Giải GDQP & An ninh 10 Cánh diều bài 2: Nội dung cơ bản một số luật về quốc phòng và an ninh Việt Nam (Luyện tập - Vận dụng)

LUYỆN TẬP - VẬN DỤNG

Câu hỏi 1: Em hãy trình bày trước lớp báo cáo về chủ đề: "Học môn Giáo dục quốc phòng và an ninh - Những điều thú vị".

Câu hỏi 2: Em hãy xây dựng và trình bày trước lớp kế hoạch tổ chức ngoại khóa cho học sinh một trường THCS (ở gần trường em đang học) về giáo dục quốc phòng và an ninh. 

Câu hỏi 3: Giả sử, em là báo cáo viên trong chương trình Ngày hội hướng nghiệp sắp tổ chức tại trường, em hãy xây dựng và trình bày kế hoạch trước lớp về kế hoạch tuyên truyền, vận động các bạn đăng kí dự tuyển vào các học viện, nhà trường quân đội và công an. 

Cách làm cho bạn:

Câu hỏi 1: 

Môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh giữ vai trò chủ chốt trong việc giáo dục ý thức, trách nhiệm của công dân đối với việc thực hiện nhiệm vụ xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, góp phần giáo dục cho học sinh lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, bồi dưỡng niềm tự hào tự tôn dân tộc. Cùng với các môn học và hoạt động giáo dục khác góp phần hình thành ở học sinh các phẩm chất, năng lực chung được quy định trong chương trình tổng thể, thông qua nội dung môn học hình thành năng lực nhận thức các vấn đề về quốc phòng, an ninh và vận dụng các kiến thức đã học vào cuộc sống.

Ở cấp tiểu học, trung học cơ sở giáo dục quốc phòng và an ninh được thực hiện lồng ghép thông qua nội dung các môn học trong chương trình, kết hợp với hoạt động ngoại khóa phù hợp với lứa tuổi, bảo đảm cho học sinh hình thành những hiểu biết ban đầu về truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc về lực lượng vũ trang nhân dân và ý thức kỷ luật, tinh thần đoàn kết, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào.

Ở cấp trung học phổ thông là môn học chính khóa, bảo đảm cho học sinh có những hiểu biết ban đầu về nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân; về truyền thống chống ngoại xâm của dân tộc, lực lượng vũ trang nhân dân và nghệ thuật quân sự Việt Nam; có kiến thức cơ bản, cần thiết về phòng thủ dân sự và kĩ năng quân sự; sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ quân sự bảo vệ Tổ quốc sau khi rời ghế nhà trường.

Chương trình môn Giáo dục quốc phòng và an ninh được xây dựng trên cơ sở các quan điểm:

Tính kế thừa và hiện đại: Chương trình môn Giáo dục quốc phòng và an ninh được xây dựng trên cơ sở các quan điểm, chủ trương đường lối của Đảng, pháp luật Nhà nước về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Được xây dựng dựa trên nền tảng lí luận và thực tiễn truyền thống kinh nghiệm đánh giặc giữ nước của cha ông, nghệ thuật quân sự Việt Nam và cập nhật thành tựu của khoa học quân sự, sư phạm quân sự hiện đại.

Phát triển phẩm chất, năng lực chung, năng lực đặc thù: Chương trình xác định rõ các phẩm chất, năng lực có thể hình thành và phát triển ở học sinh thông qua môn học: một mặt chương trình căn cứ vào yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực làm cơ sở và xuất phát điểm để lựa chọn nội dung giáo dục; mặt khác chương trình hình thành và phát triển các phẩm chất chủ yếu, năng lực cốt lõi cho học sinh thông qua việc hướng dẫn học sinh tiếp thu, vận dụng nội dung môn học vào thực tiễn.

Tính thực hành, thực tiễn: Chương trình xác định thực hành, luyện tập, vận dụng là nội dung quan trọng, đồng thời là phương thức thiết thực, hiệu quả để phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh. Nội dung này chú trọng việc vận dụng kiến thức quốc phòng, an ninh và kĩ năng vận dụng vào thực tiễn nhằm góp phần phát triển các năng lực đặc thù môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh.

Tính dân tộc và nhân văn: Giúp học sinh nhận thức đúng về chủ nghĩa yêu nước, tinh thần dân tộc, nhân văn, sự đoàn kết toàn dân của dân tộc Việt Nam trong công cuộc dựng nước và giữ nước; tinh thần đoàn kết quốc tế; giúp học sinh phát triển các giá trị nhân văn, tinh thần cộng đồng hướng tới các giá trị khoan dung, nhân ái, tôn trọng, hòa bình, hòa hợp, hợp tác và vì sự tiến bộ và phát triển xã hội.

Tính mở, liên thông: Trên cơ sở đảm bảo nội dung theo các chủ đề thống nhất trong cả nước, chương trình dành thời lượng nhất định để các nhà trường hướng dẫn học sinh tìm hiểu các vấn đề về quốc phòng, an ninh, truyền thống và nghệ thuật đánh giặc giữ nước của địa phương, xây dựng kế hoạch giáo dục phù hợp với điều kiện địa phương.

 

Chương trình môn học, bố trí bài giảng phù hợp có tính liên thông bổ trợ kiến thức từ lớp 10 đến lớp 12, đáp ứng yêu cầu về dạy học môn Giáo dục quốc phòng và an ninh trong trường trung học phổ thông, phù hợp với nhận thức, phát triển thể lực và đặc thù môn học. 

Câu hỏi 2:

Gợi ý kế hoạch tổ chức ngoại khoá Quốc phòng an ninh

- Thời gian tổ chức (dự kiến): ngày …. Tháng …. Năm ….

- Địa điểm tổ chức (dự kiến): trường THCS ………

- Thành phần tham dự buổi ngoại khóa: ban lãnh đạo nhà trường, các giáo viên và các bạn học sinh của trường THCS …..

- Chủ đề buổi ngoại khóa: “Tổ quốc hôm nay nhìn từ biển”

- Mục đích:

+ Giúp các em học sinh có những những hiểu biết cơ bản về: bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lí để khẳng định chủ quyền biển đảo của Việt Nam trên biển Đông, đặc biệt là hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; cuộc đấu tranh kiên cường của các thế hệ người dân Việt Nam trong việc xác lập và bảo vệ chủ quyền biển đảo tổ quốc….

+ Giúp các em học sinh hiểu được “Thế kỉ XXI là thế kỉ của biển và đại dương” để từ đó nhận thức, phân tích và đánh giá được những vấn đề “nóng” trong thực tiễn đời sống kinh tế – xã hội của Việt Nam hiện nay, như: vấn đề khai thác và phát triển kinh tế biển; sÔ nhiễm môi trường biển; tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ trên biển Đông.

+ Giáo dục lòng tự hào, sự trân trọng những thành quả mà các thế hệ người dân Việt Nam đã đạt được trong công cuộc đấu tranh để xác lập, thực thi và bảo vệ chủ quyền biển đảo.

+ Bồi đưỡng truyền thống yêu quê hương, đất nước

+ Nâng cao ý thức trách nhiệm của thế hệ trẻ trong việc xây dựng và bảo vệ biển đảo của tổ quốc.

- Dự kiến nội dung:

+ Thi tìm hiểu kiến thức về các vùng biển, hải đảo, quần đảo của Việt Nam trên biển Đông (dưới dạng hỏi đáp nhanh)

+ Thi tìm hiểu về quá trình đấu tranh để bảo vệ chủ quyền biển đảo tổ quốc của các thể hệ người dân Việt Nam (dưới dạng: lật mảnh ghép hoặc giải ô chữ bí mật).

+ Trình diễn văn nghệ “khúc hát đảo xa”

+ Thi hùng biện về những vấn đề những vấn đề “nóng” trong đời sống kinh tế - xã hội Việt Nam, như: Khai thác và phát triển kinh tế biển; Ô nhiễm môi trường Biển; Tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ trên biển Đông….

 

- Bế mạc và rút kinh nghiệm về buổi ngoại khoá

 

Câu hỏi 3:

- Một số gợi ý về kế hoạch vận động tuyên truyền các bạn dự tuyển vào các trường quân đội, công an:

+ Tuyên tuyền về truyền thống giữ nước, các cuộc đấu tranh tiêu biểu của ông cha ta để nâng cao lòng yêu nước.

+ Mời Hội Cựu chiến binh huyện, Hội Phụ nữ, huyện đoàn, Hội cha mẹ học sinh cùng tham gia vào buổi tuyên truyền

+ Nêu lên những đặc điểm, lợi ích khi các bạn là học viên của trường công an, quân đội

 

+ Mời các bạn xem các đoạn video, phóng sự về môi trường quân ngũ. 

Xem các câu khác trong bài

Các bài soạn khác

Giải các môn học khác

Bình luận