Danh mục bài soạn

Giải Kinh tế pháp luật 11 Sách CTST bài 9 Văn hóa tiêu dùng

Hướng dẫn học môn Kinh tế pháp luật 11 sách mới Chân trời sáng tạo. Dưới đây là lời giải chi tiết bài 9 Văn hóa tiêu dùng. Hi vọng, hocthoi.net sẽ hỗ trợ các em trong quá trình học tập, giúp các em ngày càng tiến bộ hơn.

MỞ ĐẦU

Câu hỏi: Em hãy chia sẻ cùng các bạn một số hành vi tiêu dùng có văn hóa ở Việt Nam.

Lời giải:

Một số hành vi tiêu dùng có văn hóa ở Việt Nam:

  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam

  • Sử dụng các đồ dùng thân thiện với môi trường

KHÁM PHÁ

1. Vai trò của tiêu dùng đối với sự phát triển kinh tế

      THÔNG TIN

      Phát triển bền vững và xu hướng tiêu dùng sản phẩm xanh đang là xu hướng phổ biến trên thế giới. Việt Nam cũng không nằm ngoài dòng chảy này. Các doanh nghiệp chú trọng sán xuất xanh, tạo ra sản phẩm tốt cho sức khoẻ và lan toả lối sống xanh, xây dựng ý thức bảo vệ môi trường đến cộng đồng.

(Theo Báo diện tử Chính phủ, Tiêu dùng bền vững: Xu hướng cần được doanh nghiệp nắm bắt để phát triển, ngày 14 - 9 - 2022)

      Trường hợp

        Trong quá trình phát triển, Công ty A luôn xác định mục đích của quá trình sản xuất là hướng đến người tiêu dùng. Nhận thấy nhu cầu tiêu dùng sản phẩm điện tử, thiết bị gia dụng thông minh tăng nhanh trong thời gian gần đây, công ty đã đầu tư dây chuyền sản xuất, cung ứng các thiết bị, phụ kiện và dịch vụ sửa chữa đi kèm. Chính việc chuyến đổi mục đích sản xuất này đã giúp công ty mang về lợi nhuận cao, đáp ứng kịp thời nhu cầu của người tiêu dùng.

Câu hỏi: 

- Em hãy cho biết xu hướng tiêu dùng sản phẩm xanh trong xã hội hiện nay có trò như thế nào?

- Theo em, tiêu dùng có vai trò gì đối với sự phát triển kinh tế và xã hội?

Lời giải:

- Xu hướng tiêu dùng của sản phẩm xanh trong xã hội hiện nay có vai trò quan trọng trong việc phát triển bền vững, tạo ra các sản phẩm tốt cho sức khỏe và lan tỏa lối sống xanh, xây dựng ý thức bảo vệ môi trường.

- Vai trò của tiêu dùng đối với sự phát triển kinh tế và xã hội:

+ Tiêu dùng là mục đích, động lực của sản xuất, kích thích sản xuất, thúc đẩy kinh tế phát triển

+ Tiêu dùng thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng, mang lại lợi nhuận cho người sản xuất

2. Khái niệm văn hóa tiêu dùng

Em hãy đọc thông tin sau và thực hiện yêu cầu

      THÔNG TIN

Văn hoá có ảnh hưởng rất lớn đến tập quán, thói quen trong tiêu dùng. Những giá trị vãn hoá đi sâu vào tâm lí, tạo ra các chuẩn mực, ảnh hưởng đến ý thức và hành vi tiêu dùng của cộng đồng. Khi tiêu dùng, mọi sở thích, mong muốn, tiêu chí lựa chọn hàng hoá,... đều phản ánh rõ nét những giá trị văn hoá của cộng đồng mà người đó đã và đang chịu ảnh hưởng.

Tập quán tiêu dùng biểu hiện ý nghĩa văn hoá của sự tiêu dùng: đúng - sai, tốt - xấu,... tuỳ thuộc vào hoàn cành cụ thể. Tập quán tiêu dùng của xã hội và cá nhân trờ thành văn hoá khi nó phù hợp với hoàn cảnh kinh tế - xã hội của một nhóm (cộng đồng) trong một không gian, thời gian cụ thể. Nét văn hoá này mang cả một chiều sâu triết lí, ý thức tiêu dùng bắt nguồn từ truyền thống mấy nghìn năm của dân tộc. Văn hoá tiêu dùng là một bộ phận quan trọng của nền văn hoá dân tộc, thế hiện các giá trị văn hoá của con người Việt Nam trong tiêu dùng cá nhân và trong tiêu dùng sản phẩm.

(Theo Tạp chí Lí luận chính trị, Văn hoá tiêu dùng - một góc nhìn lí luận, ngày 24-10-2017)

Câu hỏi:

- Em hãy xác định yếu tố hình thành văn hoá tiêu dùng trong các thông tin trên.

- Em hãy nêu cách hiểu của em về văn hoá tiêu dùng.

Lời giải:

- Yếu tố hình thành văn hóa tiêu dùng trong các thông tin trên:

  • Sở thích

  • Mong muốn

  • Tiêu chí lựa chọn hàng hóa

  • Tập quán tiêu dùng

  • ....

- Văn hóa tiêu dùng: Là tổng thể các yếu tố giá trị, chuẩn mức, tâm lí tạo nên tập quán tiêu dùng biểu hiện qua hành vi tiêu dùng của một cộng đồng nhất định.

 3. Vai trò của văn hóa tiêu dùng

Em hãy đọc các thông tin, trường hợp sau và trả lời câu hỏi

      THÔNG TIN

     Các sản phẩm và dịch vụ văn hoá không chỉ có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, thực hiện chức năng giải trÍ mà còn góp phần thực hiện chức năng giáo dục, bồi đắp các giá trị thẩm mĩ, chức năng kế tục và phát triển lịch sử Mỗi sân phẩm và địch vụ văn hoá luôn chứa đựng giá trị văn hoá truyền thống cũng như giá trị văn hoá hiện đại của dân tộc. Vì vậy, với những sản phẩm và dịch vụ văn hoá lành mạnh, việc tiêu dùng chúng sẽ góp phần nâng cao nhận thức của bản thân người sử dụng. Đó chính là chức năng giáo dục, định hướng giá trị, giải trí... cho người tiêu đùng của các sản phẩm và dịch vụ văn hoá.

 (Theo Tạp chí Cộng sản, Phát tiển sản phẩm và dịch vụ văn hoá ở nước ta hiện nay, ngày 13-12 - 2021)

        Trường hợp

      Nắm bắt được xu hướng tiêu dùng các sản phẩm thân thiện với môi trường, có yếu tố “xanh” hữu cơ, có thể tái chế,... Công ty T đã nhanh chóng chuyển sang sản xuất, cung ứng hàng hoá, dịch vụ theo tiêu chí xanh, sạch, minh bạch thông tin sản phẩm. Bên cạnh đó, công ty T luôn chọn lọc kĩ yếu tố đầu vào của sản xuất, không ngừng đổi mới, sáng tạo, ứng dụng công nghệ hiện đại, khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên, đưa ra các chính sách khuyến mãi nhằm kích cầu tiêu dùng các sản phẩm. Điều đó góp phần bảo đảm sản xuất bền vững, thúc đẩy sự phát triển hài hoà kinh tế, văn hoá, xã hội.

Lời giải:

Vai trò của văn hóa tiêu dùng:

  • Góp phần giữ gìn, phát huy các giá trị truyền thống về tiêu dùng và tiếp thu các giá trị hiện đại

  • Văn hóa tiêu dùng tác động đến chiến lược sản xuất kinh doanh của các chủ thể, đặc biệt là chiến lược về sản phẩm

4. Một số đặc điểm trong văn hóa tiêu dùng Việt Nam

Em hãy đọc các thông tin sau, quan sát biểu đồ và thực hiện yêu cầu

       THÔNG TIN 1

      Nhắc đến Tết, không thể không nhắc đến những hoạt động khác được tổ chức xung quanh ngày Tết như các trò hơi đân gian, những phiên chợ Tết, phiên chợ hoa. Các phiên chợ Tết, chợ hoa cũng được tổ chức vào mỗi dịp xuân về để tăng thêm sự rộn ràng và hương vị của ngày Tết. Đối với người Việt Nam, ngày Tết thường diễn ra vào ba ngày chính, nhưng trước đó một tuần, người dân đã rậm rịch sắm Tết. Loài hoa đặc trưng mà người miền Bắc và miền Trung chơi Tết là hoa đào, còn người miền Nam lại chuộng hoa mai. Mâm ngũ quả cũng là một món đồ trang trí không thể thiếu của người Việt. Đây cũng là điểm khác biệt của hai miền Nam, Bắc. Bởi đặc trưng mâm ngũ quả của người Bắc là bưởi, chuối, hồng, quýt và ớt. Còn miền Nam lại những quả mãng cầu, sung, dừa, đu đủ, xoài. Trong những ngày này, đi đến đâu chúng ta cũng thể thấy được không khí rộn ràng, tất bật rất đặc trưng. Đặ biệt trẻ con, háo hức được đi chơi, mua sắm quần áo mới.

(Theo Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, Giữ gìn, phát huy nét đẹp văn hóa Tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam, ngày 28 - 1 - 2022)

         THÔNG TIN 2

        Thói quen mua hàng của người tiêu dùng Việt Nam tại thị trường nội địa cũng dần dịch chuyển từ mua hàng truyền thống sang hình thức mua hàng online thông qua phương tiện điện tử. Kết quả điều tra, khảo sát của Bộ Công Thương cho thấy, tính đến năm 2020, Việt Nam có 49,3 triệu người tham gia mua sắm trực tuyến (số liệu này năm 2016 mới chỉ ghi nhận 32,7 triệu người).

(Theo Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, Thương mọi điện tử trở thành xu hướng tất yếu, ngày 29 - 11 - 2021)

        Trường hợp 1

        Thu nhập của anh A tăng nhanh trong những năm gần đây, tác động đến hành vi tiêu dùng. Ngoài ra, giá cả cũng là yếu tố quan trọng trong những quyết định tiêu dùng của anh. Anh A tiêu dùng ngày càng thông minh và kĩ tính hơn, quan tâm đến các thông tin về sản phẩm như nguồn gốc xuất xứ, mẫu mã, chất lượng.

         Trường hợp 2

        Chị T mong mỏi, tin tưởng vào hàng Việt Nam ngày càng có giá trị cao về thẩm mĩ và giá trị sử dụng, có thể cạnh tranh với sản phẩm có nguồn gốc nước ngoài. Để làm được điều đó, theo chị T, Nhà nước cần tập trung vận động phong trào “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” nhằm làm cho cầu và tiêu dùng tăng nhanh, tạo cơ hội để thúc đẩy các doanh nghiệp, nhà thương mại nói chung phát triển sản xuất, cải kĩ thuật, tái cơ cấu tổ chức,....

Câu hỏi:

- Quan sát biểu đồ và cho biết sự thay đổi số lượng người mua sắm trực tuyến của Việt Nam qua các năm.

- Em hãy trình bày đặc điểm của văn hoá tiêu dùng Việt Nam thể hiện qua các thông tin, trường hợp trên.

Lời giải:

- Qua biểu đồ cho thấy số lượng người mua sắm trực tuyến qua các năm có xu hướng tăng nhanh. 

- Đặc điểm của văn hóa tiêu dùng Việt Nam:

  • Tính kế thừa: Trong tiêu dùng có sự kế thừa truyền thống của dân tộc, mang bản sắc văn hóa Việt Nam.

  • Tính giá trị: Tiêu dùng hướng tới các giá trị tốt đẹp

  • Tính thời đại: Thói quen, cách thức tiêu dùng đa dạng, phù hợp với sự phát triển của xã hội

  • Tính hợp lí: Tiêu dùng dựa trên giá cả hàng hóa, thu nhập và nhu cầu của người tiêu dùng

5. Biện pháp xây dựng văn hóa tiêu dùng

Em hãy đọc các thông tin, trường hợp sau và trả lời câu hỏi.

      THÔNG TIN 1

      Căn cứ Chỉ thị 03-CT/TW ngày 19 - 5 - 2021 của Ban Bí thư Trung ương Đảng; tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ triển khai Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đảm bảo thiết thực hiệu quả trong tình hình mới; tạo sự thống nhất đồng bộ từ trung ương đến các địa phương về triển khai các nội dung Cuộc vận động; tiếp tục phát huy vai trò của các doanh nghiệp; khơi dậy tinh thần tự hào, tự tôn dân tộc của người dân Việt Nam; xây dựng văn hoá sản xuất kinh doanh và tiêu dùng Việt Nam. Theo đó, nội dung trọng tâm của Cuộc vận động trong năm 2022 là tập trung vào công tác tuyên truyền; rà soát các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp của bộ, ngành, địa phương. Tăng cường các hoạt động kiểm tra, kiểm soát thị trường; nâng cao hiệu quả công tác giám sát, khảo sát. Tập trung vào các hoạt động thường xuyên kiểm tra, kiểm soát thị trường; xử lí nghiêm các hành vi gian lận thương mại vận chuyển, mua bán hàng giả hàng kém chất lượng. Đồng thời khảo sát việc đăng kí nhãn hàng Việt Nam của các doanh nghiệp sản xuất; hoạt động tạm nhập tái xuất; việc thực hiện cam kết của các doanh nghiệp bán lẻ về tỉ lệ hàng hoá có xuất xứ Việt Nam, về tỉ trọng hàng Việt trong các trung tâm thương mại, chợ truyền thống,... Một trong những hoạt động trọng tâm khác là tổ chức các chương trình tuyên dương doanh nghiệp tiêu biểu, bình chọn sản phẩm chất lượng. Tăng cường trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức trong việc bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.

(Trích Chỉ thị 03-CT/TW ngày 19 - 5 - 2021 của Ban Bí Thư Trung ương Đảng, ngày 19 - 5 - 2021)

        THÔNG TIN 2

      Chương trình bình chọn “Hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích” là một trong những hoạt động quan trọng trong việc xây dựng văn hoá tiêu dùng của người Việt với hàng Việt, kết nối cung cầu, thúc đầy sản xuất tiêu thụ hàng Việt trên thị trường. Đồng thời, tuyên truyền nâng cao nhận thức cho các doanh nghiệp có ý thức sản xuất hàng hoá chất lượng cao, tăng khả năng cạnh tranh cho thương hiệu Việt, đẩy mạnh thực hiện thiết thực hiệu quả cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.

 (Theo Cổng thông tin Đảng Cộng sản Vệt Nam, Hà Nội: Tôn vinh 213 sản phẩm hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích ngày 12 - 11 - 2022)

       Trường hợp 1

      Công ty M trong quá trình sản xuất và kinh doanh luôn đặt tiêu chí chất lượng sản phẩm lên hàng đầu. Vì vậy, họ tập trung cải tiến máy móc, dây chuyền sản xuất, chọn lọc những nguồn nguyên liệu chất lượng,... Từ khi thành lập, Công ty M đã giải quyết vấn đề việc làm cho hàng nghìn người lao động. Đồng thời, ngoài việc đóng thuế, công ty luôn gắn lợi ích doanh nghiệp với lợi ích xã hội thông qua việc trích một khoản lợi nhuận để xây dựng đường xá, trường học, trao học bổng khuyến học cho những em học sinh các vùng khó khăn.

         Trường hợp 2

        Nhận thức được tác hại của túi ni lông với môi trường, chị T đã chuyển sang sử dụng túi vải khi đi chợ. Chị không còn mua sắm theo thói quen, sở thích. Chị ưu tiên mua và sử dụng hàng hoá do doanh nghiệp Việt Nam cung ứng, phù hợp với năng lực tài chính, nhu cầu của gia đình, tốt cho sức khoẻ, không gây hại môi trường và phù hợp chuẩn mực văn hoá chung. Bên cạnh đó, chị T còn vận động bạn bè, người thân sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường.

Câu hỏi:

- Nhà nước Việt Nam có những chính sách và biện pháp nào để xây dựng văn hóa tiêu dùng và bảo vệ người tiêu dùng?

- Mục đích và ý nghĩa của cuộc vộn động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt" là gì?

- Chủ thể trong các trường hợp trên đã làm gì để góp phần xây dựng văn hoá tiêu dùng?

Lời giải:

- Những chính sách và biện pháp của Nhà nước để xây dựng văn hóa tiêu dùng và bảo vệ người tiêu dùng:

  • Ban hành các chính sách, pháp luật bảo vệ người sản xuất và người tiêu dùng

  • Tuyên truyền nâng cao ý thức tôn vinh hàng Việt Nam

  • Tạo kênh kết nối giữa nhà sản xuất với người tiêu dùng

- Mục đích và ý nghĩa của cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt:Phát huy mạnh mẽ lòng yêu nước, ý chí tự lực, tự cường, tự tôn dân tộc, xây dựng văn hóa tiêu dùng của người Việt Nam và sản xuất ra nhiều hàng Việt Nam có chất lượng, sức cạnh tranh cao, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

- Chủ thể trong các hợp trên đã làm những việc sau để góp phần xây dựng văn hóa tiêu dùng:

+ Tập trung cải tiến máy móc, dây chuyền sản xuất, chọn lọc những nguồn nguyên liệu chất lượng

+ Ngoài việc đóng thuế, công ty luôn gắn lợi ích doanh nghiệp với lợi ích xã hội thông qua việc trích một khoản lợi nhuận để xây dựng đường xá, trường học, trao học bổng khuyến học cho những em học sinh các vùng khó khăn.

 

+ Chuyển sang sử dụng túi vải khi đi chợ; ưu tiên mua và sử dụng hành hóa do doanh nghiệp Việt Nam cung ứng, phù hợp với năng lực tài chính, nhu cầu của gia đình, tốt cho sức khỏe, không gây hại môi trường và phù hợp chuẩn mực văn hóa chung; vận động bạn bè, người thân sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường.

LUYỆN TẬP

Câu hỏi 1: Em đồng tình hay không đồng tình với nhận định nào sau đây?

a. Khâu đầu tiên của quá trình tái sản xuất, động lực, mục đích của sản xuất là tiêu dùng.

b. Tiêu dùng chỉ có vai trò thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng.

c. Chiến lược sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp vừa hướng tới lợi nhuận, vừa phải đáp ứng các giá trị tốt đẹp.

d. Doanh nghiệp biết phát huy các giá trị truyền thống và tiếp thu các giá trị hiện đại sẽ tạo được những sản phẩm đáp ứng yêu cầu của thị trường hội nhập quốc tế.

Lời giải:

Em đồng tình với các nhận định:

  • c. Chiến lược sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp vừa hướng tới lợi nhuận, vừa phải đáp ứng các giá trị tốt đẹp. Bởi vì đây là yêu cầu tất yếu giúp doanh nghiệp phát triển bền vững, góp phần tạo nên văn hóa tiêu dùng.

    d. Doanh nghiệp biết phát huy các giá trị truyền thống và tiếp thu các giá trị hiện đại sẽ tạo được những sản phẩm đáp ứng yêu cầu của thị trường hội nhập quốc tế. Bởi vì đây là trách nhiệm của doanh nghiệp đối với văn hóa tiêu dùng.

Em không đồng tình với các nhận định:

  • a. Khâu đầu tiên của quá trình tái sản xuất, động lực, mục đích của sản xuất là tiêu dùng. Bởi vì, tiêu dùng là khâu cuối cùng, là điểm kết thúc của một quá trình tái sản xuất.

    b. Tiêu dùng chỉ có vai trò thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng. Bởi vì tiêu dùng vừa thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng, vừa mang lại lợi nhuận cho người sản xuất.

Câu hỏi 2: Em hãy nhận xét về việc làm của chủ thể kinh tế trong các trường hợp sau:

a. Chị B vận động các bạn tích cực tham gia Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam".

b. Chị A ưu tiên lựa chọn sản phẩm nhựa, sử dụng một lần vì sự tiện lợi.

c. Anh P lựa chọn hình thức thanh toán không dùng tiền mặt mỗi khi mua sắm vì sự thuận tiện.

d. Doanh nghiệp M đổi mới, sáng tạo, ứng dụng công nghệ hiện đại, học hỏi kinh nghiệm của các doanh nghiệp khác trong xây dựng văn hóa tiêu dùng.

Lời giải:

a. Chị B đã thể hiện tốt trách nhiệm của mình trong việc tuyên truyền hành vi tiêu dùng có văn hóa. Hành động này khơi gợi lòng yêu nước và tinh thần tự hào dân tộc, đồng thời cũng góp phần khuyến khích người tiêu dùng ủng hộ và sử dụng các sản phẩm Việt Nam.

b. Chị A không thực hiện đúng hành vi tiêu dùng có văn hóa vì sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần sẽ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

c. Anh P lựa chọn hình thức thanh toán không dùng tiền mặt mỗi khi mua sắm vì sự thuận tiện là một hành động tích cực của chủ thể kinh tế. Hình thức thanh toán không dùng tiền mặt giúp giảm thiểu rủi ro về an toàn và tiện ích cho người sử dụng.

d. Doanh nghiệp M đổi mới, sáng tạo, ứng dụng công nghệ hiện đại, học hỏi kinh nghiệm của các doanh nghiệp khác trong xây dựng văn hóa tiêu dùng là một hành động rất tích cực của chủ thể kinh tế. Hành động này giúp nâng cao chất lượng sản phẩm, cải thiện trải nghiệm của người tiêu dùng, đồng thời cũng giúp doanh nghiệp cạnh tranh và phát triển bền vững hơn.

Câu hỏi 3: Em hãy xác định đặc điểm văn hóa tiêu dùng trong các trường hợp sau:

a. Gia đình chị A thường lựa chọn mua sắm hàng hoá ở các siêu thị, trung tâm thương mại. Theo chị A, ưu điểm của kênh siêu thị so với các hình thức thương mại truyền thống trước tiên là giá cả hàng hoá được niêm yết, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, nhờ đó, tạo dựng sự tin tưởng và an tâm nhất định cho khách hàng. Tiếp đến là sự đa dạng về mẫu mã, chủng loại sản phẩm từ hàng trăm, thậm chí hàng nghìn thương hiệu trong nước lẫn quốc tế, cùng các chương trình ưu đãi hấp dẫn luôn được cập nhật thường xuyên, công khai. Đây cũng chính là lí do khiến xu hướng tiêu dùng hiện đại đang có sự dịch chuyển mạnh mẽ sang các kênh siêu thị, trung tâm thương mại.

b.Trước đây, khi tiêu dùng, anh D chủ yếu quan tâm đến lợi ích đối với sức khoẻ, giá cả và niềm tin vào nhãn hàng, thì nay có thêm yếu tố “tái chế! Anh ưu tiên lựa chọn những sản phẩm có thể tái chế, sử dụng nhiều lần thay vì một lần. Mỗi ngày, anh đều chia sẻ trên trang mạng xã hội những thông tin khuyến khích mọi người nâng cao nhận thức, trách nhiệm trong tiêu dùng.

Lời giải:

a. Đặc điểm văn hóa tiêu dùng trong trường hợp này là sự tin tưởng vào nguồn gốc, chất lượng sản phẩm được niêm yết rõ ràng, tầm nhìn hiện đại về tiêu dùng đòi hỏi sự đa dạng về sản phẩm và chương trình ưu đãi; xu hướng mua sắm chuyển dịch đến các kênh siêu thị, trung tâm thương mại.

b. Đặc điểm văn hóa tiêu dùng trong trường hợp này là tập trung vào trách nhiệm với môi trường và sức khoẻ, sự tôn trọng và hỗ trợ cho các sản phẩm có khả năng tái chế, minh bạch thông tin tiêu dùng và chia sẻ trên mạng xã hội về trách nhiệm trong tiêu dùng.

Câu hỏi 4: Em hãy nhận xét về biện pháp xây dựng văn hoá tiêu dùng của chủ thể trong các trường hợp sau:

a. Công ty A khi đưa ra chiến lược kinh doanh, quảng cáo các sản phẩm luôn chú ý đến yếu tố mang tính truyền thống, bản sắc dân tộc và sức khoẻ người tiêu dùng. Công ty A chú trọng đầu tư, cải tiến mẫu mã, chất lượng sản phẩm và đặc biệt là chính sách chăm sóc khách hàng chu đáo.

b. Anh B cho rằng, người tiêu dùng phải biết tự bảo vệ mình; cần có kiến thức, thông tin nhất định về chất lượng, giá cả, nguồn gốc xuất xứ,... trước khi ra quyết định lựa chọn tiêu dùng sản phẩm. Khi phát hiện có dấu hiệu bất thường về sản phẩm của doanh nghiệp, chúng ta cần báo với cơ quan có liên quan để giải quyết kịp thời.

Lời giải:

a. Công ty A có biện pháp xây dựng văn hoá tiêu dùng khá tích cực và đáng khuyến khích. Chú trọng đến các giá trị truyền thống, bản sắc dân tộc và sức khoẻ người tiêu dùng giúp tăng tính xác định và sự tương tác của đối tượng khách hàng. Đầu tư và cải tiến sản phẩm, đưa ra chính sách chăm sóc khách hàng chu đáo làm tăng độ hài lòng của khách hàng.

b. Anh B cũng có một biện pháp khá tốt trong việc xây dựng văn hoá tiêu dùng. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, không phải ai cũng có đầy đủ kiến thức để tự bảo vệ mình khi tiêu dùng. Do đó, đòi hỏi nhà sản xuất cần phải đưa ra thông tin chính xác và đầy đủ về sản phẩm để giúp khách hàng tiêu dùng chọn lựa đúng sản phẩm. Khi phát hiện có dấu hiệu bất thường về sản phẩm cần phải báo với cơ quan có liên quan để giải quyết kịp thời.

Câu hỏi 5: Em hãy xử lí các tình huống sau:

a. Em và bạn A vào nhà hàng tự chọn, bạn A có thói quen lấy nhiều thức ăn nhưng không sử dụng hết. Điều này khiến nhân viên nhà hàng rất khó chịu.

b.Chị B rất thích mua sắm trên sàn thương mại điện tử. Chị thường xuyên sử dụng thẻ tín dụng thanh toán trực tuyến để mua nhiều món hàng mới lạ, độc đáo để khoe với bạn bè dù không có nhu cầu sử dụng.

- Em sẽ đưa ra lời khuyên như thế nào với bạn A?

- Nếu là người thân, em sẽ đưa ra lời khuyên gì cho chị B?

Lời giải:

a. Với tình huống của bạn a, em có thể đưa ra lời nhắc nhở cho bạn a về việc lấy đồ ăn nhiều sẽ gây lãng phí thực phẩm và không làm tốt cho môi trường. Em cũng có thể khuyến khích bạn a chỉ lấy đúng số lượng thực phẩm cần thiết để tránh lãng phí thực phẩm và tài nguyên.

b. Với tình huống của chị b, em có thể đưa ra lời khuyên cho chị b rằng việc mua sắm nhiều hàng hóa không cần thiết sẽ dẫn đến lãng phí tiền bạc và tài nguyên. Chị b nên xem xét kỹ càng nhu cầu và tính cẩn trọng trước khi sử dụng thẻ tín dụng để mua các sản phẩm trực tuyến. Em cũng có thể khuyến khích chị b nên đưa ra quyết định thành thật với chính mình về việc mua sắm và đầu tư vào những món hàng có giá trị thực sự đối với chị.

VẬN DỤNG

Câu hỏi 1: Em hãy sưu tầm và chia sẻ thông tin, câu chuyện về văn hóa tiêu dùng

Lời giải:

     Văn hóa tiêu dùng là tập quán, phong tục và hành vi tiêu dùng của một nhóm người trong một khoảng thời gian nhất định. Đây là một phần quan trọng của văn hóa mỗi quốc gia và được ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như cảm hứng từ truyền thông, quảng cáo, sự tiến bộ của công nghệ, văn hóa địa phương, sự giàu có của người dân và thị trường tiêu dùng phát triển.

    Một ví dụ về văn hóa tiêu dùng được phản ánh trong việc người tiêu dùng tìm kiếm các sản phẩm thân thiện với môi trường và cá nhân hóa. Người tiêu dùng đang trở nên nhạy cảm hơn với vấn đề về môi trường và đang thường xuyên lựa chọn sản phẩm có hậu quả thấp đến môi trường hoặc có tính thải rác không hoặc thấp. Ngoài ra, người tiêu dùng cũng đòi hỏi được cá nhân hóa sản phẩm hoặc dịch vụ theo nhu cầu của mình, chẳng hạn như sử dụng bao bì, màu sắc, kiểu dáng hoặc kích thước phù hợp với sở thích và mục đích sử dụng để cải thiện trải nghiệm của họ.

    Một câu chuyện thú vị về câu chuyện văn hóa tiêu dùng là về một công ty sản xuất áo phông nổi tiếng trong lĩnh vực thể thao. Công ty này thường xuyên tung ra những bộ sưu tập mới hàng năm với một số mẫu áo phông độc đáo, tuy nhiên, họ đã phát hiện ra rằng khách hàng của họ thường xuyên lựa chọn một mẫu áo phông cụ thể và mua nhiều lần. Sau khi thực hiện một cuộc khảo sát, công ty nhận thấy rằng khách hàng của họ thích sử dụng những mẫu áo phông cũ hơn thay vì lựa chọn những bộ áo phông mới. Vì vậy, công ty đã cho ra mắt một bộ sưu tập áo phông theo phong cách retro, khai thác nhu cầu của khách hàng và giúp tăng doanh thu và hiệu quả kinh doanh. Câu chuyện này cho thấy sự quan tâm của một công ty đối với văn hóa tiêu dùng của khách hàng cũng như sự linh hoạt và sáng tạo trong việc phát triển sản phẩm và dịch vụ.

Câu hỏi 2: Em hãy vẽ tranh tuyên truyền với chủ đề "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam"

Lời giải:

c

 
 

 

 

 

Từ khóa tìm kiếm google:

Giải KTPL 11 chân trời bài 9 Văn hóa tiêu dùng, giải KTPL 11 CTST, giải sách giáo khoa KTPL 11 chân trời bài 9 Văn hóa tiêu dùng
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Giải Kinh tế pháp luật 11 Sách CTST bài 9 Văn hóa tiêu dùng . Bài học nằm trong chuyên mục: Giải kinh tế pháp luật 11 chân trời sáng tạo. Phần trình bày do Ngọc Hà CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận