần đoàn kết vẫn luôn được áp dụng cho tới thời nay, tinh thần đoàn kết, mọi người cùng giúp đỡ nhau, cùng nhau xây dựng thời đại mới cho đất nước.

Câu hỏi 4: Dựa vào sách, báo, internet, em hãy sưu tầm tư liệu để xây dựng một bài giới thiệu dưới dạng infographic hoặc sơ đồ tư duy về con người và sự nghiệp của một vị tướng mà em ấn tượng nhất.

Lời giải: 

- Trần Quốc Tuấn (1231 - 1300), tức Hưng Đạo Vương là một danh tướng kiệt xuất của dân tộc.

- Năm 1285 và năm 1287, quân Mông - Nguyên xâm lược nước ta, lần nào ông cũng được Trần Nhân Tông cử làm Tiết chế thống lĩnh các đạo quân ra trận, và cả hai lần đều thắng lợi vẻ vang.

- Đời Trần Anh Tông, ông về trí sĩ ở Vạn Kiếp (nay là xã Hưng Đạo, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương) rồi mất ở đây. Nhân dân tôn thờ ông là Đức thánh Trần và lập đền thờ ở nhiều nơi trên đất nước.

- Nửa cuối thế kỉ XIII, chỉ trong ba mươi năm (1257 - 1287), giặc Mông - Nguyên đã ba lần kéo quân sang xâm lược nước ta. Lúc bấy giờ thế giặc rất mạnh, muốn đánh bại chúng phải có sự đồng tình, ủng hộ của toàn quân, toàn dân. Trần Quốc Tuấn đã viết bài hịch này để kêu gọi tướng sĩ hết lòng đánh giặc.

Từ khóa tìm kiếm google:

Giải lịch sử kết nối tri thức, Giải lịch sử 11 kết nối tri thức, Lịch sử kết nối tri thức 11.
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Giải Lịch sử 11 sách KNTT bài 7 Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và chiến tranh giải phóng dân tộc trong lịch sử Việt Nam(Trước cách mạng tháng tám 1945 . Bài học nằm trong chuyên mục: Giải lịch sử 11 kết nối tri thức. Phần trình bày do Hoàng Anh CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận