Giải GDQP & An ninh 10 Cánh diều bài 5: Bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội (Khám phá)

KHÁM PHÁ

Câu hỏi 1: 

1. An ninh quốc gia là gì?

2. Bảo vệ an ninh quốc gia là gì? Gồm các lĩnh vực nào?

Câu hỏi 2: 

1. Em hiểu thế nào là một xã hội trật tự, an toàn?

2. Bảo đảm trật tự, an toàn xã hội là gì? Gồm những hoạt động nào?

Câu hỏi 3:

1. Em hãy quan sát các hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia ở Hình 5.2 và kể thêm một số hoạt động tương tự. 

2. Em hãy nêu một số nét chính về tình hình bảo vệ an ninh quốc gia trong giai đoạn hiện nay ở nước ta.

Câu hỏi 4: Các hoạt động từ thiện như "Phát gạo miễn phí", "Siêu thị 0 đồng",... có ý nghĩa như thế nào trong bảo vệ an ninh quốc gia? Em hãy nêu một số hoạt động từ thiện khác tương tự. 

Câu hỏi 5: 

1. Theo em, có những hành động bảo đảm trật tự, an toàn xã hội nào ở Hình 5.3?

2. Em hãy nêu một số nét chính về tình hình bảo đảm trật tự, an toàn xã hội nước ta trong giai đoạn hiện nay. 

Câu hỏi 6: Đảng, Nhà nước và lực lượng vũ trang có trách nhiệm gì trong bảo vệ an ninh quốc gia và bảo vệ trật tự, an toàn xã hội. 

 

Câu hỏi 7: Theo em, trách nhiệm của công dân, trách nhiệm của học sinh trong bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội là gì?

Cách làm cho bạn:

Câu hỏi 1: 

1. An ninh quốc gia là sự ổn định, phát triển bền vững của chế độ XHCN và Nhà nước CHXHCN Việt Nam, sự bất khả xâm phạm độc lập, chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. 
2.
  • Bảo vệ an ninh quốc gia là phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh, làm thất bại các hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia và loại trừ nguy cơ đe dọa an ninh quốc gia. 
  • Gồm các lĩnh vực:
    • Bảo vệ an ninh chính trị.
    • Bảo vệ an ninh con người.
    • Bảo vệ an ninh kinh tế.
    • Bảo vệ an ninh thông tin, an ninh quốc phòng.
    • Bảo vệ an ninh tư tưởng - văn hóa.
    • Bảo vệ an ninh dân tộc, an ninh tôn giáo.
    • Bảo vệ an ninh biên giới.
    • Bảo vệ an ninh xã hội, an ninh đối ngoại.

Câu hỏi 2:

1. Một xã hội trật tự, an toàn là trạng thái xã hội bình yên, trong đó, mọi người được sống yên ổn trên cơ sở các quy tắc và chuẩn mực đạo đức pháp lí xác định.

2. 

  • Bảo đảm trật tự, an toàn xã hội là phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật về trậ tự ATXH.
  • Gồm những hoạt động:
    • Đấu tranh phòng, chống tội phạm về trật tự, an toàn xã hội.
    • Giữ gìn trật tự nơi công cộng.
    • Bảo đảm trật tự an toàn giao thông. 
    • Phòng ngừa tai nạn lao động và phòng chống thiên tai, dịch bệnh. 
    • Bài trừ các tệ nạn xã hội.
    • Bảo vệ môi trường.

Câu hỏi 3:

Yêu cầu số 1: Một số hoạt động tương tự là:

+ Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông dịp đầu xuân Nhâm Dần (2022).

+ Lễ ra quân thực hiện cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm, đảm bảo an ninh trật tự Tết Nguyên đan Nhâm Dần (2022)

+ Lực lượng công an bảo vệ đoàn xe hộ tống nguyên thủy quốc gia nước bạn khi đến thăm Việt Nam;

+ Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 1 tổ chức diễn tập bắn đạn thật (năm 2019)

Yêu cầu số 2: Một số nét chính tình hình bảo vệ an ninh quốc gia trong giai đoạn hiện nay ở nước ta là:

- Dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, quản lí thống nhất của Nhà nước, lực lượng vũ trang cùng toàn dân đã từng bước làm thất bại âm mưu chiến lược “diễn biến hòa bình”, bạo loạn, lật đổ của các thế lực thù địch, phản động.

- Lực lượng Công an nhân dân và Quân đội nhân dân triển khai thực hiện các biện pháp bảo vệ an ninh quốc gia theo quy định của pháp luật.

 

- Tình hình thế giới và trong nước đặt ra những nguy cơ, thách thức đối với công tác bảo vệ an ninh quốc gia, như: biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh, an ninh nguồn nước, xung đột sắc tộc, tôn giáo…

Câu hỏi 4:

- Ý nghĩa của các hoạt động từ thiện như “Phát gạo tự động miễn phí”, “Siêu thị 0 đồng”:

+ Giúp người nghèo tiết kiệm được một khoản chi phí trong thời điểm khó khăn do dịch bệnh Covid-19 gây ra.

+ Tạo ra sự kết nối giữa những tấm lòng thơm thảo, mở rộng mạng lưới tương tác rộng khắp với mục tiêu chung, hỗ trợ kịp thời cho đồng bào đang lâm cảnh khó khăn cần giúp đỡ.

+ Góp phần đảm bảo trật tự, an toàn xã hội.

- Một số hoạt động từ thiện khác tương tự như: “Phát Ô-xi miễn phí”; Chương trình từ thiện “Xuân yêu thương năm 2021”; “ Giọt máu hồng ươm mầm sự sống”;...

Câu hỏi 5:

Yêu cầu số 1: Theo em, những hoạt động bảo đảm trật tự, an toàn xã hội ở hình 5.3 là hình 5.3 a và hình 5.3 c.

Yêu cầu số 2: Một số nét chính về tình hình bảo đảm trật tự, an toàn xã hội ở nước ta trong giai đoạn hiện nay là:

- Các lực lượng chức năng thực hiện tốt công tác bảo đảm trật tự, an toàn xã hội;

- Phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh trấn áp kịp thời các loại tội phạm;

- Điều tra, là rõ các vụ án đặc biệt nghiêm trọng;

- Công tác phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh

- Tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ, cháy nổ, bài trừ tệ nạn xã hội được chú trọng,...

Câu hỏi 6:

- Đảng giữ vai trò lãnh đạo trực tiếp, tuyệt đối về mọi mặt;

- Nhà nước quản lí tập trung, thống nhất công tác bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội;

- Lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội; bảo vệ Đảng, Nhà nước, chế độ và nhân dân theo quy định của pháp luật.

 

Câu hỏi 7:

- Trách nhiệm của công dân:

+ Chấp hành nghiêm chỉnh chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước;

+ Phối hợp, cộng tác với lực lượng Công an nhân dân trong phòng, chống các hành vi vi phạm pháp luật;

+ Tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; phát hiện cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan;

+ Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định pháp luật.

- Trách nhiệm của học sinh:

+ Tích cực, chủ động thực hiện trách nhiệm của công dân về bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội;

+ Tham gia học tập đầy đủ các nội dung giáo dục;

+ Gương mẫu thực hiện nội quy, quy định của nhà trường;

+ Tham gia tuyên truyền pháp luật;

+ Phát hiện, ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật.

Xem các câu khác trong bài

Các bài soạn khác

Giải các môn học khác

Bình luận