Giải GDQP & An ninh 10 Cánh diều bài 11: Thường thức phòng tránh một số loại bom, mìn, đạn, vũ khí hóa học, vũ khí sinh học, vũ khí công nghệ cao, thiên tai, dịch bệnh và cháy nổ (Khám phá)

KHÁM PHÁ

Câu hỏi 1: Theo em, bom, mìn, đạn, vũ khí hóa học, vũ khí sinh học và vũ khí công nghệ cao có tác hại như thế nào?

Câu hỏi 2: Theo em, học sinh cần làm gì để phòng tránh bom, mìn, đạn, vũ khí hóa học, vũ khí sinh học và vũ khí công nghệ cao?

Câu hỏi 3: 

1. Em cần làm gì khi thấy biển cảnh báo khu vực nguy hiểm có bom, mìn, đạn?

2. Tình cờ, bạn Bình đi đánh cá phát hiện một quả bom nằm gần bờ sông. Nếu em là Bình, em sẽ xử lí như thế nào?

Câu hỏi 4: Em hãy nêu những thiên tai thường xảy ra ở Việt Nam. Những thiên tai đó gây tác hại như thế nào?

Câu hỏi 5: Khi nhận được thông tin dự báo bão, lũ xảy ra ở địa phương, em sẽ làm gì để tham gia phòng, chống và giảm nhẹ hậu quả của chúng?

Câu hỏi 6: Ở địa phương nơi em sinh sống, học tập thường xảy ra những thiên tai nào? Em đã làm gì để góp phần phòng, chống và giảm nhẹ hậu quả của những thiên tai đó. 

Câu hỏi 7: Em hãy kể tên và nêu tác hại của một số dịch bệnh. 

Câu hỏi 8: 

1. Dịch bệnh có tác hại gì khác so với các bệnh thông thường? Vì sao?

2. Em cần làm gì để góp phần phòng, chống dịch bệnh tại gia đình, nhà trường và cộng đồng. 

Câu hỏi 9: Em hãy quan sát Hình 1.10 và nêu một số tác hại do các vụ cháy nổ gây ra. 

 

Câu hỏi 10: Em hãy nêu các cách chữa cháy có trong Hình 1.11 và kể thêm một số cách khác. 

Cách làm cho bạn:

Câu hỏi 1: 

- Tác hại của bom, mìn, đạn, vũ khí hoá học, vũ khí sinh học và vũ khí công nghệ cao:

+ Gây sát thương cho con người và động – thực vật

+ Tổn thất về vật chất (hao tốn tiền của; hủy hoại các công trình cơ sở hạ tầng – giao thông vận tải…)

+ Tác động tiêu cực đến môi trường sinh thái.

Câu hỏi 2:

- Để phòng tránh bom, mìn, đạn, vũ khí hóa học, vũ khí sinh học, vũ khí công nghệ cao, học sinh cần:

+ Tích cực tham gia các hoạt động tuyên truyền, giáo dục do nhà trường, khu dân cư tổ chức về tác hại của bom, mìn, đạn, vũ khí hóa học, vũ khí sinh học, vũ khí công nghệ cao, nâng cao ý thức và chủ động phòng tránh nguy cơ tiềm ẩn do chúng gây ra.


+ Tích cực, chủ động tìm hiểu thực trạng và hậu quả do bom, mìn, đạn sót lại sau chiến tranh ở Việt Nam gây ra

+ Không tự ý đào bởi bom, mìn, đạn và vật liệu nổ còn sót lại sau chiến tranh.

+ Hạn chế đến những nơi nghi bị nhiễm chất độc hại trong chiến tranh, thận trọng khi sử dụng lương thực, thực phẩm, nguồn nước sinh hoạt ở những nơi này,...

Câu hỏi 3:

1. Khi thấy biển cảnh báo khu vực nguy hiểm có bom, đạn bản thân em cần:

+ Bình tĩnh, không lại gần khu vực cảnh báo

+ Không nên va chạm vào bất cứ vật gì tại khu vực có biển cảnh báo (vì rất có thể những vật đó là một phần của bom/ mìn có chứ chất gây nổ)

+ Nếu đã lỡ đi vào khu vực đó, cần bình tĩnh, đi vào đường nào đi ra bằng đường đó (phải chú ý đảm bảo chính xác, cẩn trọng).


+ Cảnh báo cho nhiều người biết để tránh nguy hiểm.

2. Trong trường hợp trên, nếu em là Bình em sẽ: tránh xa khu vực phát hiện quả bom; báo ngay với cơ quan chức năng gần nhất để kịp thời xử lí; đồng thời cảnh báo người dân không đến gần khu vực đó.

Câu hỏi 4:

- Những thiên tai thường xảy ra ở Việt Nam: bão, lũ lụt; hạn hán; sạt lở đất…

- Tác hại của thiên tai:

+ Gây nguy hiểm đến tính mạng của con người

+ Thiệt hại về vật chất (ví dụ: phá hoại tài sản, hoa màu, vật nuôi; gây cản trở giao thông; tàn phá các công trình hạ tầng – giao thông vận tải...)

+ Tàn phá, làm suy thoái, ô nhiễm môi trường sống

+ Gây thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế, gây mất ổn định xã hội. Ví dụ: cản trở sự phát triển của ngành du lịch; gây tốn kém cho ngân sách nhà nước trong việc phòng chống và khắc phục hậu quả của thiên tai…

Câu hỏi 5:

- Trước khi mưa bão xảy ra:

+ Thường xuyên theo dõi thông tin cảnh báo bão.

+ Gia cố, chằng chống nhà cửa, cắt tỉa cành cây; xác định ví trí an toàn để trú ẩn.

+ Dự trữ nước uống, lương thực thực phẩm, thuốc men, các vật dụng cần thiết đủ để dùng ít nhất 7 ngày.

+ Chuẩn bị sẵn sàng các biện pháp đảm bảo an toàn khi bão về như: Chèn chống các cửa của nhà; loại bỏ những cây, cành bị chết, bị bệnh; xác định các vật dụng trong sân nên mang vào trong nhà; vệ sinh máng nước mưa, gầm cầu thang ngoài, giếng cửa sổ, đường thoát nước, đường ống thoát nước.

+ Chuẩn bị một bộ đồ dùng cho gia đình (đèn pin, đài radio, quần áo ấm, chăn, bộ sơ cứu, thuốc men, nước đóng chai và thực phẩm không dễ hư hỏng).

- Trong khi xảy ra mưa bão

+ Đề phòng tai nạn do đổ nhà, cây cối, cột điện, các vật bị gió thổi bay, điện giật…

+ Không trú tránh dưới gốc cây, cột điện, vật dễ đổ.

+ Ở trong nhà, nơi chú ẩn không đi ra ngoài, tránh xa cửa sổ và cửa ra vào.

+ Chuẩn bị sẵn đèn pin đề phòng mất điện, không sử dụng nến để thắp sáng để tìm kiếm đồ trong không gian hạn chế, khu vực bếp gas, vì dễ dẫn đến nguy cơ cháy nổ.

- Sau khi xảy ra mưa bão:

+ Tiếp tục theo dõi tin tức và cập nhật tình hình thời tiết.

+ Chú ý đến các yếu tố nguy hiểm như đường dây điện bị đứt và nước nhiễm điện, vì thông thường khi bão tan khả năng lũ lụt vẫn còn xảy ra.

+ Không đến gần hoặc đi vào các tòa nhà đã bị hư hại, ngập nước, tuân thủ theo các biển cảnh báo khi lái xe, không đi vào đường bị ngập nước hoặc có chướng ngại vật (ngay cả với phương tiện lớn), vì phương tiện có thể bị nước cuốn trôi hoặc nguy hiểm.

Câu hỏi 6:

- Ở địa phương nơi em, thường xảy ra bão, lũ hàng năm.

- Vào những mùa bão, lũ tới. Em và đội tình nguyện của địa phương tham gia tuyên truyền, thông báo đến cá hộ dân; giúp đỡ các hộ dân dọn dẹp vật dụng gia đình, giúp cơ quan địa phương đắp đê, điều,…

Câu hỏi 7:

- Thông thường cúm A/H5N1 có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe của con người, như: Bội nhiễm đường hô hấp; Suy đa tạng; Hội chứng đông máu, viêm màng tim, viêm cơ tim, phù não, viêm màng não…

- Các bệnh: xuất huyết, Sốt rét, Covid-19 có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng của con người.

- Dịch tả lợn châu Phi: Gây thiệt hại lớn cho các hội chăn nuôi lợn; Gây tổn hại đến sức khỏe con người khi con người ăn phải thịt lợn bị bệnh.

Câu hỏi 8:

1. Dịch bệnh khác với các bệnh thông thường ở phạm vi, quy mô rộng hơn. Tốc độ lây lan nhanh hơn và lây cho nhiều người hơn.

2. Phòng chống bệnh dịch tại nhà, chúng ta cần:

- Giữ gìn vệ sinh

- Sát khuẩn mỗi khi ra ngoài về

- Ăn chín uống sôi

- Ăn những thực phẩm sạch, rõ nguồn gốc.

- Dọn dẹp vệ sinh theo định kỳ (2 lần/1 tuần; 1 lần/ 1 tuần)

Câu hỏi 9:

- Cháy nổ gây ra:

+ Thiệt hại về tài sản

+ Thiệt hại về con người

+ Ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường sinh thái.

 

Câu hỏi 10: 

- Các cách chữa cháy có trong hình:

+ Dùng khăn/ chăn ướt để dập lửa.

+ Dùng nước để dập lửa

+ Dùng bình chữa cháy

- Ngoài ra còn dùng: Cát, bột chữa cháy… để dập lửa.

Xem các câu khác trong bài

Các bài soạn khác

Giải các môn học khác

Bình luận