Giải GDQP & An ninh 10 Cánh diều bài 4: Phòng, chống vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông (Luyện tập - Vân dụng)

LUYỆN TẬP - VẬN DỤNG

Câu hỏi 1: Em hãy nhận xét về hai cách qua đường của  nhóm học sinh:

- Chọn chỗ ngắn nhất, đợi khi vắng xe ô tô thì chạy thật nhanh qua đường

- Nắm tay nhau thành một hàng ngang rồi qua đường

Câu hỏi 2: Em hãy cho biết những hành vi nào ở các hình 4.2a, b,c,d,e,g vi phạm pháp luật và có thể gây ra những hậu quả gì? Nguyên nhân những vi phạm đó là gì?

Câu hỏi 3: Em hãy xây dựng và trình bày trước lớp một trong hai nội dung sau:

- Thư gửi gia đình em về chủ đề “ An toàn giao thông - Hạnh phúc của mọi nhà”

- Nội quy tham gia giao thông (áp dụng cho học sinh trường em đang học) và kế hoạch tuyên truyền, vận động để mọi người thực hiện nội quy này.

Cách làm cho bạn:

Câu hỏi 1:

- Cả hai cách qua đường của nhóm học sinh đều vi phạm luật giao thông, vừa không đảm bảo an toàn cho bản thân.

- Cách qua đường đúng và đảm bảo an toàn là:

+ Chỉ qua đường ở những nơi có đèn tín hiệu, có vạch kẻ đường hoặc có cầu vượt, hầm dàng cho người đi bộ và tuân thủ tín hiệu chỉ dẫn

+ Trường hợp không có đường dành riêng có người đi bộ qua đường, thì người đi bộ phải quan sát các xe đang đi tới, chỉ qua đường khi đảm bảo an toàn

+ Không được vượt qua dải phân cách.

Câu hỏi 2:

- Các hành vi trong hình 4.2 gây ra hậu quả là thiệt hại về tài sản và tính mạng con người:

+ Hình a: không mặc áo phao khi tham gia giao thông đường thủy


+ Hình b: không đội mũ bảo hiểm khi điều khiển xe máy và chở quá số người quy định

+ Hình c: Lấn chiếm hành lang an toàn giao thông đường sắt

+ Hình d: đi sai làn đường quy định (xe máy đi lấn vào làn đường của ô tô)

+ Hình e: sang đường không đúng nơi quy định

+ Hình g: đi sai làn đường quy định (làn đường cấm xe máy)

- Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến những vi phạm đó là

+ Người tham gia giao thông chưa có ý thức tuân thủ pháp luật

+ Sự quản lí chưa chặt chẽ của các cơ quan chức năng.

Câu hỏi 3: 

Bài tham khảo chủ đề 1: viết về chủ đề “An toàn giao thông – hạnh phúc của mọi nhà”

Mỗi một năm trôi qua đất nước lại phát triển thêm một nấc mới. Đời sống của con người cũng được nâng cao. Không chỉ nâng cao chất lượng trong bữa ăn, giấc ngủ mà trong việc đi lại cũng đã cải thiện hơn rất nhiều trong những năm qua. Nếu như trước đây con người chủ yếu đi lại bằng xe đạp, xe kéo thì giờ đây rất hiếm khi chúng ta nhìn thấy những chiếc xe đạp chạy ngoài đường. Xe kéo thì hoàn toàn không thấy bóng dáng. Thay vào đó là xe máy, ô tô. Nhưng chính sự phát triển của các loại phương tiện lại khiến cho an toàn giao thông đi xuống.

Trong năm 2018 vừa qua theo thống kê của Cục Cảnh sát giao thông cả nước xảy ra hơn 18.700 vụ tai nạn làm hơn 8.200 người chết và khoảng 14.800 người bị thương. Tính trung bình mỗi ngày cả nước xảy ra 52 vụ tai nạn và làm 23 người tử vong. Bên cạnh thiệt hại về người thì tai nạn giao thông cũng làm thiệt hại nhiều về tài sản. Từ đầu năm 2019 đến nay số vụ tai nạn giao thông vẫn liên tiếp diễn ra.

Nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông có rất nhiều. Nguyên nhân đầu tiên phải kể đến đó là do ý thức của người tham gia giao thông. Nhiều người nắm rõ luật nhưng lại không tuân thủ theo luật. Lấy đơn cử như việc dừng đèn đỏ. Nhiều người vì muốn nhanh hơn một chút nên thường xuyên vượt đèn đỏ. Nhưng có không ít người trong số đó nhanh một phút nhưng chậm cả đời. Có người ra đi vĩnh viễn, có người trở thành người tàn phế. Bên cạnh đó có những người lại không hiểu về luật an toàn giao thông. Người đi xe máy lại đi vào làn đường ô tô, trong khu vực đông dân lại đi với tốc độ cao,… Thậm chí có những người uống rượu bia say nhưng vẫn lái xe. Họ không chỉ xem thường tính mạng của bản thân mình mà còn làm ảnh hưởng đến sự an nguy của người khác. Có những người đi bộ, người bán hàng rong nhưng lại ngang nhiên lấn chiếm lòng đường. Họ tràn xuống đường khiến cho các phương tiện giao thông khác bị cản trở. Bên cạnh nguyên nhân về con người còn có nguyên nhân đến từ phương tiện giao thông. Nhiều người sử dụng phương tiện thô sơ, tự chế khi tham gia giao thông không đảm bảo được sự an toàn. Một nguyên nhân không thể không nhắc đến nữa là do cơ sở hạ tầng yếu kém. Mặc dù đường xá hàng năm đều được nâng cấp nhưng thực tế có những tuyến đường bị xuống cấp một cách nghiêm trọng. Rất nhiều cung đường xấu là ác mộng đối với người điều khiển giao thông. Những cung đường ấy thường xuyên xảy ra tai nạn giao thông nghiêm trọng.

Hậu quả của việc không chấp hành an toàn giao thông chắc hẳn ai cũng rõ. Trước tiên chúng gây ùn tắc giao thông và làm mất trật tự xã hội. Đôi khi chỉ vì ý thức của một vài người nhưng lại làm ảnh hưởng tới hàng triệu con người. Không chấp hành an toàn giao thông có thể gây ra thiệt hại về tiền của, vật chất của con người và thậm chí là thiệt mạng.

Để khắc phục tình trạng tai nạn giao thông để đảm bảo an toàn giao thông trật tự xã hội đi vào quỹ đạo. Mỗi chúng ta là những người trực tiếp tham gia lưu thông trên đường phải ý thức tầm quan trọng việc chấp hành đúng quy định an toàn giao thông, tự giác và có tinh thần trách nhiệm và bổn phận để bảo vệ an toàn cho chính bản thân mình và những người cùng tham gia lưu thông giống mình. Khi đi trên đường phải chuẩn bị đầy đủ kiến thức giao thông, là người làm chủ tay lái phải làm chủ được bản thân không được nghe lời dụ dỗ uống quá nhiều rượu bia khi đi ăn uống, tụ tập ăn nhậu cùng bạn bè hay những bữa tiệc vui như đám cưới, tất niên cuối năm, lễ tết,… hãy nói không với rượu bia khi tham gia giao thông các bạn nhé!. Gia đình nhà trường cần quản lý tốt và vận dụng những bài học ngoại khóa về trật tự an toàn khi tham gia giao thông, những hậu quả nghiêm trọng về tai nạn giao thông gây ra. Chính vì thế, chúng ta cần quan tâm hơn nữa đến giáo dục đạo đức cho học sinh, sinh viên, mà trước hết là giáo dục ý thức công dân.

Nhà nước cần có những biện pháp khắc phục cơ sở hạ tầng giao thông kém chất lượng để nâng cao an toàn tính mạng cho người tham gia giao thông. Có những khung hình phạt nghiêm khắc với tình trạng không chấp hành an toàn giao thông.

Chú trọng thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông, giúp cán bộ, đảng viên và nhân dân nhận thức rõ để có hành vi đúng đắn trong tham gia giao thông, ngăn ngừa hiểm họa tai nạn giao thông. Công tác tuyên truyền phải bảo đảm đồng bộ, khoa học, tiến hành toàn diện nhằm đạt hiệu quả cao nhất. Phương châm là phải bảo đảm tính “dễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm theo”, tạo được niềm tin, sự đồng thuận trong nhân dân. Bảo đảm sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị để tạo ra phong trào toàn dân thực hiện an toàn giao thông, văn hóa tham gia giao thông.

Tăng cường đẩy mạnh công tác giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng các chủ thể tham gia giao thông. Đối với người tham gia giao thông, đó là quá trình từ đào tạo điều kiện tham gia giao thông đúng thực chất, bảo đảm chất lượng; đồng thời luôn cập nhật các thông tin mới trong tham gia giao thông. Đối với các lực lượng chức năng và các ngành liên quan lĩnh vực giao thông là yêu cầu về đào tạo, bồi dưỡng đạo đức công vụ lẫn trình độ, kỹ năng phục vụ công việc với yêu cầu ngày một cao hơn về chất lượng, thể hiện qua chất lượng công trình, khả năng làm chủ tình hình, tình huống giao thông theo đúng nguyên tắc thượng tôn pháp luật, hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân

 

Giữ an toàn giao thông không phải chỉ cho chính mình mà còn là giữ an toàn cho những người khác nữa. Người gặp tai nạn giao thông nếu không may qua đời sẽ để lại nỗi đau lớn cho người thân, nếu bị thương tật thì sẽ trở thành gánh nặng cho người thân. Chính vì vậy mà bạn hãy nâng cao hơn nữa ý thức tham gia giao thông của mình trước là để bảo vệ mình sau là để giữ an toàn cho những người cùng tham gia giao thông.

Xem các câu khác trong bài

Các bài soạn khác

Giải các môn học khác

Bình luận