Danh mục bài soạn

Giải địa lí 11 Sách chân trời sáng tạo bài 13 Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ( ASEAN)

Hướng dẫn học môn Địa lí 11 sách mới Chân trời sáng tạo. Dưới đây là lời giải chi tiết bài 13 Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ( ASEAN).Từng bài tập được giải chi tiết, rõ ràng, dễ hiểu. Hi vọng, hocthoi.net sẽ hỗ trợ các em trong quá trình học tập, giúp các em ngày càng tiến bộ hơn.

 1. MỤC TIÊU VÀ CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA ASEAN

Câu hỏi: Dựa vào hình 12.4, hình 13.2 và thông tin trong bài, hãy:

- Xác định trên bản đồ các quốc gia đã gia nhập ASEAN.

- Trình bày quá trình hình thành và phát triển của ASEAN.

- Trình bày các mục tiêu của ASEAN. So sánh mục tiêu giữa ASEAN và EU.

Lời giải:

- Hiện tại, ASEAN gồm có 10 quốc gia thành viên: Brunei, Campuchia, Lào, Indonesia, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan, Việt Nam.

- Quá trình hình thành và phát triển của ASEAN: Dược thành lập vào ngày 8/8/1967 tại Băng Cốc( Thái Lan) với sự tham gia của 5 quốc gia thành viên ban đầu là In-đô-nê-xi-a, Ma- lai-xi-a,Phi-líp-pin, Xin-ga-po và Thái Lan. Năm 2021 gồm 10 thành viên.

- Mục tiêu của ASEAN:

1) Thúc đấy sự tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội và phát triển văn hoá trong khu vực;

2) Thúc đẩy hòa bình và ổn định khu vực;

3) Thúc đẩy sự cộng tác tích cực và giúp đỡ lẫn nhau trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hoá, khoa học kĩ thuật và hành chính;

4) Hợp tác hữu hiệu hơn để sử dụng tốt hơn nền nông nghiệp và các ngành công nghiệp của nhau;

5) Giúp đỡ lẫn nhau trong các lĩnh vực đào tạo và cung cấp các phương tiện nghiên cứu;

6) Thúc đẩy việc nghiên cứu về Đông Nam Á;

7) Duy trì sự hợp tác chặt chẽ cùng có lợi với các tổ chức quốc tế và khu vực có cùng mục tiêu, tôn chỉ với ASEAN.

- So sánh mục tiêu giữa ASEAN và EU:

+ ASEAN: Liên két về kinh tế, văn hóa.

+ EU: Chủ trương liên kết về kinh tế, sau đó là chính trị, đối ngoại, an ninh.

2. Cơ chế hoạt động

Câu hỏi: Dựa vào thông tin trong bài, hãy trình bày cơ chế hoạt động của ASEAN.

Lời giải:

- Cơ chế của hoạt động ASEAN tuân theo các nguyên tắc bảo đảm được mục tiêu và được thể hiện qua hoạt động của các cơ quan ASEAN.

Cấp cao ASEAN: Là cơ quan hoạch định chính sách cao nhất của ASEAN.

Hội đồng điều phối ASEAN: Hội đồng bao gồm  các Bộ trưởng ngoại giao ASEAN; điều phối việc thực hiện thỏa thuận và quyết định của hội nghị cấp cao.

Các cơ quan chuyên ngành cấp Bộ trưởng ASEAN: các cơ quan này thực hiện những thỏa thuận và quyết định của Cấp cao ASEAN trong phạm vi phụ trách.

II. MỘT SỐ HỢP TÁC TRONG ASEAN

Câu hỏi: Dựa vào thông tin trong bài, hãy trình bày một số hợp tác về kinh tế, văn hóa trong ASEAN.

Lời giải:

 - Hợp tác về kinh tế

Các cơ chế hợp tác về phát triển kinh tế trong khối ASEAN khá đa dạng:

+Thông qua các diễn đàn như Diễn đàn kinh tế ASEAN.

+Thông qua các hiệp ước, hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP)

+Thông qua các hội nghị như hội nghị Bộ trưởng kinh tế ASEAN.

+Thông qua các chương trình, dự án như hợp tác giữa các nước thành viên về phát triển giao thông vận tải.

 Ngoài hợp tác với các nước trong khối, ASEAN còn thực hiện hợp tác ngoại khối, như diễn đàn biển ASEAN- Nhật Bản, Hiệp định thương mại tự do ASEAN - EU,...

-Hợp tác về văn hóa

Các cơ chế hợp tác phát triển văn hóa trong khối ASEAN cũng khá đa dạng:

+Thông qua các diễn đàn văn hóa Thanh niên ASEAN.

+Thông qua các hội nghị như hội nghị bộ trưởng ASEAN.

+Thông qua các dự án hợp tác như Dự án hợp tác văn hóa đa dân tộc ASEAN.

+Thông qua các chương trình, dự án các chương trinhftrong lĩnh vực bảo tồn phát huy di sản.

+Thông qua các hoạt động giao lưu văn hóa như liên hoan phim ASEAN, liên hoan âm nhạc ASEAN.

 Ngoài ra, ASEAN còn thự hiện các hợp tác ngoại khối như hội nghị ASEAN - Nhật Bản, ASEAN - Hàn Quốc ở cấp Bộ trưởng trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật 

III. THÀNH TỰU VÀ THÁCH THỨC CỦA ASEAN

Câu hỏi: Dựa vào thông tin trong bài, hãy phân tích một số thành tựu và thách thức của ASEAN.

Lời giải:

- Thành tựu:

+ Về kinh tế, ASEAN đã xây dựng cơ chế hợp tác mở rộng hợp tác giữa các nước thành viên, trong khối, ngoài khối. 

+ Về xã hội, chất lượng cuộc sống của người dân được nâng cao, các vấn đề y tế, giáo dục không ngừng phát triển, vấn đề việc làm được giải quyết.

+ Về khai thác tài nguyên và môi trường các nước đang chung tay giải quyết vấn đề về tài nguyên nước bảo tồn thiên nhiên,...

+ Về giữ gìn chủ quyền và an ninh dân tộc các nước thành viên đã tạo môi trường hòa bình ổn định trong khu vực

- Thách thức: 

+ Về kinh tế có sự chênh lệnh về trình độ giữa các nước quy mô kinh tế từng nước còn nhỏ

+ Về đời sống xã hội có chênh lệch đáng kể giữa thu nhập bình quân giữa các nước.

IV. VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP ASEAN

Câu hỏi: Dựa vào bảng 13 và thông tin trong bài, hãy:

- Chứng minh Việt Nam có sự hợp tác đa dạng trong ASEAN.

- Trình bày vai trò của Việt Nam trong ASEAN.

Lời giải:

 Việt Nam có sự hợp tác đa dạng: năm 1995 Việt Nam chính thức ra nhập ASEAN. Việt Nam đã tham gia hợp tác tất cả các lĩnh vực của ASEAN như: kinh tế , văn hóa,...

 Vai trò của Việt Nam trong ASEAN mở rộng khối thúc đẩy sự kết nạp các nước mở rộng quan hệ hợp tác nội khối và quan hệ quốc tế, thúc đẩy sự hợp tác phát triển kinh tế, văn hóa,...

LUYỆN TẬP

Câu hỏi:

1. Tại sao mục tiêu của ASEAN lại nhấn mạnh đến sự hòa bình và ổn định trong khu vực?

2. Hãy hoàn thành thông tin về một số thành tựu và thách thức của ASEAN theo bảng sau:

Lời giải:

*  Mục tiêu của ASEAN nhấn mạnh đến sự ổn định vì:

   - Các nước Đông Nam Á có nhiều dân tộc, một số dân tộc phân bố không theo biên giới quốc gia gây khó khăn trong quản lí, ổn định chính trị, xã hội.

   - Là nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa lớn trên thế giới, các tôn giáo và phong tục tập quán đa đa dạng.

   - Có sự tranh chấp, phức tạp về biên giới, đảo, vùng biển (vấn đề biển Đông).

   - Trong lịch sử, các nước Đông Nam Á từng bị chiến tranh xâm lược.

   - Hạn chế sự can thiệp của các thế lực bên ngoài.

* Bảng:

Lĩnh vực

Thành tựu 

Thách thức 

Kinh tế

 Xây dựng cơ chế hợp tác, mở rộng hợp tác giữa các thành viên trong khối

Sự chênh lệch lớn về phát triển kinh tế giữa các nước thành viên 

 Xã hội

 Chất lượng cuộc sống người dân tăng cao

Có sự chệnh lệch về thu nhập bình quân đầu người 

 Khai thác tài nguyên và môi trường

 Các nước đang chung tay giải quyết vấn đề về  quản lý tài nguyên nước, ô nhiễm môi trường,.. 

Tình trạng ô nhiễm môi trường còn xảy ra ở nhiều quốc gia 

 

VẬN DỤNG

Câu hỏi: Sưu tầm tư liệu và trình bày về cơ hội, thách thức của Việt Nam khi gia nhập Cộng đồng Kinh tế ASEAN(AEC).

Lời giải:

- Lợi ích mà Việt Nam có được khi AEC được hình thành là tăng trưởng kinh tế nhanh hơn, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và du lịch mạnh mẽ hơn, tạo ra nhiều việc làm hơn, phân bổ nguồn lực tốt hơn, tăng cường năng lực sản xuất và tạo cơ hội để các doanh nghiệp cải thiện năng lực cạnh tranh.

- Những thách thức của Việt Nam khi gia nhập AEC

Một trong những thách thức lớn nhất của Việt Nam khi tham gia vào AEC là sự chênh lệch về trình độ phát triển so với các nước ASEAN - 6, thể hiện cả ở quy mô vốn của nền kinh tế, các doanh nghiệp, trình độ khoa học kỹ thuật, tay nghề lao động,…

Từ khóa tìm kiếm google:

giải sgk địa lí 11 sách mới, giải địa lí 11 Chân trời sáng tạo, bài 13 Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ( ASEAN)
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Giải địa lí 11 Sách chân trời sáng tạo bài 13 Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ( ASEAN) . Bài học nằm trong chuyên mục: Giải địa lí 11 chân trời sáng tạo. Phần trình bày do Ngọc Hà CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận